Các bà mẹ hết chịu nổi giá sữa cao
Các bà mẹ đang bớt dần tâm lý chuộng sữa ngoại, hàng xách tay và chọn thương hiệu nổi tiếng bất chấp giá tăng bao nhiêu đi chăng nữa.
Khi con vừa bước qua tuổi thứ hai, chị Thu Giang, (Cầu Giấy, Hà Nội) nghĩ ngay đến việc cắt giảm khẩu phần sữa của con. Kinh tế không dư dả, lâu nay chị cho con uống các loại sữa công thức nội từ Dielac, Vinamilk nhưng cũng đã ngốn tiền triệu mỗi tháng. “Cố gắng cho con uống sữa 2 năm, nay con đã cứng cáp nên giờ tôi quyết định cho con chuyển sang uống sữa tươi”, chị Thu Giang nói. Nhờ đó, giờ đây mỗi tháng chị tiết kiệm được trên dưới 300.000 đồng so với trước.
Tốn kém hơn chị Giang ở khoản tiền sữa cho con, một bà mẹ khác là chị Ngà trên một diễn đàn của các ông bố bà mẹ cho hay chị thường tốn hai ba triệu tiền sữa cho con một tháng vì con chị uống sữa Icreo xách tay từ Nhật, mỗi hộp giá đã 760.000 đồng.
Trước đây chị tiết kiệm bằng cách mua nhiều hộp một lúc sẽ được chiết khấu vài ba phần trăm. Nhưng nay bà mẹ này phải thắt lưng buộc bụng thêm bằng cách chuyển sang sữa khác rẻ hơn. Lúc đầu chị cho con uống dòng rẻ nhất trong các loại sữa Nhật là Wakodo, nhưng sau không kham nổi lại chuyển tiếp sang sữa nội. “Trước đây ’sính ngoại’ một chút cũng vẫn cố gắng được. Nhưng từ năm ngoái đến nay chồng mình bị giảm lương cắt thưởng, hộp sữa của con cũng thành vấn đề lớn”, chị Ngà nói.
Qua nhiều lần tăng giá, sữa giờ đây trở thành mặt hàng xa xỉ, cần phải cắt giảm đối với nhiều người tiêu dùng. Ảnh: Hoàng Hà
Đối với các bà mẹ, sữa lâu nay vẫn được xem là mặt hàng “thiết yếu” quan trọng không kém gì cơm gạo. Do đó, trước đây dù các hãng sữa đua nhau tăng giá, người tiêu dùng vẫn bấm bụng cắt xén bớt các khoản khác để mua.
Video đang HOT
“Nhưng nay thì dân làm gì còn tiền nữa mà mua. Từ đầu năm đến giờ, các hãng cũng chỉ tăng giá vài lần chứ không điều chỉnh vèo vèo như hai năm trước”, ông Nguyễn Hữu Dũng, chủ một đại lý sữa, nước giải khát các loại ở phố Nghĩa Tân, Cầu Giấy cho biết.
Theo ông Dũng, từ đầu năm đến nay, lần đầu tiên doanh số bán sữa giảm xuống thay vì tăng trưởng hoặc ổn định như các năm trước. Giảm nhiều nhất là các loại sữa ngoại đắt tiền hoặc sữa nước chuyên biệt, cao năng lượng và giá thành đắt đỏ. Trong khi đó, doanh số bán các loại sữa nội lại không giảm, thậm chí có phần nhích lên. Sữa tươi vẫn là mặt hàng tiêu thụ đều đặn không bị ảnh hưởng bởi trào lưu thắt lưng buộc bụng.
“Số lượng giảm không nhiều lắm, nhưng cũng là một hiện tượng cho thấy người tiêu dùng đang dần thay đổi thói quen. Trước cứ cố uống càng nhiều càng tốt, con 5 tuổi rồi vẫn uống sữa công thức, thì bây giờ ăn thêm cơm bớt sữa cũng được”, ông Dũng bình luận.
Còn đại diện cho các nhà siêu thị, ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội cho hay doanh số bán sữa tại các siêu thị trong thành phố giảm khoảng 5% so với trước đây. Báo cáo từ các siêu thị về cho thấy lực mua đang chậm lại. Trước đây hộp sữa to bán chạy thì nay người ta chuyển sang mua hộp nhỏ và mua từng hộp một. Sữa ngoại, sữa đắt tiền đang dần nhường chỗ cho sữa nội.
“Sữa là mặt hàng đặc biệt nên doanh số không giảm nhiều như thực phẩm, hàng tiêu dùng, nhưng cũng cho thấy túi tiền người dân đang dần teo tóp lại”, ông Phú nói. Theo ông, trên thực tế, thu nhập người dân đã giảm 50% so với trước, khiến họ bất đắc dĩ phải cắt giảm cả sữa, vốn trước đây là sản phẩm được ưu tiên nhất nhì trong giỏ đồ thực phẩm của cả gia đình.
“Nếu tình trạng thất nghiệp, giảm lương cắt thưởng không tiến triển, nếu các doanh nghiệp vẫn còn chết nhiều như hiện nay, người tiêu dùng sẽ còn phải cắt giảm chi tiêu thêm nhiều thứ”, ông Chủ tịch Hiệp hội nhận xét.
Theo VNE
Tạm giữ 6.000 hộp sữa Danlait để làm rõ
Ngày 21/2, Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội kiểm tra đột xuất kho hàng của Công ty TNHH Mạnh Cầm và niêm phong tạm giữ 6.000 hộp sữa để làm rõ.
Chi cục Quản lý Thị trường Hà Nội tạm giữ gần 6.000 lon sữa dê Danlait của Công ty TNHH Mạnh Cầm chiều 21/2. Ảnh: Nguyễn Hoài.
Theo ông Kiều Đình Cảnh - Đội phó Đội Quản lý thị trường số 12 (Chi cục QLTT Hà Nội), qua kiểm tra kho hàng của Công ty TNHH Mạnh Cầm tại số 13 ngõ 2 Nguyễn Viết Xuân (quận Thanh Xuân) đã phát hiện một số sai phạm của sản phẩm sữa dê Danlait " Về sản phẩm sữa dê Danlait do Công ty TNHH Mạnh Cầm phân phối họ khẳng định là sữa, trên nhãn phụ cũng là sữa.
Tuy nhiên, qua kiểm tra cho thấy trên giấy công bố chứng nhận Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm cấp là thực phẩm bổ sung. Vì vậy chúng tôi đã quyết định niêm phong và tạm giữ 6.000 hộp sữa của công ty này để mang đi dịch nhãn mác gốc và nhãn phụ để có quyết định xử lý theo quy định"- ông Cảnh cho biết.
Ngoài ra, qua kiểm tra cho thấy Công ty TNHH Mạnh Cầm cũng chưa hề thực hiện việc kê khai giá và niêm yết giá theo quy định.
Hiện nay tiêu chuẩn đối với sản phẩm sữa theo qui định của Việt Nam phải có độ đạm từ 34%, nhưng sản phẩm của Cty Mạnh Cầm chỉ có độ đạm từ 13%-17,5%. Việc này đã khiến chênh lệch giá của sản phẩm rất nhiều.
Lãnh đạo Đội QLTT số 12 cũng cho biết, sản phẩm sữa dê Danlait được nhập khẩu về Việt Nam từ tháng 2/2012.
Cụ thể về số lượng đến nay đã nhập khẩu 40.000 hộp, trong đó 34.000 hộp đã phân phối cho các cửa hàng, các đại lý bán lẻ, còn 6.000 hộp đang cất giữ ở kho của đơn vị phân phối. Giá bán cho các cửa hàng kinh doanh là 350.000 đồng/hộp, còn giá bán cho người tiêu dùng từ 410.000 - 415.000 đồng/hộp.
"Hiện nay có bao nhiêu hộp sữa Danlait đang được bày bán trên thị trường thì chúng tôi không thể kiểm soát được. Về việc có yêu cầu thu hồi sản phẩm sữa này trên thị trường hay không, hiện chúng tôi đang chờ đợi sự chỉ đạo của lãnh đạo Chi Cục QLTT Hà Nội và kết quả giám định về chất lượng, nguồn gốc của các cơ quan chức năng" - lãnh đạo Đội QLTT số 12 nói.
Trước đó, trên cộng đồng mạng xôn xao về nghi vấn sữa Danlait xuất xứ từ Pháp bị cho là làm giả. Còn phía đơn vị phân phối là Cty TNHH Mạnh Cầm cho biết sẽ chịu trách niệm về thông tin của sản phẩm.
Đề nghị Pháp vào cuộc
Ông Trần Quang Trung, Cục trưởng Cục Vệ sinh An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế), cho biết đã gửi công văn tới Đại sứ quán Pháp tại VN đề nghị xác nhận một số thông tin liên quan đến nguồn gốc và xuất xứ của sản phẩm sữa dê Danlait.
Cục đề nghị xác minh sản phẩm sữa dê Danlait dành cho trẻ ở các lứa tuổi của Công ty TNHH Mạnh Cầm có phải do Công ty FIT của Pháp sản xuất và sản phẩm này có lưu hành trên thị trường Pháp không.
Cục cũng đề nghị phía Đại sứ quán Pháp gửi kèm giấy chứng nhận lưu hành tự do và giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ từ Pháp đối với mặt hàng này nếu đúng sản phẩm xuất xứ từ Pháp và lưu hành trên thị trường Pháp.
Theo xahoi
Sữa tăng giá ngoài tầm kiểm soát Chưa bao giờ giá sữa tại Việt Nam lại tăng nhiều như bây giờ, đó là than vãn của không ít bà nội trợ trước tình trạng giá sữa liên tục tăng trong những tháng đầu năm này. Các biện pháp quản lý giá sữa chưa hiệu quả Giá sữa đang bị thả nổi? Chị Nguyễn Thị Hà (Đại Mỗ - Từ Liêm)...