Các bà vợ ở nhà thường “ếch ngồi đáy giếng”
Thời buổi này chả ai bắt các chị phải ở nhà nội trợ và hi sinh bản thân cả. Mà đã tự nguyện hi sinh rồi thì đừng có đem ra mà kể lể, khoe khoang. Làm như là chiến tích vĩ đại không bằng!
Gửi Minh Huệ, tác giả bài viết “Đàn bà ở nhà chồng nuôi liệu có hèn” và tất cả nhưng người phụ nữ đang ở nhà ăn bám chồng!
Câu hỏi của bạn tôi xin được trả lời rằng đàn bà ở nhà tầm gửi chồng là rất hèn, vô cùng hèn bạn ạ. Bạn đang làm cho mình thấp kém đi rất nhiều trong con mắt chồng, gia đình chồng và cả xã hội này đấy.
Nhiều chị em lại cứ tự sướng rằng mình đang hi sinh công việc, địa vị, nhan sắc để ở nhà chăm lo cho gia đình. Sau đó các chị còn mặc nhiên yêu cầu chồng phải biết ơn, phải yêu thương mình hơn vì sự hi sinh ấy. Xin hãy tỉnh lại đi các chị em có suy nghĩ ấy ạ.
Trừ khi chồng các chị là kẻ gia trưởng, muốn khư khư giữ vợ ở nhà, không muốn vợ giỏi hơn mình hoặc là quá ghen tuông không muốn vợ gặp người đàn ông khác. Còn đâu, hầu hết đàn ông chúng tôi bây giờ đều rất sợ và rất ghét vợ ở nhà.
Các bà vợ ở nhà thường rất “ếch ngồi đáy giếng”, lớ ngớ chẳng biết gì về đời. Thời buổi kinh tế khó khăn, các công ty đua nhau cắt lương, giảm biên chế nhưng các bà ở nhà không động viên chồng thì thôi lại cứ há mồm đòi tiền.
Chưa hết, vợ nội trợ rỗi việc rất hay đi ngồi lê đôi mách với các bà cũng “ếch ngồi đáy giếng khác” ở trong ngõ xóm. Các chị ghĩ là chồng ngoài lương còn có “màu”, rồi nằng nặc phải kiểm tra, truy đòi.
Đã thế cái tính nghi ngờ và hay ghen của các bà vợ ở nhà nội trợ thì vô địch thiên hạ. Trong khi người khác bận rộn với công việc ngoài xã hội thì mấy bà chỉ quẩn quanh ở nhà, không có việc gì làm đâm ra suốt ngày soi mói và nghi ngờ chồng.
Chồng đi làm về muộn tí là gọi điện. Chồng cứ hơi cợt nhả với cô gái nào khác là ghen tuông. Nếu ai đi làm thì sẽ hiểu, môi trường công sở làm sao tránh được đôi câu nói, vài hành động trêu ghẹo nam và nữ. Đôi khi vài bà chơi ác, gửi mail công việc kèm thêm đôi lời tán tỉnh bông đùa. Vợ ở nhà thấy được cứ khóc lóc, tra hỏi đến là đau đầu.
Có nhiều bà vợ còn khăng khăng cứ phải chờ chồng về mới chịu ăn cơm tối. Chồng về say xỉn tí là khóc ỏm tỏi, tự thương thân tủi phận cho mình. Các chị em đâu hiểu được những bữa tiệc đó là cần thiết cho công việc, sự thăng tiến của chồng.
Bệnh nặng nhất của các bà vợ chỉ ở nhà nội trợ đó là chỉ biết có chồng con, quá yêu chồng con. Các chị em dành quá nhiều sự quan tâm đến chồng và cứ bắt chồng phải quan tâm lại mình. Trong khi chồng thì bận tối mắt tối mũi mà cứ đòi nhắn tin nhung nhớ, yêu thương ai mà chịu được.
Những người vợ có chồng gia trưởng bắt ở nhà đã là một lẽ, tôi còn biết có nhiều người phụ nữ tự ở nhà do ý thích của họ. Phần lớn những người như vậy đều lấy lí do “hi sinh vì chồng con”, “làm tròn thiên chức của phụ nữ” để ngụy biện.
Tôi xin được phỉ nhổ vào những lí do ngớ ngẩn ấy. Thời buổi này “nam nữ bình đẳng”, ai cũng có quyền phấn đấu cho sự nghiệp của mình, chả ai bắt các chị phải hi sinh cả. Mà đã tự nguyện hi sinh rồi thì đừng có đem ra mà kể lể, khoe khoang. Làm như là chiến tích vĩ đại không bằng!
Video đang HOT
Các bà vợ sống tầm gửi như vậy chỉ vì lí do duy nhất là thấy chồng giàu nên lười lao động, muốn ăn bám, hưởng thụ trên sự bươn chải của chồng mình. Thời buổi này ai cũng được ăn học đầy đủ, chân tay không tật nguyền, đầu óc không đần độn. Tại sao phải sống dựa dẫm vào người khác để rồi tụt hậu với xã hội lại còn bị chồng, nhà chồng khinh ghét, người ngoài coi thường.
Mà đâu phải cứ ở nhà mới lo lắng được cho gia đình. Mấy cái việc nhà cỏn con chẳng có gì mà phải ở nhà 24/24 để làm. Chẳng nói đâu xa mẹ đẻ tôi là giáo viên dạy Toán. Bà vừa dạy ở trường, vừa dạy thêm mất rất nhiều thời gian. Vậy mà bà vẫn lo cho 3 cha con tôi cơm ăn ba bữa ngon lành, nhà cửa lúc nào cũng sạch sẽ tinh tươm.
Tôi thấy, quan trọng là phải biết sắp xếp thời gian, biết khéo léo thuyết phục chồng con làm việc phụ giúp cho mình. Đâu phải các chị cứ ôm hết việc nhà, làm tất cả hầu hạ chồng con đến tận chân răng kẽ tóc là tốt. Như vậy chỉ tổ khiến chồng ỷ lại, con hư đốn và biến mình trở thành một “ô sin” đúng nghĩa.
Vợ tôi đã từng ở nhà 2 năm sau khi chúng tôi có con đầu lòng. 2 năm đó là khoảng thời gian tôi rất khổ sở và gia đình chúng tôi cũng suýt tan vỡ vì những rạn nứt do cô ấy chỉ ở nhà ăn bám chồng.
Những kinh nghiệm tôi chia sẻ ở trên chính là những gì tôi đã trải qua trong hai năm ấy. Ức chế vô cùng vì đi làm nuôi cả nhà mệt mỏi mà vợ còn hay càu nhàu, lại không thể chia sẻ với chồng do không hiểu gì về xã hội. Thật sự lúc ấy cứ nhìn thấy nhau là thấy căng thẳng, chán nản lắm mọi người ạ.
Mọi việc chỉ được giải quyết khi vợ tôi đi làm trở lại. Lúc ấy tuy về nhà không có sẵn cơm ăn, nước uống như trước, phải lao vào làm việc nhà và đỡ đần cùng vợ nhưng tinh thần thì thoải mái hơn nhiều lắm.
Bởi vậy bạn Minh Huệ ạ, bạn phải đấu tranh để được đi làm đi. Bạn nhu nhược quá nên mới bị nhà chồng khinh ghét, đè đầu cưỡi cổ. Chồng và người nhà chồng đối xử như vậy mà bạn nhẫn nhin được tôi thấy bạn giỏi thật. Phải sư tử Hà Đông nhà tôi thì chắc có án mạng lâu rồi.
Bạn đã tốt nghiệp đại học, chẳng có lý do gì mà phải chịu ngồi xó bếp để mai một kiến thức. Cho dù lương nhiều hay ít thì bạn cũng phải ra xã hội đi làm để trau dồi bản thân đồng thời để ngang tầm ngang vóc với mọi người trong gia đình.
Không ai thông cảm được cho bạn đâu bởi vì việc bạn ở nhà hầu chồng không phải là hi sinh mà là một sự ăn bám, nhẫn nhục đến ngu dại. Tự bạn đẩy bạn đến con đường này thôi. Hãy suy nghĩ lại, thay đổi và đấu tranh trước khi quá muộn.
Đừng tự biến mình thành một con kiến bé nhỏ trong gia đình và xã hội, bạn nhé!
Theo Ngoisao
Thư viện lạc hậu, sinh viên như 'ếch ngồi đáy giếng'
Giảng viên từ chối thư viện vì ở đó không đáp ứng yêu cầu công việc nghiên cứu. Còn sinh viên thì không tiếp cận được kiến thức chuyên ngành cập nhật trên thế giới trong khi nhiều kiến thức trong giáo trình quá cũ.
Giảng viên không đến thư viện
"Thư viện ở Việt Nam tôi không bao giờ vào vì ở đó tôi không thể tìm thấy tài liệu mà mình cần" - chị Thanh Hải, Tiến sĩ 322 ở Pháp về ngành công nghệ hóa thực phẩm cho biết.
"Trong thư viện Việt Nam chủ yếu là một số giáo trình cơ bản cho các môn học. Các giáo trình này chỉ đáp ứng được yêu cầu học tập rất hạn chế của sinh viên...Các giảng viên như chúng tôi thường chẳng lên thư viện để làm gì cả" - Tiến sĩ Nguyễn Đức Minh, chuyên ngành Sinh học bảo vệ ở ĐH Lund, Thụy Điển nói vềthư viện ĐH nơi anh đang công tác.
Phần nhiều sinh viên tới thư viện để tìm tài liệu học tập, nghiên cứu. Sách dạy kỹ năng sống hay phương pháp học tập vừa ít, vừa không thu hút được sự quan tâm của sinh viên. Trong ảnh: Sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn, HN mượn sách tham khảo tại thư viện của trường.
Nhiều giảng viên là tiến sĩ ở nước ngoài về đang công tác tại các trường ĐH lớn ở Hà Nội chia sẻ những điều tương tự. Họ cho biết, khi còn học ở các trường ĐH nước ngoài, thư viện là địa chỉ tốt nhất để tìm kiếm bất cứ tài liệu cần thiết nào trên thế giới. Nhưng ở Việt Nam hoàn toàn ngược lại.
TS Nguyễn Đức Minh cho biết rõ hơn: "Chúng tôi cần chủ yếu là các bài báo khoa học - đây là các tài liệu cập nhật nhất trên thế giới. Hoặc thậm chí là các quyển sách vừa mới xuất bản. Đối với chúng tôi việc tìm kiếm các tài liệu này là rất quan trọng bởi vì chúng cho chúng tôi biết các thông tin về sự phát triển của khoa học trên thế giới, qua nó chúng tôi biết mình đang ở đâu và mình nên làm gì, mình nên dạy những điều gì, hướng dẫn sinh viên nghiên cứu và học tập như thế nào. Tuy nhiên những thông tin này không có trong thư viện của Việt Nam. Thậm chí các bài báo bằng tiếng Việt của các tạp chí trong nước cũng rất khó kiếm ở trong thư việnĐH Việt".
Trở về nước, nhờ có vốn ngoại ngữ tốt nên việc tìm đọc tài liệu mới nhất từ các cơ sở dữ liệu chuyên ngành trên thế giới của các tiến sĩ không khó khăn. Hoặc các anh có thể nhờ đến các kênh khác chuyển tạp chí, sách báo từ nước ngoài về.
Trải qua môi trường học tập thế giới, anh Minh và nhiều tiến sĩ so sánh: "Các trường ĐH nước ngoài đóng vai trò là các trung tâm nghiên cứu và giảng dạy lớn. Trong khi đó các trường ĐH ở Việt Nam hiện nay chỉ đóng vai trò là giảng dạy. Chính bởi vậy sự đầu tư cho trang thiết bị và thư viện là khác hẳn nhau".
Tìm kiếm các nguồn tài liệu mới nhất và đề tài nghiên cứu khoa học là công việc sống còn đối với các giảng viên ở ĐH nước ngoài và nếu không có đề tài, không tìm được nguồn kinh phí cho nghiên cứu khoa học, họ có thể bị mất việc.
Còn ở Việt Nam, có những giảng viên có thể không có đề tài nghiên cứu trong một vài năm vẫn không ảnh hưởng gì, họ vẫn đi làm và kiếm sống bình thường.
Chưa kể đến, không phải giảng viên nào cũng thành thạo ngoại ngữ, thậm chí là cử nhân mới tốt nghiệp. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng định hướng chosinh viên tiếp cận kiến thức hiện đại.
Một vị Phó khoa thuộc Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội cho biết: "Nhu cầu sách chuyên ngành, nâng cao đa phần chúng tôi tự xoay xở, bỏ tiền mua những tài liệu có khi chỉ nước ngoài có, giá thành không hề rẻ. Thư viện nhà trường chỉ đáp ứng một phần rất nhỏ đối với các giảng viên".
Sinh viên chỉ biết một "khoảng trời con con"
Cùng với việc "câm và điếc", thậm chí là "mù" về ngoại ngữ, việc "chung thân" với giáo trình tiếng Việt là điều tất yếu đối với một số lượng rất lớn sinh viên Việt Nam.
Chẳng hạn, gần đây, nhu cầu tư vấn tâm lý trong xã hôi tăng cao, đòi hỏi chuyên ngành tâm lý lâm sàng đáp ứng nhưng hầu hết những kiến thức sinh viên tâm lý được học vẫn là sản phẩm kế thừa từ những tài liệu dịch cũ của Nga cách đây hàng nửa thế kỷ. Trong khi đó, những kiến thức cần thiết cho một tư vấn viên có thể áp dụng trong thực tế hiện nay lại chủ yếu dựa trên tâm lý học hành vi của Mỹ hay phân tâm học, trường phái hiện sinh của Châu Âu.
Gần như những trung tâm thư viện của các ĐH không có bóng dáng của những giảng viên, cán bộ trong trường tới nghiên cứu tài liệu.
Và những tài liệu tiếng Việt mà sinh viên học bị chính giảng viên chê vì không tốt hoặc quá lạc hậu.
Theo Phương Nga, thạc sĩ ở Pháp về tâm lý học lâm sàng thì khi về nước, nguồn tài liệu chị dùng trong công việc và hợp tác nghiên cứu đều là tài liệu nước ngoài, trong đó chủ yếu từ Mỹ.
Anh Minh Hà, một tiến sĩ ở Bỉ về ngành Toán ứng dụng cho hay: "Sách tiếng Việt thì không dùng được cho những nghiên cứu vì chỉ đáp ứng được ở mức khái niệm hoặc kiến thức cơ bản, còn để đi làm thực sự trong những doanh nghiệp hoặc công ty nước ngoài thì phải học thêm từ sách tiếng Anh."
Anh Hà còn cho biết thêm: "Sách tiếng Việt thì không thể đọc được, vì luôn tìm thấy một cuốn tiếng Anh nội dung tương tự nhưng đầy đủ và tốt hơn rất nhiều."
Thử lướt qua các bài báo quốc tế của tác giả Việt Nam được chọn đăng, hầu như không có một sách tham khảo nào của tác giả Việt Nam."
Vì vậy, theo nhiều giảng viên, không tiếp cận được với nguồn tài liệu nước ngoài là một thiệt thòi lớn của sinh viên Việt, khiến họ không định vị được những gì mình được học đang đứng ở đâu trong sự phát triển của chuyên ngành. Thậm chí, hầu hết sinh viên chưa bao giờ đặt ra câu hỏi đó vì thói quen giáo trình tức là kiến thức chuẩn, là bất biến, là đáp ứng các kỳ thi. Những tài liệu nước ngoài ít ỏi trong thư viện vì thế cũng đành chờ thời gian phủ bụi.
Đây cũng chính là lý do mà chị Thanh Hải, tiến sĩ 322 ở Pháp ngành hóa thực phẩm đã rời bỏ trường ĐH khi những nỗ lực của chị để hiện đại hóa thư viện, đổi mới cách học cho sinh viên không thực hiện được.
Chị Hải chia sẻ: "Sinh viên rất thiệt thòi vì không có ai hướng dẫn các em tiếp cận kho tàng kiến thức khổng lồ và cập nhật hàng ngày trên thế giới. Trong khi đó, không ít những điều các em học có từ 20-30 năm trước đã trở thành lạc hậu. Nếu giảng viên có tâm, họ sẽ giúp sinh viên mở ra kiến thức hiện đại nhưng nếu chỉ là những người dạy hết giáo trình thì sinh viên mãi chỉ là ếch ngồi đáy giếng."
Một sinh viên năm 4, khoa Báo chí, HV Báo chí tuyên truyền chia sẻ: "Thực tế em chủ yếu lên thư viện để đọc báo. Nhưng số lượng báo cập nhật không được bao nhiêu nên thi thoảng mới lên. Sách giáo trình ai nhanh thì mượn được vì số lượng cũng có hạn. Sách tham khảo thì đâu có mấy và toàn sách kiểu "mọc râu" thôi".
Một năm sinh viên này cho biết chỉ lên thư viện từ 2-3 lần để đọc báo. Một sinh viên khác cho biết: "Thấy một bạn lên thì lên theo phong trào, lên để thăm thư việnthôi chứ biết có thể làm gì. Mùa thi muốn lên thư viện để học nhưng trên này đông,sinh viên bàn bạc nhau, người nằm ngủ, người làm việc riêng mình cũng chủ động học ở nhà".
Điều này còn đáng ngại hơn rất nhiều đối với ĐH ở các vùng xa trung tâm, điều kiện về giảng viên và thư viện còn muôn vàn hạn chế.
Theo Vietnamnet