Các báo bị cáo buộc nhận tiền của URC yêu cầu điều tra
Trước cáo buộc nhận tiền của Công ty TNHH URC Việt Nam để làm sai sự thật về nước ngọt C2 và Rồng đỏ bị nhiễm chì vượt ngưỡng, ngày 25.5, một số báo có tên trong danh sách “nhận tiền” đã đồng loạt yêu cầu công an vào cuộc điều tra, trả lại sự trong sạch cho họ.
Trước đó, ngày 24.5, trên facebook Ngoc Nga Tran đã đăng bài “Những ai trong giới truyền thông bán rẻ linh hồn cho URC”. Trong bài nêu rõ hàng loạt báo và cá nhân các phóng viên của một số tờ báo đã nhận tiền từ 100 triệu đồng đến 1.1 tỷ đồng của URC để che đậy sản phẩm kém chất lượng của họ. Cụ thể là nước trà xanh hương chanh C2 và nước tăng lực hương dâu Rồng đỏ đang bị kết luận có hàm lượng chì vượt ngưỡng cho phép, ảnh hưởng đến sức khoẻ của người tiêu dùng. Facebook Ngoc Nga Tran cáo buộc rằng một số báo đã nhận tiền để bóp méo sự thật cho URC Việt Nam.
Hình ảnh bài viết trên facebook của Ngoc Nga Tran
Video đang HOT
Trong danh sách mà facebook Ngoc Nga Tran đã đưa có Đài tiếng nói Việt Nam VOV; giaoduc.net.vn; kienthuc.net.vn; new.zing.vn; doisongphapluat.vn; báo kinh doanh pháp luật và 1 số cá nhân ở các tờ báo khác.
Nói về cáo buộc này, VOV đã lên tiếng khẳng định đây là bài viết “có nội dung quy kết mang tính bịa đặt, vu khống gây ảnh hướng đến uy tín của VOV.VN. VOV khẳng định không có phóng viên nào có tên như trên trang facebook Ngoc Nga Tran dẫn chứng. VOV cũng không có hợp đồng quảng cáo, tài trợ nào với công ty URC. VOV cũng đề nghị cơ quan chức năng sớm vào cuộc để làm rõ động cơ, mục đích cũng như thông tin mà người sử dụng facebook Ngoc Nga Tran đưa ra.
Ban Biên tập Báo điện tử Kiến thức cũng khẳng định nội dung mà facebook Ngoc Nga Tran nêu ra là sai sự thật, không có bằng chứng, có tính chất bôi nhọ, vu khống. Facebook Ngoc Nga Tran đưa thông tin ngày 24.5, URC cử người từ TP.Hồ Chí Minh ra Hà Nội để đưa tiền “lót tay” cho Phó Tổng biên tập báo Kiến Thức là Nguyễn Thị Mai Hương. Nhưng thời gian đó, bà Hương đang đi nước ngoài, không có mặt tại Việt Nam. Báo Kiến thức cũng khẳng định các thông tin đăng tải về Công ty URC thời gian qua là hoàn toàn khách quan, có đầy đủ ý kiến từ cơ quan chức năng cũng như các đơn vị liên quan, theo sát diễn biến của sự việc. Ban Biên tập Báo điện tử Kiến Thức cũng đề nghị cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ các cáo buộc này.
Ngày 24.5, Báo Giao thông cũng đã gửi công văn tới Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông và Cục An ninh thông tin, truyền thông (A87) – Bộ Công an đề nghị điều tra làm rõ thông tin hối lộ nhà báo vụ URC. Trong bài viết nêu trên của Ngoc Nga Tran có thông tin: sáng 24.5, đại diện công ty Golden AdGroup và URC Việt Nam có mặt ở Hà Nội cùng với số tiền 3 tỷ của URC VN để tiếp tục “lót tay” cho 9 cá nhân của các cơ quan báo chí trong đó có tên nhà báo Xuân Thu, Trưởng ban Kinh tế Xã hội của Báo Giao thông, Hội viên hội Nhà báo Việt Nam. Ban biên tập Báo Giao thông đã họp đột xuất, tại cuộc họp, nhà báo Xuân Thu khẳng định các thông tin nêu trên là hoàn toàn sai sự thật.
Báo Kinh doanh pháp luật cũng lên tiếng phản bác tất cả cáo buộc “nhận tiền” trên facebook Ngoc Nga Tran là bịa đặt, vu khống và yêu cầu cơ quan chức năng làm rõ.
Luật sư Trần Thị Thúy (Công ty Luật Hợp danh Thái Bình Dương – Đoàn luật sư Nghệ An): Trước những thông tin được đăng tải trên trang facebook cá nhân của Ngoc Nga Tran, cơ quan chức năng, cơ quan điều tra cần vào cuộc để xác minh xem Ngoc Nga Trần là ai, ở đâu? Nội dung thông tin được đăng tải trên trang Facebook cá nhân Ngoc Nga Tran có phải thông tin đúng, chính xác hay không. Nếu là thông tin đúng, thì đây là một trong các chứng cứ để Cơ quan điều tra tiến hành điều tra về vụ việc có dấu hiệu nhận hối lộ theo quy định tại Điều 279 BLHS và tội đưa hối lộ theo quy định tại Điều 289 BLHS Nếu thông tin trên trang Facebook của Ngoc Nga Tran là tin đồn thất thiệt thì cần phải xử lý người đưa tin về tội vu khống theo quy định tại Điều 122 BLHS. Bởi những thông tin này, trước hết đã làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của một số cơ quan báo chí, phóng viên nói riêng và giới truyền thông nói chung. Ngoài ra còn gây thất thiệt cho URCVN, gây ảnh hưởng đến uy tín, danh dự, nhân phẩm cho các cá nhân có liên quan. Lê Chiên (ghi)
Theo Danviet
Ngừng lưu thông 3 lô C2, Rồng đỏ có chì vượt ngưỡng
Tối qua (20/5), Thanh tra Bộ Y tế cho biết đã tạm dừng việc lưu thông từ ngày 20/5 đối với 3 lô sản phẩm thực phẩm của Công ty TNHH URC Hà Nội, địa chỉ tại Lô CN 2.2 khu công nghiệp Thạch Thất - Quốc Oai, huyện Thạch Thất, Hà Nội vì lý do hàm lượng Chì không đạt theo tiêu chuẩn công bố áp dụng.
Cụ thể: Trà xanh hương chanh C2, ngày sản xuất 4/2/2016; HSD 4/2/2017; Kết quả kiểm nghiệm hàm lượng Chì là: 0,085 mg/L; Mức công bố là: Nhỏ hơn hoặc bằng 0,05 mg/L. Nước tăng lực hương dâu hiệu Rồng đỏ: Ngày sản xuất 19/2/2016; HSD 19/11/2016;Kết quả kiểm nghiệm hàm lượng Chì là: 0,053 mg/L; Mức công bố là: Nhỏ hơn hoặc bằng 0,05 mg/L. Nước tăng lực hương dâu hiệu Rồng đỏ: Ngày sản xuất 10/11/2015; HSD 10/08/2016; Kết quả kiểm nghiệm hàm lượng Chì là 0,068 mg/L; Mức công bố là nhỏ hơn hoặc bằng 0,05 mg/l.
Thanh tra Bộ Y tế yêu cầu Công ty TNHH URC Hà Nội có trách nhiệm: Tạm dừng lưu thông các lô hàng hóa không đạt theo tiêu chuẩn công bố áp dụng nói trên; Tiến hành thu hồi, bảo quản các lô hàng không đạt theo tiêu chuẩn công bố áp dụng để chờ xử lý tiếp theo, theo quy định của pháp luật; Báo cáo cụ thể số lượng sản phẩm đã sản xuất, đã bán, địa bàn bán và còn tồn của từng lô hàng có kết quả kiểm nghiệm không đạt; Số lượng cụ thể của từng lô nguyên liệu đã được sử dụng để sản xuất ra các lô sản phẩm có kết quả kiểm nghiệm không đạt như đã thông báo, gửi về Thanh tra Bộ Y tế trong ngày 23/5/2016.
Ông Nguyễn Văn Nhiên, Phó Chánh Thanh tra Bộ Y tế cho biết, số hàng hóa nêu trên chỉ được phép tiếp tục lưu thông khi đã thực hiện việc khắc phục đạt yêu cầu chất lượng sản phẩm, phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, báo cáo với Thanh tra Bộ Y tế kèm theo bằng chứng khắc phục và được Thanh tra Bộ Y tế ra thông báo hàng hóa được tiếp tục lưu thông trên thị trường.
Theo Thái Hà (Tiền phong)
URC Việt Nam phản hồi vụ nghi nhiễm độc ở trẻ sau khi uống nước Rồng Đỏ Liên quan đến việc đặt nghi vấn có hay không bị dị ứng và nhiễm độc sau khi uống nước tăng lực Rồng Đỏ, đơn vị sản xuất, phân phối sản phẩm này là Công ty TNHH URC Việt Nam đã có thông cáo báo chí gửi báo Đời sống và Pháp luật. Theo đó, sau khi báo Đời sống và Pháp luật...