Các bằng chứng lịch sử về Hoàng Sa cần được kiểm tra kỹ lưỡng
Những lời bình luận của Giáo sư Li Dexia về quần đảo Hoàng Sa đã tóm gọn một cách hữu ích những luận điểm ủng hộ “tuyên bố chủ quyền lịch sử” của Trung Quốc đối với quần đảo này. Tác giả biết rõ về những luận điểm đó; bài viết của bà vào năm 2003, Đường 9 Đoạn trên Bản đồ biển Đông của Trung Quốc (The Dotted Line on the Chinese Map of the South China Sea) là một trong những tài liệu đầu tiên nói về quan điểm này của Trung Quốc được viết bằng tiếng Anh.
Tuy nhiên, bài bình luận trên RSIS có tiêu đề Quần đảo Hoàng Sa: Vì sao chủ quyền của Trung Quốc là “không thể tranh cãi” (Xisha (Paracel) Islands: Why China’s Sovereignty is &’Indisputable’) được đăng vào ngày 20 tháng 6 năm 2014 không đưa ra được những bằng chứng nào có thể xác minh được. Sẽ là rất có lợi cho cộng đồng nghiên cứu Biển Đông nếu tác giả hay những bên khác có thể khắc phục được tình trạng này.
Không có bằng chứng thuyết phục
Tác giả cho rằng: “Dựa trên rất nhiều những ghi chép lịch sử của Trung Quốc, có từ ít nhất là thời kỳ Bắc Tống (960-1127 SCN), Trung Quốc đã thực thi chủ quyền và quyền tài phán đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa một cách hiệu quả”.
Những người ủng hộ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với Biển Đông thường dẫn ra những tài liệu cổ trong đó nhắc đến “vùng biển” hay “quần đảo”. Theo tôi được biết, không dẫn chứng nào trong số này xác định rõ một đảo hay quần đảo cụ thể nào. Không có cách nào để biết được những đảo được nhắc đến thuộc quần đảo Hoàng Sa hay Trường Sa, hay chỉ đơn thuần là một trong hàng trăm hòn đảo nằm cách bờ biển Trung Quốc chỉ vài hải lý.
Các bằng chứng lịch sử về QĐ Hoàng Sa cần được kiểm tra kỹ lưỡng
Tác giả liệu có thể cung cấp dẫn chiếu tới những dòng chữ cụ thể trong những ghi chép lịch sử này hay không? Những ghi chép này có xác định rõ “Tây Sa” và “Nam Sa” bằng tên hay không? Dựa trên những nghiên cứu của mình, tôi tin không có bất kỳ tài liệu chính thức nào của Trung Quốc được ban hành trước năm 1909 mà có sử dụng những cụm từ đó.
Trên thực tế, tôi chưa bắt gặp bất kỳ bằng chứng thuyết phục nào cho thấy Trung Quốc có quan tâm đến quần đảo Hoàng Sa từ trước năm 1909. Như nhà nghiên cứu người Pháp Francois-Xavier Bonnet đã đưa ra, một tấm bản đồ tỉnh Quảng Đông được phát hành năm 1897 chỉ kéo dài về phía Nam đến đảo Hải Nam. Tình trạng này thay đổi vào năm 1909 khi chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc, vốn đang trỗi dậy, đã bị kích động mạnh mẽ khi phát hiện ra một doanh nhân người Nhật đang khai thác phân chim biển trên quần đảo Đông Sa (Pratas Islands) – nằm giữa Hồng Kông và Đài Loan.
Giai đoạn quan trọng trong lịch sử quần đảo Hoàng Sa đã bị lược bỏ
Sau khi phát hiện ra sự việc đó, một cuộc thám hiểm tới quần đảo Hoàng Sa đã được Tổng đốc tỉnh Quảng Đông là Zhang Yen Jun tổ chức. Theo lời một ông chủ công ty hàng hải người Pháp, P. A. Lapicque (được ghi lại trong một cuốn sách xuất bản 20 năm sau đó), cuộc thám hiểm của vị tổng đốc được dẫn đường bởi 2 người Đức từ hãng buôn Carlowitz and Company.
Video đang HOT
Rõ ràng là không có người địa phương nào đảm nhiệm được công việc dẫn đường đó. Đoàn thám hiểm dừng chân tại đảo Hải Nam trong vòng 2 tuần để chờ thời tiết thuận lợi rồi sau đó đi tới Hoàng Sa vào ngày 6 tháng 6 trước khi trở lại Quảng Đông vào ngày hôm sau. Chuyến đi này được coi là cơ sở cho tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo này.
Lapicque đã tỏ ra nghi ngờ về việc chuyến thám hiểm ngắn ngủi này đã giúp vẽ ra được 15 bản đồ quần đảo Hoàng Sa rất chi tiết. Việc có khả năng đã xảy ra hơn là chính quyền Quảng Đông chỉ đơn thuần sao chép lại những bản đồ của người Châu Âu rồi đặt tên địa danh bằng tiếng Trung Quốc. Đây có thể là nguồn gốc của cái tên “Tây Sa”: dịch lại từ tên tiếng Anh của một đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa là West Sand (Bãi cát phía Tây).
Chuyển đến gần thời điểm hiện tại hơn, Giáo sư Li đã sai lầm khi khẳng định rằng, “Tuy nhiên sau khi Nhật Bản đầu hàng [quân Đồng minh] vào năm 1945, quần đảo đã được trao trả lại cho Trung Quốc theo Tuyên bố Cairo và Tuyên bố Postdam”. Trong cả 2 Tuyên bố Cairo và Tuyên bố Postdam đều không nhắc gì đến các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cả. Điều này là bởi vì Pháp khi đó đã vận động hành lang để các nước khác công nhận 2 quần đảo này là lãnh thổ của Pháp, do đó các nước đồng minh đã không đưa ra cam kết gì về chủ quyền của họ trong tương lai.
Giáo sư Li cũng đã bỏ qua một giai đoạn đặc biệt quan trọng trong lịch sử quần đảo Hoàng Sa. Như chuyên gia người Na Uy Stein Tonnesson đã minh họa một cách đầy thuyết phục, các lực lượng của cả Trung Hoa Dân Quốc và Pháp đã chiếm đóng các đảo khác nhau trên quần đảo Hoàng Sa sau Chiến tranh Thế giới lần thứ 2. Người Trung Quốc đã đến trước, trên đảo Phú Lâm thuộc Nhóm đảo An Vĩnh vào đầu tháng 1 năm 1947. Người Pháp đến vào vài tuần sau đó và, sau khi thấy đảo Phú Lâm (Woody) đã bị chiếm đóng, đã chuyển quân sang đảo Hoàng Sa (Pattle) thuộc Nhóm đảo Lưỡi Liềm.
Tuyên bố chủ quyền lịch sử mơ hồ cần được thẩm định độc lập
Các lực lượng của người Pháp, và sau đó là người Việt Nam tiếp tục nắm quyền kiểm soát đảo Hoàng Sa cho đến khi Trung Quốc chiếm đóng đảo này vào tháng 1 năm 1974. Quân Trung Hoa Dân Quốc đã rời bỏ đảo Phú Lâm vào ngày 4 tháng 5 năm 1950 và phải đến năm 1955 hoặc 1956 các lực lượng Trung Quốc Cộng sản mới thay thế chiếm đóng.
Có rất nhiều bằng chứng cho thấy rằng cuộc xâm chiếm đảo Hoàng Sa và Nhóm đảo Lưỡi Liềm của Trung Quốc vào năm 1974 đã được lên kế hoạch từ nhiều tháng trước đó, chứ không phải là kết quả không mong đợi của một cuộc va chạm giữa các ngư dân.
Ngày nay, tình hình biển Đông đang rất căng thẳng và để giải quyết được những vấn đề tranh chấp, tất cả các bên cần phải chuẩn bị tham gia thảo luận cởi mở và nghiêm túc. Những dẫn chứng mơ hồ từ những tài liệu cổ xưa là không đủ thuyết phục. Tất cả các bên cần phải cho phép đánh giá độc lập các bằng chứng của mình.
Ngay lúc này, Trung Quốc, Việt Nam và Philippines đang tuyên bố chủ quyền đối với những nhóm đảo lớn như thể chúng là những đơn vị đơn nhất. Nếu từng bên tranh chấp có thể đưa ra bằng chứng chủ quyền cụ thể cho từng cấu tạo riêng lẻ – thay vì cho những nhóm đảo lớn liên quan – thì sẽ có thể xem xét, đánh giá từng cấu tạo một một cách riêng biệt. Khi đó mới có thể bắt đầu giải quyết các tranh chấp.
Bill Hayton là tác giả của cuốn sách Biển Đông: Cuộc đấu tranh giành quyền lực tại châu Á (The South China Sea: the struggle for power in Asia) sẽ được NXB Yale University Press xuất bản vào tháng 9 năm 2014. Ông đóng góp bài viết này riêng cho mục bình luận của RSIS.
Bill Hayton
Lê Hoàng Giang dịch
Theo Nghiên cứu quốc tế
Tiếng nói ủng hộ chính nghĩa
Cùng với truyền thông trong nước, hơn 40 ngày qua các hãng truyền thông, báo chí thế giới.
liên tục dành thời lượng lớn để thông tin về tình hình biển Đông, nơi Trung Quốc đang có những hành động sai trái, ngang nhiên đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển đặc quyền kinh tế của VN và có những hành xử đi ngược với thế giới văn minh.
Các nhà báo quốc tế và Việt Nam đang tác nghiệp tại Hoàng Sa - nơi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan 981
Thông qua những tin, bài của các hãng thông tấn trong và ngoài nước, người dân khắp nơi trên thế giới đã thấy rõ được bản chất hung hăng, ngang ngược của Trung Quốc, đặc biệt là sự vi phạm luật pháp quốc tế, trước một VN chính nghĩa, có đầy đủ bằng chứng xác thực chủ quyền trên vùng biển này.
Đồng loạt lên án hành động ngang ngược của Trung Quốc
Hơn1 tháng qua các hãng thông tấn hàng đầu thế giới đều đồng loạt lên án mạnh mẽ các hành động của Trung Quốc tại biển Đông, đồng thời khẳng định: Việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 tại thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của VN là hành động sai trái, đi ngược luật pháp quốc tế. Các vụ gây hấn tương tự của Trung Quốc đã từng xảy ra nhiều lần trong quá khứ, song lần này đi xa hơn và nguy hiểm hơn.
Chẳng hạn, với tiêu đề "Điều phiền toái trên Biển Đông" tờ The New York Times bình luận: "Trung Quốc đã làm gia tăng căng thẳng nguy hiểm trên Biển Đông sau khi đưa giàn khoan nước sâu vào vùng biển của VN. Động thái này của Trung Quốc rõ ràng sẽ khiến nhiều nước trong khu vực cảm thấy bị "đe dọa"... Có thể thấy, bằng việc đưa giàn khoan trái phép vào vùng biển VN để định vị, thăm dò cùng với hàng trăm tàu bảo vệ các loại, kể cả tàu chiến và máy bay, phun vòi rồng, húc tàu VN, ngăn cản lực lượng chấp pháp VN thực thi công vụ trên vùng biển chủ quyền của VN... đã cho thấy Trung Quốc không chỉ xâm phạm chủ quyền của VN, mà còn đi ngược lại tinh thần của Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) ký năm 2002, vi phạm luật pháp quốc tế, gây căng thẳng trên Biển Đông và thách thức dư luận thế giới.
Hay như tờ Bloomberg (Mỹ) trong bài viết mới nhất với tựa đề "Trung Quốc đâm chìm tàu cá khiến gia tăng căng thẳng với VN" nhận định, hành động của Bắc Kinh đẩy quan hệ song phương vào mức nghiêm trọng nhất kể từ thời điểm Trung Quốc đưa ra yêu sách về "đường lưỡi bò" ở biển Đông.
Mạng tin AP mới đây đã dành vị trí trang trọng để đăng bài trả lời phỏng vấn báo chí quốc tế của Đại sứ VN tại Liên hợp quốc (LHQ) Lê Hoài Trung trong đó nêu rõ yêu cầu Trung Quốc phải rút giàn khoan Hải Dương 981 và hơn 100 tàu ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của VN, nhằm tạo môi trường thuận lợi cho việc tiến hành đàm phán về các bất đồng liên quan đến Biển Đông. Chuyên trang bình luận RSIS Commentaries của Viện Nghiên cứu chiến lược quốc phòng S.Rajaratnam (RSIS), thuộc ĐH Công nghệ Nanyang, Singapore vừa đăng nguyên văn bài viết "The Paracels: Forty years on" (Hoàng Sa: 40 năm sau) của Ts Nguyễn Thị Lan Anh - Phó trưởng Khoa Luật quốc tế, Học viện Ngoại giao VN...
Sát cánh trên điểm nóng
Không chỉ đưa tin từ xa, nhiều hãng thông tấn đã cử phóng viên đến VN và trực tiếp ra thực địa tại khu vực Trung Quốc hạ đặt giàn khoan để chứng kiến và đưa tin. Những phóng sự của các nhà báo quốc tế đã minh chứng chủ quyền của VN trong khu vực Trung Quốc hạ đặt giàn khoan, đồng thời lên án mạnh mẽ các hành động ngang ngược của Trung Quốc, qua đó để người dân khắp nơi trên thế giới thêm hiểu bản chất sự việc, đồng thời cũng xác minh sự thực những gì mà báo chí trong nước VN đang thông tin. Nhà báo Akiko Ichihara (Đài truyền hình NHK - Nhật Bản), người vừa có chuyến thực địa tại vùng biển Hoàng Sa của VN chia sẻ, tận mắt chứng kiến lực lượng CSB VN triển khai nhiệm vụ, càng thấu hiểu nhiệm vụ của các lực lượng chấp pháp của VN. Các bài viết chân thực, khách quan của Akiko Ichihara đã giúp người dân Nhật Bản và thế giới hiểu hơn về sự chính nghĩa của VN, đặc biệt thấy rõ các hành vi ngăn cản của Trung Quốc với các lực lượng thực thi pháp luật của VN... "Biện pháp của các lực lượng chấp pháp VN luôn kiềm chế, không hề có các hành vi gây hấn, mắc mưu khiêu khích của phía Trung Quốc" Nhà báo Akiko Ichihara nói.
Cùng quan điểm, nhà báo Hoàng Đình Nam (Phân xã AFP tại HN) khẳng định: Thực tế tại hiện trường giàn khoan, rõ ràng tuyên bố của Trung Quốc về việc tàu VN "đâm va" tàu Trung Quốc là thông tin bịa đặt, xuyên tạc. "Tôi cho rằng, các giải pháp mà VN đang sử dụng rất tốt thể hiện tinh thần hòa bình, mong muốn ổn định biển Đông, khác hẳn với cách Trung Quốc đang làm gia tăng xung đột khu vực này"
Nhà báo Kirtan Bhana thuộc tạp chí Diplomatic Society của Nam Phi cho biết, ông hoan nghênh và ủng hộ những nỗ lực của VN trong việc tìm kiếm một giải pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế và Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982. "Các ứng xử của VN hiện nay hoàn toàn chính xác và đúng luật pháp quốc tế".
Tác động dư luận
Dù ở đâu, tiếng nói của báo chí có một vai trò cực kỳ quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh thông tin được lan truyền nhanh chóng và có sức nặng mạnh mẽ như hiện nay.
Điều đáng nói là Trung Quốc với mưu đồ của mình cũng đã liên tục truyền thông và có các vu cáo không căn cứ về tình hình biển Đông nhằm gây ảnh hưởng tới dư luận quốc tế, ngăn cản những hành động trái ngược với lợi ích của Trung Quốc. Trung Quốc đã huy động lực lượng báo chí và học giả Trung Quốc nhằm tuyên truyền, biện minh cho những hành động sai trái của mình. Tuy nhiên Trung Quốc đã không đạt được mục đích khi mà dư luận thế giới đã quá hiểu bản chất của Trung Quốc, hầu như tất cả các thông tin mà Trung Quốc đưa ra đều bị dư luận thế giới từ các nước châu Á, châu Phi, châu Mỹ... đều nghi ngờ, thậm chí là bác bỏ. Đặc biệt, với những bài báo được đăng tải trên khắp các phương tiện thông tin đại chúng cùng các bài phân tích cặn kẽ của nhiều học giả nổi tiếng thế giới đã cho thấy một điều, Trung Quốc đang tự bôi xấu hình ảnh của mình bằng những hành động phạm pháp và thói hành xử không phải của một nước lớn
Hầu hết các quốc gia, học giả trên thế giới đều hiểu và ủng hộ tiếng nói chính nghĩa của VN, điều đó có sự đóng góp một phần rât lớn của giới truyền thông, của những tiếng nói chính nghĩa. Và, những tác động của sự lan tỏa thông tin tới nhận thức của mọi người dân trên thế giới thông qua các hãng thông tấn không thể đo đếm được, đó cũng là sự ủng hộ rất lớn mà VN đang xứng đáng được đón nhận.
Và, sự quan tâm, ủng hộ của các nhà báo, của các hãng thông tấn quốc tế với VN vẫn đang tiếp tục, bởi lẽ dù ở đâu, tiếng nói của báo chí có một vai trò cực kỳ quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh thông tin được lan truyền nhanh chóng và có sức nặng mạnh mẽ như hiện nay. Tin rằng tiếng nói chính nghĩa sẽ chiến thắng.
Nhà báo Toshihiro yatagal Trưởng Văn phòng Hãng tin Kyodo news (Nhật Bản) tại Bangkok: Trung Quốc đang gây căng thẳng ở biển Đông Tôi quan tâm đến sự kiện này bởi nó không còn là vấn đề của 2 nước VN và Trung Quốc mà liên quan đến đường hàng hải quốc tế, được dư luận quốc tế đặc biệt quan tâm. Tôi đã chứng kiến Trung Quốc triển khai rất nhiều tàu ở trong khu vực này. Tôi rất ngạc nhiên và sốc khi chứng kiến những hành động của Trung Quốc. Tôi cũng đã chứng kiến rất nhiều lần tàu VN tiến vào gần khu vực giàn khoan thì phía Trung Quốc lập tức đưa tàu ra để ngăn chặn. Có những lúc có tới 4 đến 5 tàu Trung Quốc kèm 1 tàu VN. Người Nhật có câu "được chứng kiến tận mắt hơn là trăm lần nghe". Như các bạn hay nói "Trăm nghe không bằng một thấy". Những ngày qua, tôi thấy các tàu VN chỉ sử dụng biện pháp tuyên truyền, yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan trái phép, rời khỏi vùng biển này. Không có bất kỳ phản ứng nào mang tính "đáp trả" của VN. Nhà báo Kawther Salam - Báo Europe and Middle EastNews: Trung Quốc Đi ngược lại luật pháp và các thỏa thuận quốc tế Đó là sự vi phạm rõ ràng và không thể chấp nhận được chủ quyền và biên giới của một nước láng giềng, là VN. Nó cũng che giấu những tham vọng trong việc cướp bóc tài nguyên của nước khác, đi ngược lại luật pháp và các thỏa thuận quốc tế mà Trung Quốc đã ký kết với các tổ chức quốc tế. Là sự đe dọa rõ ràng với chủ quyền VN và tìm cách kiểm soát dầu mỏ cũng như kiếm chác trên lưng VN. Từ quan điểm của tôi, người VN sẽ không đứng nhìn và im lặng khi chủ quyền của họ bị vi phạm. Ít nhất lịch sử xác nhận rằng người dân VN có thể tự bảo Tổ quốc.Tôi nghĩ những cánh cửa ở Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc và các định chế quốc tế đều mở và mọi lựa chọn đều mở trong việc bảo vệ chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của VN.
Theo VNE