Các bên nỗ lực cứu vãn thỏa thuận hạt nhân Iran 2015 bên bờ sụp đổ
Các nước châu Âu đã cân nhắc khả năng kích hoạt cơ chế giải quyết tranh chấp, theo đó có thể tái áp đặt lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc lên Iran.
Thứ trưởng Ngoại giao của các nước còn lại tham gia Thỏa thuận hạt nhân Iran 2015 ngoại trừ Mỹ sẽ nhóm họp tại thủ đô Vienne của Áo ngày 6/12 nhằm cứu vãn thỏa thuận đang trên bờ vực sụp đổ sau khi Mỹ đơn phương tuyên bố rút và động thái đe dọa mới đây của Iran.
Thỏa thuận hạt nhân Iran đang trên bờ vực sụp đổ sau khi Mỹ đơn phương tuyên bố rút khỏi. Ảnh: The New Daily
Kể từ tháng 5/2019, Iran đã thực hiện một loạt bước đi, bao gồm thúc đẩy việc làm giàu urani, được cho là vi phạm thỏa thuận năm 2015. Iran cho rằng theo thỏa thuận đã ký, nước này có quyền thực hiện những bước đi đó để trả đũa quyết định của Mỹ đơn phương rút khỏi thỏa thuận năm 2018 và tái áp đặt lệnh trừng phạt lên Iran.
Video đang HOT
Tháng 11 vừa qua, các nước châu Âu tham gia thỏa thuận bao gồm Anh, Pháp, Đức đã cân nhắc khả năng kích hoạt cơ chế giải quyết tranh chấp có trong thỏa thuận, có thể dẫn tới việc tái áp đặt lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc lên Iran. Ngay trước thềm cuộc gặp tại Vienne, đại diện của Anh, Pháp, Đức đã gửi một bức thư tới Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc, cáo buộc Iran phát triển tên lửa đạn đạo có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.
Dù phía Iran đã lên tiếng bác bỏ cáo buộc trên, nhưng giới quan sát không khỏi lo ngại về căng thẳng ngày càng gia tăng trong mối quan hệ giữa Liên minh châu Âu và Iran. Việc có nên kích hoạt cơ chế giải quyết tranh chấp hay không sẽ được các thứ trưởng ngoại giao Anh, Pháp, Đức cân nhắc tại cuộc họp với các phái viên tới từ Trung Quốc, Nga và Iran.
Phía Iran c ảnh báo trước đó nếu EU kích hoạt cơ chế này, Iran sẽ nghiêm túc cân nhắc lại các cam kết của mình đối với Cơ quan năng lương nguyên tử quốc tế (IAEA) – tổ chức giám sát việc thực thi thỏa thuận hạt nhân 2015.
Các nhà phân tích lo ngại một khi cơ chế trên được kích hoạt, nó sẽ dẫn tới sự sụp đổ của thỏa thuận hạt nhân 2015, và khả năng Iran có thể sẽ rút khỏi Hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT)./.
Theo Hữu Bình/VOV-Praha
Iran cáo buộc Anh, Pháp và Đức thiếu hiểu biết về thỏa thuận hạt nhân
Thông qua bức thư mà Anh, Pháp và Đức gửi tới Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Iran cho rằng các quốc gia này "thiếu hiểu biết" trong việc thực hiện những cam kết trong thỏa thuận hạt nhân.
Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif. (Ảnh: Jewish Times)
Ngày 5/12, Iran tuyên bố rằng bức thư của nhóm 3 nước châu Âu (gồm Anh, Pháp và Đức) gửi tới Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cáo buộc Tehran sở hữu tên lửa đạn đạo có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, cho thấy "sự thiếu hiểu biết" của các nước này trong việc thực hiện những cam kết trong thỏa thuận hạt nhân đã ký với Iran năm 2015, còn gọi là Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA).
Trên trang mạng xã hội Twitter, Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif viết: "Bức thứ mới nhất của nhóm 3 nước châu Âu trên gửi tới Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cáo buộc nhà nước Cộng hòa Hồi giáo sở hữu tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân là một 'sự giả dối tuyệt vọng' nhằm che đậy sự 'thiếu hiểu biết đến mức khốn khổ' của họ trong việc thực thi tối thiểu các nghĩa vụ đã cam kết của mình trong JCPOA."
Ông Javad kêu gọi Anh, Pháp, Đức không nên "cúi đầu" trước sự bắt nạt của Mỹ.
Hôm 4/12, đại sứ các nước Anh, Pháp và Đức, trong lá thư của mình đã kêu gọi Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres thông báo cho Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc rằng chương trình tên lửa của Iran là "không tuân thủ" nghị quyết của Liên hợp quốc. Bức thư được đưa ra vào đúng thời điểm bất đồng giữa Iran và phương Tây gia tăng liên quan đến việc Tehran giảm cam kết của mình trong JCPOA nhằm đáp lại quyết định của Washington rút khỏi thỏa thuận hạt nhân này hồi năm ngoái, đồng thời tái áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Iran, làm tê liệt nền kinh tế nước này.
Anh, Pháp và Đức từng tìm cách cứu vãn JCPOA, theo đó Iran phải đồng ý cắt giảm chương trình làm giàu urani. Tuy nhiên, gần đây Tehran đã chỉ trích 3 quốc gia châu Âu này đã không bảo vệ được nền kinh tế của quốc gia Hồi giáo này tránh được các biện pháp trừng phạt của Mỹ, quốc gia luôn coi chương trình tên lửa đạn đạo của Iran là mối đe dọa về an ninh tại Trung Đông.
Trong 7 tháng qua, Iran đã tiến hành một loạt bước đi giảm bớt các cam kết trong JCPOA nhằm đáp trả các động thái trên của Mỹ, cũng như phản ứng với sự chậm trễ của các quốc gia châu Âu trong việc tạo thuận lợi cho các giao dịch ngân hàng cùng hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Iran.
Gần đây Iran nối lại hoạt động làm giàu urani tại cơ sở Fordow ở miền Nam nước này, đồng thời đã bắt đầu làm giàu urani tại nhà máy Natanz ở miền Trung. Iran khẳng định có thể nhanh chóng hủy bỏ các biện pháp mà nước này thực hiện nếu các bên còn lại trong thỏa thuận tìm ra cách giúp Tehran tránh các biện pháp trừng phạt của Mỹ./.
Theo vietnamplus.vn
Tổng thống Rouhani: Iran sẽ đàm phán nếu Mỹ từ bỏ biện pháp trừng phạt Tổng thống Rouhani đã đề nghị Mỹ dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt, đổi lại Iran sẽ quay trở lại đàm phán dưới sự bảo trợ của Nhóm P5 1, vốn đạt được thỏa thuận hạt nhân hồi năm 2015. Tổng thống Iran Hassan Rouhani. (Nguồn: CBS) Iran sẵn sàng đàm phán tham gia các cuộc đàm phán về vấn đề hạt...