Các bệnh thường gặp ở trẻ em vào mùa hè
Chia sẻ với PV, Bác sĩ Trương Hữu Khanh cho biết trẻ em dễ bị bệnh vào mùa nóng hơn so với mùa lạnh. Vì thế, mẹ cần biết cách chăm sóc sức khỏe và quan tâm nhiều đến chế độ dinh dưỡng cho bé.
Các bệnh thường gặp ở trẻ em vào mùa hè
Thời tiết nắng nóng vào mùa hè dễ tạo điều kiện cho sự phát triển của vi khuẩn, sức đề kháng giảm sút khiến trẻ dễ mắc một số bệnh theo mùa phổ biến như:
- Sốt vi rút: Là căn bệnh thường gặp vào mùa hè ở trẻ em. Đây là loại bệnh gây ra do một số loại virus sống ký sinh tại đường hô hấp và đường tiêu hóa. Chúng sẽ phát triển và gây bệnh khi gặp điều kiện thuận lợi.
- Tiêu chảy và viêm đường hô hấp: Hai bệnh này do thói quen sinh hoạt hoặc trẻ vô tình ăn phải thức ăn ôi thiu.
Trẻ em dễ bị mắc một số bệnh phổ biến vào mùa hè
- Các bệnh theo mùa khác như: Tay chân miệng, thủy đậu, quai bị, sốt phát ban. Những cơn mưa vào hè cũng tạo điều kiện cho dịch sốt xuất huyết phát triển trên diện rộng.
- Ngoài ra, thời tiết nắng nóng vào mùa hè cũng làm trẻ có hiện tượng biếng ăn.
Phòng bệnh cho trẻ vào mùa hè
Để phòng các bệnh thường gặp vào mùa hè nắng nóng cho trẻ, cha mẹ cần lưu ý điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt, quan tâm đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày và thận trọng khi cho con đi chơi xa.
Về chế độ dinh dưỡng cho trẻ: Trẻ sơ sinh cần bú đủ lượng sữa theo nhu cầu cần thiết. Ở trẻ nhỏ, ngoài việc cho trẻ dưới 2 tuổi bú sữa đầy đủ mẹ cũng đừng quên cho trẻ uống đủ nước để bù lại lượng nước đã mất đi. Lượng nước ở trẻ có thể hao hụt thông qua tiết mồ hôi, qua da, đi vệ sinh.
Video đang HOT
Phòng bệnh hơn chữa bệnh là tiêu chí hàng đầu cha mẹ cần ghi nhớ khi chăm sóc trẻ vào mùa hè
Khi bế trẻ từ bên ngoài vào phòng có máy lạnh, mẹ phải giữ ấm cơ thể bé thời gian đầu để tránh bị cảm. Tắm cho bé mùa nắng nóng tối đa 10 phút, không tắm quá lâu.
Khi cho trẻ đi du lịch cha mẹ cần cẩn thận nguồn thức ăn và nước uống để tránh mắc các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa; Không nên cho trẻ chơi đùa ngoài nắng quá lâu.
Chăm sóc trẻ mùa nắng nóng
Trẻ sẽ có dấu hiệu biếng ăn vào mùa nắng nóng. Chăm sóc trẻ khỏe mạnh đòi hỏi cha mẹ cần phải kiên trì và phụ thuộc vào quá trình tích lũy kinh nghiệm nuôi dạy con của các bậc phụ huynh.
Trong nếp sinh hoạt hàng ngày, giấc ngủ của trẻ đóng vai trò quan trọng. Trẻ ngủ đủ giấc sẽ không quấy khóc và ăn uống sẽ dễ dàng hơn. Khi tắm cho trẻ, mẹ cần lau sạch cơ thể, cho trẻ mặc đồ thoáng mát, trẻ đổ mồ hôi nhiều nên dùng khăn mềm lau khô, đề phòng cảm lạnh.
Chăm sóc trẻ khoa học sẽ giúp con tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ mắc các bệnh theo mùa
Việc ăn uống của trẻ trong mùa hè cha mẹ cần chú ý:
Đối với trẻ sơ sinh đang bú mẹ: Nên cho trẻ bú đủ và bú thành nhiều cữ trong ngày. Mẹ có thể làm mát sữa ở nhiệt độ thích hợp trước khi cho trẻ bú.
Đối với trẻ đang ăn dặm và trẻ lớn: Mẹ nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ, thức ăn nên nấu loãng để trẻ dễ ăn, trẻ lớn mẹ có thể cho ăn thêm canh và rau xanh. Không nên cho trẻ ăn quá mặn hoặc quá ngọt khiến vị giác trẻ bị kích thích, thèm nước. Uống nước quá nhiều sẽ làm trẻ biếng ăn hơn. Nên nhắc nhở trẻ tập trung vào việc ăn uống, tránh tình trạng vừa ăn vừa chơi (điện thoại, đồ chơi…).
Mẹ cần đặc biệt chú ý việc bảo quản thức ăn để không bị ôi thiu, hạn chế thức ăn đường phố nhiều dầu mỡ khiến hệ tiêu hóa trẻ khó tiêu. Các món ăn bổ sung như: Sữa chua, bánh flan, trái cây… mẹ nên cho trẻ ăn sau bữa ăn chính.
Khi có các dấu hiệu mắc các bệnh thông thường, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và chẩn đoán bệnh kịp thời.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh (Trưởng khoa Nhiễm – Thần Kinh Bệnh viện Nhi đồng 1)
Theo Phụ nữ và gia đình
Trời Sài Gòn nắng nóng đỉnh điểm và đây là 5 bệnh mùa hè mà bạn nên đề phòng
Chính do thời tiết nắng nóng và các tác động từ môi trường bên ngoài là nguyên nhân khiến cơ thể bạn gặp nhiều bệnh vào mùa hè như đau đầu, cảm sốt, viêm họng, viêm da, đột quỵ...
Sài Gòn mấy ngày nay lại bước vào đợt nắng nóng oi bức lên tới 35 - 36 độ C. Thời tiết tăng cao đột ngột như vậy khiến bạn dễ rơi vào trạng thái sốc nhiệt, say nóng, bỏng nhẹ... và nghiêm trọng hơn còn dẫn đến bệnh ung thư da.
Ngoài nắng nóng thì sự phát triển của nấm mốc, vi khuẩn, virus và các loại côn trùng gây bệnh cũng sẽ sinh sôi mạnh mẽ hơn. Với điều kiện thời tiết khắc nghiệt như vậy, người Sài Gòn hãy cẩn thận vì nguy cơ cao mắc phải các bệnh mùa hè sau đây là điều rất dễ xảy ra.
Cảm sốt
Dân văn phòng thường xuyên phải làm việc trong môi trường điều hòa lạnh rất dễ bị sốc nhiệt, say nắng... từ đó dẫn đến tình trạng cảm sốt, viêm họng, kèm theo đó là các triệu chứng như sổ mũi, nhức đầu.
Thêm nữa, không chỉ do yếu tố thời tiết mà việc tiêu thụ những loại đồ ăn, thức uống giải nhiệt như kem, nước đá... hay thói quen nằm ngủ bật điều hòa lạnh, thường xuyên tắm nước lạnh... cũng là nguyên nhân gây ra viêm họng sau đó.
Nếu không chú ý chữa bệnh sớm thì bệnh sẽ dễ lây lan sang những người bên cạnh và rất khó điều trị về sau.
Rối loạn tiêu hóa
Nhiệt độ cao tăng lên là điều kiện thuận lợi giúp các loại vi khuẩn và nấm mốc sinh sôi, từ đó làm thức ăn nhanh hỏng hơn. Ngoài ra, ruồi, muỗi, gián, chuột, kiến... cũng sẽ xuất hiện nhiều nên càng làm lây lan các mầm bệnh qua đường tiêu hóa (từ thực phẩm và nước uống tiêu thụ vào cơ thể). Các loại vi khuẩn gây bệnh này có mặt ở khắp mọi nơi chứ không chỉ riêng ngôi nhà của bạn. Đặc biệt, chúng sinh sôi phát triển rất nhanh trong thời tiết nắng nóng và dễ dàng làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa của bạn.
Các bệnh ngoài da
Không chỉ do các loại vi khuẩn, virus gây bệnh mà việc ra đường giữa trời nắng nóng cũng có thể khiến bạn mắc phải các bệnh ngoài da. Có thể là do ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp xuống các vùng da hở, hoặc do môi trường xung quanh bụi bặm, ẩn chứa nhiều vi khuẩn. Một số bệnh da liễu phổ biến nhất mà bạn có khả năng gặp phải là viêm lỗ chân lông, mụn nhọt, nhiễm trùng da, sưng tấy, mẩn đỏ... nghiêm trọng hơn còn dẫn đến ung thư da.
Bệnh viêm cơ
Viêm cơ vốn được biết đến là một chứng bệnh đau nhức khắp cơ thể, và nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này là do bạn thường xuyên ngủ hay ngồi quá lâu trong phòng điều hòa lạnh. Bệnh viêm cơ không chỉ gây nhức mỏi mà còn khiến bạn khó cử động, thường biểu hiện rõ nhất là mỗi khi thức dậy đều cảm thấy cơ thể nặng nhọc, uể oải dù không làm việc gì quá sức trước khi ngủ.
Ngoài ra, bệnh viêm cơ xuất hiện còn có thể là do thời tiết thay đổi đột ngột, cơ thể có sức đề kháng kém nên phản ứng chậm, khiến bạn mệt mỏi và chỉ muốn nghỉ ngơi.
Đột quỵ
Nhiệt độ ngoài trời tăng quá cao khiến tim phải hoạt động nhanh hơn, trong khi máu bị đặc lại do mất nước và các chất điện giải nên dẫn đến tình trạng huyết áp tăng cao, kèm theo nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Do đó, khi thấy bản thân hay người xung quanh có dấu hiệu hoa mắt, chóng mặt, khó thở, thở nhanh và gấp, mạch đập nhanh nhưng không ra mồ hôi... thì bạn nên gọi cấp cấp cứu hoặc đưa người bệnh tới cơ sở y tế gần nhất vì đây là triệu chứng thường gặp của đột quỵ và nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.
Nguồn: Reatimes
Theo Helino
Bệnh cúm ở trẻ em và mức độ nguy hiểm Cúm mùa là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virut cúm gây nên. Bệnh xảy ra quanh năm, thường gia tăng mạnh vào mùa xuân, lúc giao mùa. Trẻ em là đối tượng dễ mắc cúm do sức đề kháng kém. Khi trẻ mắc cúm cần được chăm sóc đúng cách để giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm do...