Các bên ở Myanmar cần ngừng ngay bạo lực, khôi phục lòng tin, bắt đầu đối thoại, hòa giải
Ngày 18/6, Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) đã họp và thông qua Nghị quyết về tình hình ở Myanmar với 119 phiếu thuận, 1 phiếu chống và 36 phiếu trắng.
Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ Đại sứ Đặng Đình Quý. (Nguồn: Phái đoàn Việt Nam tại LHQ)
Phát biểu tại cuộc họp, Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ, tái khẳng định các quan điểm rõ ràng và nhất quán của Việt Nam về vấn đề này đã được nêu tại diễn đàn trước đây. Bên cạnh đó, Đại sứ tiếp tục bày tỏ lo ngại sâu sắc về các cuộc đụng độ và tấn công trong vài tuần qua trên khắp Myanmar, cướp đi sinh mạng của nhiều người và cho rằng người dân Myanmar phải được bảo vệ khỏi nguy cơ xảy ra một cuộc nội chiến toàn diện.
Đại diện Việt Nam nhắc lại lời kêu gọi tất cả các bên ở Myanmar ngừng ngay bạo lực, khôi phục lòng tin, bắt đầu đối thoại, hòa giải và thực hiện Đồng thuận 5 điểm đạt được tại Cuộc họp của các nhà lãnh đạo ASEAN hồi tháng 4 vừa qua. Cộng đồng quốc tế cần tiếp tục hỗ trợ Myanmar và tạo môi trường thuận lợi cho việc đạt được các mục tiêu này phù hợp các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và Hiến chương LHQ.
Đại sứ cho rằng mặc dù Nghị quyết vừa được thông qua chưa hoàn hảo, không phản ánh đầy đủ tình hình thực địa, song Việt Nam bỏ phiếu thuận nhằm ủng hộ đối thoại, hợp tác, xây dựng lòng tin. Cùng với ASEAN, Việt Nam sẽ nỗ lực hỗ trợ Myanmar vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay, vì lợi ích của người dân Mynmar và vì hòa bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực.
Video đang HOT
Trước đó cùng ngày, Hội đồng Bảo an (HĐBA) LHQ đã họp, nghe Bộ trưởng Ngoại giao thứ hai của Brunei Erywan Pehin Yusof, trên cương vị Chủ tịch ASEAN 2021, thông tin về các nỗ lực gần đây của ASEAN liên quan tình hình Myanmar. Đặc phái viên của Tổng Thư ký LHQ về Myanmar, bà Christine Schraner Burgener, cũng đã tham dự và báo cáo tại cuộc họp.
Trong phát biểu, Bộ trưởng Ngoại giao Brunei chia sẻ các nỗ lực của ASEAN trong thời gian qua trong việc thúc đẩy tìm kiếm giải pháp hòa bình cho vấn đề Myanmar, đặc biệt là những nội dung được thảo luận trong chuyến thăm làm việc tại Myanmar hồi đầu tháng 6 cũng như tình hình liên quan việc thực hiện “Đồng thuận 5 điểm” đạt được tại Hội nghị các nhà lãnh đạo ASEAN ngày 24/4. Đặc phái viên của Tổng Thư ký LHQ đã cập nhật thông tin về tình hình Myanmar và những nỗ lực thúc đẩy đối thoại với các bên liên quan.
Tất cả các nước thành viên HĐBA LHQ đều đánh giá cao nỗ lực của ASEAN trong việc thúc đẩy tìm kiếm giải pháp hòa bình trong vấn đề Myanmar, trong đó nhấn mạnh cần tiếp tục thúc đẩy thực hiện ngay “Đồng thuận 5 điểm”, cho rằng ASEAN cần sớm bổ nhiệm Đặc phái viên về Myanmar. Nhiều nước tiếp tục bày tỏ quan ngại về vụ tấn công, bạo lực và kêu gọi các bên kiềm chế, tham gia đối thoại để giải quyết vấn đề. Các nước mong muốn Đặc phái viên của ASEAN và Đặc phái viên của Tổng Thư ký LHQ phối hợp chặt chẽ trong các nỗ lực thúc đẩy tìm kiếm giải pháp hòa bình cho vấn đề Myanmar.
Phát biểu tại cuộc họp, Tham tán Công sứ, Phó Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ Nguyễn Phương Trà cho biết Việt Nam theo dõi sát các diễn biến ở Myanmar và vô cùng lo ngại về các cuộc đụng độ, tấn công xảy ra trên khắp đất nước trong vài tuần qua cũng như nguy cơ về một cuộc nội chiến ở Myanmar đang ngày cao. Trong bối cảnh đó, Việt Nam kêu gọi tất cả các bên ở Myanmar ngừng ngay lập tức các cuộc đụng độ và các hành vi bạo lực khác, giảm leo thang căng thẳng và bảo đảm việc tiếp cận nhân đạo không bị cản trở cho những người dân đang có nhu cầu, đặc biệt là các nhóm dễ bị tổn thương. Việt Nam cho rằng đối thoại mang tính xây dựng, hợp tác và các biện pháp xây dựng lòng tin với trọng tâm là người dân là yếu tố quyết định để giải quyết tình hình hiện nay.
Để đạt được mục tiêu này, đại diện Việt Nam thúc giục tất cả các bên ở Myanmar khôi phục lòng tin, với nhau và với cộng đồng quốc tế, nhấn mạnh sẽ không thể có đối thoại nếu không có lòng tin. Nhân dịp này, đại diện Việt Nam cũng chia sẻ thêm về những nỗ lực của ASEAN thời gian qua và kêu gọi các thành viên HĐBA và cộng đồng quốc tế tiếp tục ủng hộ các nỗ lực và lập trường của ASEAN, trong đó có việc cung cấp hỗ trợ và hỗ trợ nhân đạo thông qua các cơ chế của ASEAN.
* Cùng ngày, với tư cách Chủ tịch Ủy ban trực thuộc của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) về Nam Sudan (Ủy ban 2206), Đại sứ Đặng Đình Quý – Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ – đã chủ trì phiên họp của Ủy ban với sự tham dự của Đại sứ, Trưởng Phái đoàn thường trực Nam Sudan tại LHQ, Nhóm chuyên gia (PoE) của Ủy ban về Nam Sudan, cùng đại diện các nước có liên quan gồm Sudan, Uganda, Eritrea, Ethiopia, Djibouti, Somalia và Cộng hòa Dân chủ Congo. Đây là lần đầu tiên Ủy ban 2206 nhóm họp trở lại tại trụ sở LHQ kể từ tháng 2/2020 do tác động của đại dịch COVID-19.
Tại cuộc họp, Đại sứ Đặng Đình Quý đánh giá cao những diễn biến tích cực trong tiến trình chuyển tiếp ở Nam Sudan từ đầu năm đến nay, đặc biệt là việc thành lập Nghị viện chuyển tiếp. Đại sứ nhấn mạnh LHQ, Liên minh châu Phi (AU), Tổ chức liên chính phủ về phát triển (IGAD) và các nước láng giềng đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy tiến trình hòa bình ở Nam Sudan, một quốc gia đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức về kinh tế và nhân đạo. Đại sứ Đặng Đình Quý hối thúc Chính phủ Nam Sudan và các bên liên quan tăng cường hợp tác hơn nữa trong việc triển khai các Nghị quyết liên quan của Hội đồng Bảo an, trong đó có Nghị quyết 2577, nhằm hướng tới việc dỡ bỏ cấm vận vũ khí đối với Nam Sudan khi điều kiện cho phép. Cũng theo Đại sứ Đặng Đình Quý, cần tăng cường đối thoại và hợp tác hơn nữa giữa PoE với Nam Sudan và các nước trong khu vực.
Ủy ban 2206 được thành lập theo Nghị quyết cùng số năm 2015 của HĐBA, với nhiệm vụ giám sát triển khai các biện pháp của HĐBA liên quan đến tình hình an ninh tại Nam Sudan. Theo thông lệ tại HĐBA, các nước Ủy viên không thường trực được phân công đảm nhiệm vị trí Chủ tịch các cơ quan trực thuộc HĐBA. Hiện Việt Nam đang đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Ủy ban 2206./.
Việt Nam chủ trì cuộc họp Nhóm công tác HĐBA về các tòa án quốc tế
Đại sứ khẳng định cam kết của Việt Nam trong vị trí Chủ tịch Nhóm công tác sẽ hỗ trợ thúc đẩy đối thoại giữa Nhóm công tác và Chủ tịch, Công tố viên của Cơ chế nhằm hoàn tất nhiệm vụ do HĐBA giao.
Đại sứ Đặng Đình Quý - Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc phát biểu tại phiên họp. (Ảnh: Hữu Thanh/TTXVN)
Ngày 02/6/2021, Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc, Chủ tịch Nhóm công tác không chính thức của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về các tòa án quốc tế, đã chủ trì cuộc họp định kỳ 6 tháng của Nhóm công tác.
Trợ lý Tổng Thư ký Liên hợp quốc phụ trách các vấn đề pháp lý Stephen Mathias, Chủ tịch Cơ chế giải quyết các vụ việc tồn đọng của các tòa án quốc tế Thẩm phán Carmel Agius, Công tố viên Serge Brammertz tham dự, phát biểu tại cuộc họp.
Theo phóng viên TTXVN tại New York, đây là cuộc họp trực tiếp đầu tiên của Nhóm công tác tại Trụ sở Liên hợp quốc kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát vào đầu năm 2020 tại thành phố New York.
Phát biểu khai mạc, Đại sứ Đặng Đình Quý cảm ơn tinh thần hợp tác, xây dựng của thành viên Nhóm công tác trong hỗ trợ Cơ chế hoàn thành nhiệm vụ theo các nghị quyết của Hội đồng Bảo an và Điều lệ hoạt động của Cơ chế.
Đại sứ khẳng định cam kết của Việt Nam trong vị trí Chủ tịch Nhóm công tác sẽ hỗ trợ thúc đẩy đối thoại giữa Nhóm công tác và Chủ tịch, Công tố viên của Cơ chế nhằm hoàn tất nhiệm vụ do Hội đồng Bảo an giao, qua đó thúc đẩy tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế.
Trợ lý Tổng thư ký Mathias đánh giá cao nỗ lực của thẩm phán và nhân viên Cơ chế trong khắc phục khó khăn do đại dịch COVID-19, duy trì và thúc đẩy công tác xét xử.
Cụ thể, Cơ chế dự kiến sẽ ban hành hai bản án về các vụ án xét xử tội ác nghiêm trọng và một bản án khác vào cuối tháng 6/2021, bắt đầu khởi động vụ án xét xử Felicien Kabuga sau khi người này bị bắt giữ vào cuối năm 2020.
Ông Mathias khẳng định vai trò và đóng góp của Cơ chế trong trừng trị các tội ác đặt biệt nghiêm trọng; thông tin về việc Tổng Thư ký Liên hợp quốc dự kiến bổ nhiệm mới một thẩm phán nữ của Cơ chế, thay cho Thẩm phán Gberdao Kam (người Burkina Faso) đã qua đời.
Trợ lý Tổng thư ký cũng đánh giá cao tinh thần hợp tác và nỗ lực của thành viên Nhóm công tác, đặc biệt khen ngợi vai trò Chủ tịch của Việt Nam đã duy trì hoạt động của Nhóm công tác và đối thoại với Cơ chế trong bối cảnh tình hình phức tạp.
Sau khi nghe báo cáo của Chủ tịch, Công tố viên của Cơ chế, Nhóm công tác thảo luận về tiến độ các vụ việc xét xử, truy bắt nghi phạm đang lẩn trốn, thi hành án phạt tù, hợp tác và hỗ trợ toà án quốc gia và bảo đảm sức khoẻ, an toàn cho người bị giam giữ, cán bộ, nhân viên của Cơ chế, cũng như biện pháp tăng hiệu quả hoạt động, thúc đẩy thực hiện khuyến nghị của Hội đồng Bảo an tại Nghị quyết 2529 (2020) và sớm hoàn thành nhiệm vụ của Cơ chế.
Nhóm công tác không chính thức về các tòa án quốc tế là cơ quan trực thuộc do Hội đồng Bảo an thành lập năm 2000. Việt Nam hiện là Chủ tịch của Nhóm công tác, cùng với hai cơ quan trực thuộc khác là các Ủy ban trừng phạt về Nam Sudan và về Liban.
Tháng 6/2020, trong vai trò Chủ tịch Nhóm công tác, Việt Nam đã chủ trì thương lượng và đề xuất Hội đồng Bảo an thông qua Nghị quyết 2529 (2020) về kiểm điểm công việc của Cơ chế và bổ nhiệm Công tố viên. Dự kiến, đợt kiểm điểm định kỳ tiếp theo diễn ra vào tháng 6/2022./.
Việt Nam đặt mục tiêu tạo dấu ấn trên cương vị Chủ tịch HĐBA Đại sứ Đặng Đình Quý chia sẻ một trong những khó khăn hiện nay là rất nhiều vấn đề nảy sinh phức tạp, đơn cử như vấn đề Myanmar và Triều Tiên trong khu vực, vấn đề của các nước như Yemen và Syria. Một cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ở New York, Mỹ. (Ảnh: AFP/TTXVN) Việt Nam...