Các bệnh nhân COVID-19: Y bác sĩ ướt đẫm lưng áo ‘trả lại’ cuộc sống cho chúng tôi
‘Ở đây, chúng tôi được chăm sóc rất chu đáo, các ‘chuyên gia y tế’ phải đánh đổi bằng những giọt mồ hôi ướt đẫm lưng áo’, một bệnh nhân từng trải qua cách ly, điều trị COVID-19 chia sẻ với Tuổi Trẻ về những người hùng thầm lặng.
Em bé con chị A. chào đời ở khu cách ly – Ảnh: BVCC
Y bác sĩ như gia đình thứ hai của mẹ con tôi
Bệnh nhân COVID-19 Bùi T.A. (Đông Triều, Quảng Ninh) là công nhân Công ty Poyun, Chí Linh, Hải Dương, mắc COVID-19 khi đang mang thai, đến giờ sau gần 1 tháng nhập viện, đã sinh con, hai mẹ con vẫn đang ở khu cách ly. Chị kể lại câu chuyện cảm động về người thầy thuốc:
“Tôi vào bệnh viện hôm 30-1, khi ấy vẫn khỏe nhưng lo lắm vì mắc COVID-19 khi đang mang thai, phải đi cách ly, bị nhau tiền đạo, con gái đầu của tôi cũng mắc COVID-19. Sợ ảnh hưởng đến con, sợ đẻ non, sợ đủ thứ…
Rồi các bác sĩ chỉ định mổ đẻ cho tôi hôm 27 tết (đầu tháng 2). Tôi đã sinh 2 lần, nhưng 2 lần trước có người nhà chăm sóc, lần này ở khu cách ly, trăm sự nhờ y bác sĩ. Y bác sĩ như gia đình thứ hai của mẹ con tôi.
Video đang HOT
Ngày đầu sau mổ, tôi chưa tỉnh, chị hộ lý của Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh đã chăm sóc em bé 2 đêm, chị chăm sóc chu đáo cả mẹ lẫn con. Em bé mới sinh trộm vía ăn nhiều, chị đút sữa không kịp, bé lại khóc, vất vả lắm. Ở phòng bên này thỉnh thoảng tôi nghe thấy tiếng con khóc, rồi tiếng chị ấy nâng giấc bé.
Chăm sóc con rồi chăm cả mẹ, sản phụ mới sinh thì đủ thứ cần như vệ sinh, lau chùi, hết đêm đầu sau mổ tôi nằm nguyên một chỗ, chị bón ăn, thay quần áo, nâng giấc từng chút, đến ngày thứ 3, tôi tự đi được. Khi tôi xét nghiệm âm tính chị ấy mới cho con tôi sang.
Nhưng khổ nỗi 5 ngày sau âm tính, tôi lại dương tính, đến giờ gọi là dương tính yếu nhưng vẫn đang ở bệnh viện. Những ngày này đều nhờ các chị y bác sĩ, các chị ấy lúc nào cũng đeo khẩu trang, không nhận ra mặt các chị, tôi chỉ nhớ cặp mắt hay ánh lên nét cười, có chị kể nhà chị ở Bến Tắm, gần nhưng tết chị cũng không được về nhà, phải cách ly như chúng tôi và chạy hai nơi lúc thì bên mẹ, lúc thì bên con.
Các anh chị ấy thân thiện với bệnh nhân, hỏi thăm từng chút, từ ăn uống có ngon không, có đủ sữa không… Tết này là tết đặc biệt nhất của mẹ con tôi, tôi sẽ nhớ mãi kỷ niệm này với các y bác sĩ, những người đã bên mẹ con tôi trong dịp đặc biệt này”.
Anh Hồ Đ.N. (bệnh nhân 589, 43 tuổi, ngụ quận Tân Phú, TP.HCM) trải qua 40 ngày cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM và khu cách ly tập trung tại quận Tân Phú trước đây, đã về nhà, chia sẻ với Tuổi Trẻ :
“Tôi xin gọi tất cả những bác sĩ, điều dưỡng, y tá, chuyên viên xét nghiệm, chuyên viên khử trùng… mà tôi từng gặp trong 40 ngày điều trị và cách ly là chuyên gia y tế. Bởi lẽ mỗi người đều có nhiệm vụ chuyên biệt trong một cuộc chiến chung là đẩy lùi dịch COVID-19.
Với tôi, họ là những người hùng thầm lặng, hằng ngày ra vào khu cách ly – nơi nguy hiểm, nguy cơ lây nhiễm cao – để chăm sóc, điều trị người nhiễm COVID-19. Mỗi khi các ‘chuyên gia y tế’ xuất hiện như một phi hành gia, tôi không thể thấy rõ mặt của từng người mà chỉ có thể phân biệt tuổi qua giọng nói.
Ở đây, chúng tôi được chăm sóc rất chu đáo, các ‘chuyên gia y tế’ phải đánh đổi bằng những giọt mồ hôi ướt đẫm lưng áo. Một người bệnh ở khu cách ly thì có hàng chục ‘chuyên gia y tế’ tự nguyện cách ly theo để chăm sóc, điều trị.
Quy trình hết sức nghiêm ngặt, tốn nhiều công sức nhưng họ vô cùng kiên nhẫn, luôn lắng nghe, hỗ trợ tất cả yêu cầu của bệnh nhân. Mỗi lần thăm khám, các bác sĩ luôn dặn dò những điều tích cực nên về tinh thần tôi luôn luôn tốt.
Nhân Ngày thầy thuốc Việt Nam, tôi chân thanh cam ơn đội ngũ y bác sĩ, đăc biêt là các bác sĩ, điều dưỡng Bênh viên Bệnh nhiêt đơi TP.HCM”.
Bé trai ở TP.HCM mắc Covid-19 có nồng độ virus rất cao
Khi nhận kết quả xét nghiệm của bệnh nhi, bác sĩ Nguyễn Trần Nam bất ngờ vì nồng độ virus trong cơ thể rất cao dù bé không xuất hiện triệu chứng lâm sàng.
Bé trai D.G.H. (14 tháng tuổi, ngụ tại Lò Gốm, phường 7, quận 6) đang được cách ly và điều trị Covid-19 tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM).
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Trần Nam, Trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, cho biết thời điểm nhập viện, bé được cán bộ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC) đưa đến cùng mẹ. Bệnh viện lập tức khởi động quy trình tiếp nhận, phân luồng và đưa bé thẳng lên phòng cách ly áp lực âm. Hiện bé trai được hai nhân viên y tế gồm một bác sĩ và một điều dưỡng chăm sóc suốt 24 giờ.
Do tuổi còn nhỏ, bé H. được mẹ ở cùng phòng để chăm sóc. Ảnh: Chí Hùng.
Về tình hình sức khỏe của bệnh nhi, bác sĩ Nam thông tin bé ổn định, không có triệu chứng gì về mặt lâm sàng, ăn, ngủ tốt. D.G.H. được xét nghiệm hàng ngày để kiểm tra nồng độ virus trong cơ thể. Kết quả xét nghiệm gần đây nhất cho thấy bé vẫn dương tính với virus SARS-CoV-2.
Đặc biệt, sau khi phòng xét nghiệm chạy mẫu, các nhân viên cảnh báo bệnh nhi này có nồng độ virus rất cao. Điều đó làm tăng nguy cơ lây nhiễm virus đối với những người tiếp xúc gần. Tại Việt Nam, một số bệnh nhân "siêu lây nhiễm" cũng có tải lượng virus cao như vậy. Điển hình là bệnh nhân 91 (nam phi công người Anh).
Vì vậy, trong suốt thời gian điều trị cho bé, bệnh viện bố trí 2 nhân viên y tế ở hoàn toàn trong khu cách ly áp lực âm, không tiếp xúc bất kỳ ai. Khi bé khỏi bệnh, 2 người này sẽ tiếp tục cách ly thêm 14 ngày trước khi trở lại công việc ở khoa.
Trước khi vào buồng cách ly để kiểm tra sức khỏe của bé, điều dưỡng sẽ khử khuẩn tay, mặc trang phục bảo hộ. Do bé còn nhỏ, các bác sĩ tạo điều kiện cho người mẹ ở cùng phòng để chăm sóc con. Phòng áp lực âm - nơi bệnh nhi lưu trú - cũng được bố trí biệt lập hoàn toàn với khu điều trị.
Dù được huấn luyện rất nghiêm ngặt về quy trình chăm sóc, điều trị bệnh nhân Covid-19, với ca bệnh này, nhân viên y tế luôn thận trọng vì nguy cơ lây nhiễm rất cao.
Bé D.G.H. từng tiếp xúc nam giáo viên tiếng Anh (bệnh nhân 1347). 13h30 ngày 30/11, bệnh nhân được chuyển cách ly tập trung và có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 lúc 18h cùng ngày. Một ngày sau, Bộ Y tế công bố bé trai này là bệnh nhân số 1348 mắc Covid-19. Kết quả điều tra mới nhất của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM cho thấy 184 người là F1 của trường hợp này. Những người này đã được cách ly và lấy mẫu xét nghiệm.
Đồ họa: Minh Hồng.
Thêm 7 bệnh nhân COVID-19 ở Quảng Nam khỏi bệnh, xuất viện Thêm 7 bệnh nhân COVID-19 được điều trị ở các bệnh viện tại Quảng Nam đã khỏi bệnh, được xuất viện, nâng tổng số ca bệnh xuất viện ở tỉnh này là 30. Các bệnh nhân ở Bệnh viện đa khoa trung ương Quảng Nam được xuất viện - Ảnh: L.T. Sáng 1-9, TS Mai Văn Mười - phó giám đốc Sở Y...