Các bé không muốn chia sẻ đồ chơi với bạn bè, đừng can thiệp quá nhiều và để trẻ tự quyết định
Những đứa trẻ trong độ tuổi 3 – 6 nhiều lúc sẽ ngang bướng, không thích chia sẻ đồ ăn, đồ chơi với mọi người. Cha mẹ đừng vội vàng trách con ích kỷ kẻo gây ảnh hưởng tâm lý tới các bé.
Chia sẻ là một trong những điều cha mẹ nên dạy cho con để trẻ biết về lòng tốt và sự hào phóng. Tuy nhiên, rất nhiều trẻ em 3 – 6 tuổi thường không thích phải nhường đồ chơi cho bạn bè dù được bố mẹ liên tục nhắc nhở, nhiều lần dạy dỗ. Thậm chí, trong một sân chơi chung giữa những đứa trẻ, cảnh tượng tranh nhau đồ thường xuyên diễn ra.
Trên thực tế, trẻ em ở độ tuổi này khá nhạy cảm vì đang phát triển tâm lý. Các bé ngày càng ý thức rõ ràng về khái niệm sở hữu “của tôi”. Việc chúng không (muốn) chia sẻ với người khác là điều khá bình thường.
Cha mẹ đừng cố bắt con phải nhường đồ chơi cho bạn khi con không muốn, cũng đừng đánh giá con ích kỷ, điều đó có thể khiến trẻ chịu ấm ức, không hài lòng. Hãy tìm ra phương pháp tiếp cận hiệu quả hơn:
1. Con cần được cha mẹ thấu hiểu hơn là chỉ trích và buộc tội
Nếu con không muốn chia sẻ đồ chơi, đồ ăn… cho mọi người, cha mẹ không nên quá lo lắng, cũng không nên buông lời chỉ trích, trách mắng, điều đó là không công bằng với con.
Bởi lẽ, một đứa trẻ được giáo dục tốt thế nào cũng nhiều lúc nổi hứng “sở hữu” và không muốn ai động đến ngoại trừ chính mình. Hoặc cũng có thể trẻ rất thích món đồ đó và không muốn phải chia sẻ.
Dù vì lý do gì, cha mẹ cũng cần nhận định cảm xúc của con, có thể bằng một câu hỏi: “Con thích món đồ chơi ấy nên không muốn chia sẻ với bạn đúng không?”. Cha mẹ cần phải đứng ở lập trường của con để hiểu và cảm nhận. Cách này sẽ khiến trẻ bình tĩnh vì nhận thấy bản thân được tôn trọng. Con sẽ phối hợp với cha mẹ và dễ dàng chấp nhận việc chia sẻ hơn.
Video đang HOT
2. Bắt buộc chia sẻ chỉ phản tác dụng
“Việc ép buộc các bé chia sẻ với nhau không dạy cho trẻ những bài học mong muốn” - Tiến sĩ Laura Markham, tác giả của cuốn sách “Phụ huynh an lòng, anh chị em hòa thuận” cho biết.
Và việc cha mẹ ép trả phải nhường đồ chơi, chia sẻ đồ ăn cho bạn bè, người xung quanh khi trẻ không thích sẽ khiến các bé bị ức chế tâm lý. Không ít đứa nhỏ cảm thấy rằng mình chẳng có chút quyền quyết định nào, tất cả phụ thuộc vào mong muốn của bố mẹ.
Không chỉ thế, sự áp đặt này còn có thể khiến trẻ hành động cực đoan. Ví dụ trẻ có 2 con búp bê rất xinh. Khi có bạn tới nhà, mẹ ra sức thuyết phục thậm chí ép buộc con cho bạn mượn 1 con búp bê để cùng chơi. Bé không muốn và đã phá hủy món đồ chứ không chịu chia sẻ. Lý do chỉ là trẻ muốn bảo vệ quyền sở hữu của mình. Không đánh giá hành vi đó là hỗn hay không, nhưng cha mẹ nên hiểu “cứng quá tất gãy”, đừng đừng can thiệp quá nhiều và để trẻ tự quyết định.
3. Chờ thời gian và hướng dẫn hợp lý cho con trẻ
Thời điểm hợp lý là một yếu tố quan trọng trong việc dạy con cách sẻ chia, bao dung. Ví dụ, khi con đang bướng đừng cố gắng thuyết phục, ép buộc mà phản tác dụng. Cha mẹ cần tôn trọng con cái và nắm bắt sự nhạy cảm của từng giai đoạn, để từ đó đưa ra cách dạy thích hợp.
Và nếu con đã dần có những hành động chia sẻ, bao dung, cha mẹ hãy kịp thời động viên, cổ vũ thì hiệu quả sẽ càng tăng lên. Hãy khuyến khích trẻ tích cực thể hiện tình yêu thương và chia sẻ với những người trẻ yêu thương, những người có hoàn cảnh khó khăn, những người cần giúp đỡ.
\
2 đứa trẻ nức nở khi lưu luyến chia tay bộ đội khu cách ly
Gặp nhau chỉ 2 tuần ngắn ngủi, có khi chỉ biết tên các chú trên ngực áo, nhưng với trẻ con, ở đâu có tình thương, ở đó có nỗi nhớ.
Theo ba mẹ về nước giữa mùa dịch bệnh, lũ trẻ cũng được sắp xếp vào những khu cách ly như người lớn. Nếu như ngày mới vào, đa số các bé lạ lẫm, khóc lóc, thì sau 14 ngày, chúng không chịu ra khỏi khi cách ly, vì đã quen thân các chú bộ đội.
Cháu bé không muốn rời xa chú bộ đội (Ảnh HồThanh Hải)
Câu chuyện cảm động của 2 cháu bé quê Lộc Sơn (H.Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên-Huế) khi chia tay đại úy - bác sĩ Nguyễn Trung Giang tại khu cách ly trường Cao đẳng nghề số 23 thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn được mọi người nhắc tới.
Bé theo mẹ ra về, nhưng tình thương ở lại (Ảnh HồThanh Hải)
Sau khi hoàn tất các thủ tục để người cách ly được về nhà, bác sĩ Giang đang tiếp tục công việc thì chợt nghe tiếng trẻ con vừa khóc vừa chạy quanh khu cách ly gọi tên mình: "Chú Giang ơi, chú Giang ơi!".
Anh bước ra thì 2 bé Minh Khang và Thùy An chạy tới ôm chầm, mếu máo: "Con không về đâu, con ở đây với các chú". Cháu khóc trước, chú rơi nước mắt sau, người lớn chứng kiến ai nấy rưng rưng.
Cháu Minh Khang, Thùy An (quê Phú Lộc) bịn rịn chia tay đại úy - bác sĩ Giang (Ảnh Hồ Thanh Hải)
Bác sĩ Giang cho biết, ở những khu cách ly, nhất là những khu có bà con làm ăn từ Lào trở về, sốtrẻ em khá lớn. Để đảm bảo an toàn dịch bệnh, đồ ăn thức uống không được đưa từ ngoài vào, nên khẩu phần ăn, đồ dùng cá nhân lớn bé của các cháu đều được nhà nước cung cấp. Với trẻ con, nhu cầu mỗi cháu mỗi khác, ại chỉ được quanh quẩn trong phòng cách ly, nhìn chúng bí tay bí chân, trông rất đáng thương.
Các cháu vui mừng được tặng lại sữa từ chế độ của các chú( Ảnh Hồ Thanh Hải)
Có cháu lúc mới tới, đêm đầu tiên háo hức dẫn bà ngoại đi chọn phòng, sau đó vài ngày thì "vỡ mộng" vì chẳng giống "chỗ đi chơi", không có đồ chơi, cũng không có bánh kẹo. Thế là các bé tiu nghỉu, buồn xo.
Các cháu cảm ơn theo phong tục người Lào(Ảnh Hồ Thanh Hải)
Các chú bộ độ đưa cơm lên phòng thường bắt chuyện với tụi nhỏ. Các chú cũng nhường khẩu phần sữa của mình cho các bé. Vận động được sự chung tay của cộng đồng, người thân; các bộ đội lại mua thêm kẹo bánh, sữa, đồ chơi, truyện... cho các cháu.
Có cháu mọc sảy đầy người ngứa không ngủ được, bác sĩ Giang đã điện thoại nhờ học trò mua thuốc đưa về trong đêm. Có cháu hết bỉm, các chú cũng tìm cách khắc phục cho bằng được.
Các cháu được nhận đồ chơi, sách truyện từ nguồn vận động người thân của các chú bộ đội. Ra về, còn được các chú bộ đội tặng quà (Ảnh Hồ Thanh Hải)
Lưu luyến lúc chú cháu chia tay (Ảnh HồThanh Hải)
Gặp nhau chỉ ngắn ngủi 2 tuần, đến ngày về vẫn chỉ biết tên các chú trên ngực áo và khuôn mặt kín khẩu trang, nhưng với trẻ con, ở đâu có tình thương, ở đó còn nỗi nhớ.
Lâm Hoàng
'Nếu khó khăn cứ lấy một phần' - tấm lòng tử tế thời Covid-19 Lòng tốt không có chỗ cho sợ hãi, hoài nghi, chắc chắn sẽ mang đến điều tốt đẹp. Trong dịch bệnh, đường phố có thể vắng vẻ hơn, nhưng không vì thế mà thiếu đi những tấm lòng. Mất việc. Bắt buộc nghỉ không lương. Công việc kinh doanh phải tạm dừng. Trường học đóng cửa. Sự bùng phát của dịch Covid-19 làm...