Các bác sĩ Hà Nội “xuất quân” chi viện TPHCM chống dịch Covid-19
Đoàn các bác sĩ Bệnh viện Da liễu Trung ương, Bệnh viện E, Bệnh viện Nhi Trung ương đã xuất quân vào chi viện TPHCM chống dịch Covid-19.
Gần 150 y, bác sĩ, kỹ thuật viên 5 bệnh viện gồm: Bệnh viện E, Bệnh viện Nội tiết Trung ương, Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Da liễu Trung ương và Bệnh viện Phụ sản Trung ương lên đường vào TPHCM tiếp sức đồng đội điều trị bệnh nhân Covid-19.
Ngày 26/7, đoàn gồm 17 bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên Bệnh viện Da liễu Trung ương và trang thiết bị vật tư y tế đã lên đường để hỗ trợ TPHCM trong công tác điều trị Covid-19.
Tất cả thành viên trong đoàn công tác đã được tập huấn các kỹ năng phòng chống dịch, được tiêm đầy đủ hai mũi vắc xin phòng Covid-19 và có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2.
PGS.TS Nguyễn Văn Thường – Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương đã biểu dương tinh thần hăng hái, sẵn sàng Nam tiến, góp sức cùng cả nước đẩy lùi dịch Covid-19 của toàn thể nhân viên Bệnh viện.
Tại Bệnh viện E , chiều 26/7 đoàn y bác sĩ chi viện TPHCM cũng xuất quân. Đoàn gồm 45 y bác sĩ của nhiều khoa trong bệnh viện như tim mạch, gây mê hồi sức, gây mê hồi sức tích cực ngoại tim mạch, phẫu thuật cột sống, hô hấp, cơ xương khớp, tiêu hóa, gan mật, thận tiết niệu và lọc máu, thần kinh, tai mũi họng, dị ứng, miễn dịch và lâm sàng…đã xuất phát vào TPHCM cùng lực lượng y tế tại đây chống dịch.
GS.TS Lê Ngọc Thành – Giám đốc Bệnh viện E đã tới hỏi thăm và động viên từng điều dưỡng, bác sĩ tham gia đoàn. GS Thành cũng khẳng định: “Cả nước cùng đồng lòng, trong đó có Bệnh viện E sẵn sàng chi viện cho tuyến đầu chống dịch Covid 19 TPHCM”.
TS.BS Phan Thảo Nguyên – Trưởng khoa Nội tim mạch người lớn, Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E, Trưởng đoàn công tác cho biết, ngay khi nhận được thông tin Bệnh viện sẽ chi viện cho TPHCM chống dịch, đã có 200 y bác sĩ tình nguyện đăng ký tham gia, trong đó có tất nhiều bác sĩ, điều dưỡng trẻ tràn đầy khí thể và nhiệt huyết tuổi trẻ.
Đoàn y bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương ngày 26/7 cũng đã lên đường hỗ trợ chống dịch cho TPHCM.
Video đang HOT
Đoàn công tác gồm 15 bác sĩ, điều dưỡng thuộc các chuyên ngành hồi sức, cấp cứu, truyền nhiễm.
Trước đó, Bệnh viện đã tổ chức lớp tập huấn, hướng dẫn các quy định về chuyên môn, quy trình kĩ thuật trong phòng, chống dịch Covid-19 và các biện pháp phòng, chống lây nhiễm Covid-19 cho các cán bộ được cử đi hỗ trợ. Ngoài ra, tất cả y bác sĩ trong đoàn đều được lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 cho kết quả âm tính và tiêm đủ hai mũi vắc xin phòng Covid-19.
'Phân loại F0 để tập trung nguồn lực chữa trị'
Thủ tướng yêu cầu truy vết, xét nghiệm nhanh, điều trị hiệu quả, phân loại F0 để tập trung nguồn lực chữa trị theo ưu tiên, hạn chế ca tử vong.
Chiều 23/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thường trực Chính phủ họp trực tuyến với 21 tỉnh, thành phố phía Nam và Nam Trung bộ có dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp
Theo báo cáo của Bộ Y tế, trong đợt dịch thứ tư, tính đến trưa 23/7, cả nước ghi nhận hơn 75.000 ca mắc Covid-19. Đáng chú ý, qua 5 ngày triển khai Chỉ thị số 16 tại 19 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam, tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp do biến chủng mới có tốc độ lây lan nhanh, vòng lây nhiễm ngắn.
Nhiều hạn chế cần khắc phục
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận định sau một thời gian thực hiện Chỉ thị 16, công tác phòng chống dịch đã đạt được một số hiệu quả nhất định. Ghi nhận sự nỗ lực của các lực lượng chống dịch, song người đứng đầu Chính phủ nhận định vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục.
Theo người đứng đầu Chính phủ, còn hiện tượng chủ quan, lơ là, mất cảnh giác ở một số nơi và của một số người dân. Việc thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 có nơi còn chưa nghiêm; vẫn còn tình trạng tập trung đông người, một số dịch vụ không thiết yếu vẫn hoạt động; một số chợ dân sinh còn hoạt động thiếu kiểm soát.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ ra hàng loạt hạn chế cần khắc phục để chống dịch tốt hơn. Ảnh: VGP.
Ngoài ra, có điểm lấy mẫu xét nghiệm chưa thực hiện nghiêm giữ khoảng cách, có nơi chưa thành lập được tổ phòng chống Covid-19 cộng đồng hoặc có nhưng hoạt động chưa hiệu quả.
Cũng theo Thủ tướng, việc kiểm soát người về từ các vùng có dịch chưa được tổ chức hợp lý, hiệu quả. Việc thực hiện phương châm "4 tại chỗ" chưa nghiêm túc nên còn thiếu hụt, bị động, lúng túng.
Đặc biệt, việc tổ chức tiêm vaccine tại các địa phương còn chậm. Hoạt động vận tải, cung ứng hàng hóa có lúc, nhất là những ngày đầu còn lúng túng, thiếu hụt cục bộ...
Nguyên nhân của tình trạng trên, theo Thủ tướng, do việc tổ chức thực hiện các quy định còn yếu, một số nơi việc kiểm tra, giám sát còn chưa chặt chẽ; ý thức chấp hành của một số người dân còn chưa nghiêm... Thủ tướng khẳng định ưu tiên số một của TP.HCM và các tỉnh có dịch diễn biến phức tạp lúc này là phòng, chống dịch Covid-19.
Hình ảnh người dân xếp hàng dài, chen chúc chờ tiêm vaccine ở Bệnh viện E (Hà Nội). Ảnh: Hoàng Hiệp.
Với những nơi đáp ứng được yêu cầu, an toàn phòng, chống dịch, Thủ tướng cho phép vẫn duy trì, khôi phục sản xuất, song các doanh nghiệp phải thực hiện "3 tại chỗ", "một cung đường, hai điểm đến" để duy trì sản xuất và phòng chống dịch.
Thủ tướng khẳng định Chính phủ tiếp tục chia sẻ, tạo điều kiện tối đa để TP.HCM và các tỉnh sớm đầy lùi dịch bệnh, nhanh chóng ổn định tình hình, tổ chức lại cuộc sống, sản xuất.
Tăng cường kiểm soát để giãn cách xã hội nghiêm túc
Để phòng, chống dịch hiệu quả trong thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu công tác lãnh đạo, chỉ đạo phải thống nhất, tập trung, nhất quán ở tầm quốc gia, dưới sự chỉ đạo, lãnh đạo của Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch Covid-19.
Trên cơ sở đó, các bộ, ngành, địa phương áp dụng sáng tạo, linh hoạt; đồng thời thực hiện nghiêm việc kiểm tra, giám sát; kêu gọi người dân nâng cao nhận thức, thực hiện nghiêm các quy định phòng, chống dịch.
"Tinh thần chủ động phòng ngừa là chính, thực hiện tốt chiến lược vaccine và nâng cao ý thức chấp hành của người dân", Thủ tướng nêu rõ và yêu cầu bí thư, chủ tịch các tỉnh, thành phố trực tiếp chỉ đạo việc thực hiện Chỉ thị 16 tại địa phương. Phải phân công trách nhiệm rõ ràng, yêu cầu thực hiện cụ thể, nghiêm túc theo quy định.
Hội nghị trực tuyến giữa Thường trực Chính phủ với 21 tỉnh, thành phố phía Nam và Nam Trung bộ tối 23/7. Ảnh: VGP.
Song song với đó, các địa phương phải truy vết, xét nghiệm nhanh, điều trị hiệu quả, phân loại F0 để tập trung nguồn lực chữa trị theo ưu tiên, hạn chế ca tử vong.
Lãnh đạo Chính phủ nhắc các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát để thực hiện giãn cách xã hội nghiêm túc, không để xảy ra trường hợp "chặt ngoài, lỏng trong". Đồng thời, tuyên truyền, động viên để các tầng lớp nhân dân thực hiện; không để phát sinh các vùng dịch mới; bảo vệ vùng an toàn những nơi không có dịch; đảm bảo phòng, chống dịch đạt kết quả chắc chắn, bền vững.
Thủ tướng đề nghị các địa phương tăng cường hoạt động của các tổ phòng chống Covid-19 cộng đồng, phối hợp với lực lượng chức năng của hệ thống chính trị ở cơ sở để "đi từng ngõ, gõ từng nhà" vận động, kiểm soát người dân thực hiện Chỉ thị 16.
Các tỉnh, thành phố cũng cần thành lập các trung tâm cứu trợ, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp; thành lập các đường dây nóng để tiếp nhận, kịp thời hỗ trợ, xử lý những vấn đề phát sinh, chuẩn bị đầy đủ nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, đảm bảo điều phối phù hợp, hiệu quả, tránh lãng phí nguồn lực. "Nhất thiết không để thiếu máy thở, ôxy phục vụ chữa bệnh", Thủ tướng chỉ đạo.
Để đảm bảo an sinh xã hội, Thủ tướng giao Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội rà soát thực hiện Nghị quyết 68 về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Bộ có thể nghiên cứu trình cấp có thẩm quyền nếu cần mở rộng đối tượng hỗ trợ.
Bộ Tài Chính được giao nghiên cứu giải pháp hỗ trợ về thuế cho doanh nghiệp bị tác động bởi dịch Covid-19. Bộ Y tế phối hợp với bộ, ngành, địa phương tiếp tục tổ chức tiêm vaccine cho người dân đảm bảo an toàn, hiệu quả, tránh tiêu cực và nghiên cứu kết hợp hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa phương pháp điều trị và nghiên cứu sử dụng một số loại thuốc để phòng, chống dịch Covid-19.
Các Bộ Công an, Quốc phòng tiếp tục tăng cường lực lượng chi viện cho địa phương phòng, chống dịch. Các bộ, ngành, địa phương và Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ cần tăng cường phối hợp, trao đổi, rút kinh nghiệm thường xuyên để kịp thời có điều chỉnh hợp lý, hiệu quả trong phòng, chống dịch.
Tinh thần được Thủ tướng nhấn mạnh là "linh hoạt, sáng tạo, lấy nhiệm vụ bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân là trên hết, trước hết".
Bí thư Hà Nội: Dừng ngay điểm tiêm vaccine Bệnh viện E "Báo chí phản ánh ở Bệnh viện E đang lộn xộn trong tổ chức tiêm vaccine, cần cho kiểm tra, xử lý và chỉ đạo dừng lại ngay", Bí thư Đinh Tiến Dũng gọi điện cho Chủ tịch TP Hà Nội. Chen nhau chờ tiêm vaccine ở Bệnh viện E .Chiều 22/7, hàng trăm người tới Bệnh viện E (Cầu Giấy, Hà Nội)...