Ca xét nghiệm 12 lần mới dương tính tại Quảng Đông, Trung Quốc
Một số thành phố thuộc tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc đã khởi động xét nghiệm COVID-19 trên diện rộng. Tại thành phố Thâm Quyến, một công nhân cảng sau 12 lần xét nghiệm đã cho kết quả dương tính.
Thông báo “Chỉ vào không ra” tại một khu vực kiểm soát dịch nghiêm ngặt của quận Lệ Loan thuộc thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông hôm 4-6 – Ảnh: REUTERS
Ngày 9-6, Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) cho biết Trung Quốc đại lục đã ghi nhận 16 ca nhiễm mới trong 24 giờ trước đó. Trong số này, có 8 ca lây nhiễm trong cộng đồng được ghi nhận ở tỉnh Quảng Đông, miền nam Trung Quốc.
Quảng Đông là tỉnh đông dân nhất Trung Quốc, với 126 triệu người (tính tới cuối năm 2020). Theo Hãng tin Reuters, tỉnh này đã tăng cường xét nghiệm trên diện rộng trong tuần này tại một số thành phố, gồm cả những nơi chưa ghi nhận ca nhiễm.
Kể từ đợt dịch mới bắt đầu hôm 21-5 đến nay, Quảng Đông đã ghi nhận hơn 110 ca nhiễm. Thành phố Quảng Châu, thủ phủ của tỉnh, có gần 90% số ca nhiễm được xác nhận.
Video đang HOT
Tỉnh này đã ghi nhận sự xuất hiện của biến thể Delta (biến thể virus SARS-CoV-2 lần đầu phát hiện ở Ấn Độ), với ca nhiễm đầu tiên là một phụ nữ được phát hiện hôm 21-5 ở Quảng Châu.
Theo tờ Thời báo Hoàn Cầu , đây cũng là lần đầu tiên Trung Quốc ghi nhận đợt dịch do biến thể virus này gây ra.
Quảng Châu đã lấy gần 28 triệu mẫu xét nghiệm axit nucleic kể từ lúc bắt đầu xét nghiệm trên diện rộng hôm 26-5. Nhiều người dân được xét nghiệm nhiều lần.
Một công nhân 45 tuổi tại cảng Diêm Điền thuộc thành phố Thâm Quyến (có hơn 17 triệu dân) có kết quả dương tính ở lần xét nghiệm thứ 12, sau khi 11 lần xét nghiệm từ ngày 21-5 tới 1-6 đều âm tính. Ngôi làng của người này đã phải trải qua 5 đợt xét nghiệm axit nucleic.
Các thành phố Quảng Châu, Thâm Quyến, Phật Sơn đã triển khai xét nghiệm diện rộng sau khi ghi nhận ca nhiễm.
Trung Sơn và Giang Môn – hai thành phố ở Quảng Đông vẫn chưa ghi nhận ca nhiễm – cũng bắt đầu xét nghiệm trên diện rộng đầu tuần này để phòng ngừa.
Kể từ cuối tuần trước, Singapore đã cấm nhập cảnh với các hành khách đã tới tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc trong vòng 21 ngày trước đó.
Lý do Trung Quốc yêu cầu người nhập cảnh xét nghiệm COVID-19 qua hậu môn
Giới chức Trung Quốc đã yêu cầu người nhập cảnh một số thành phố ở nước này phải lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 qua hậu môn. Lý do được đưa ra đã gây tranh cãi cả trong và ngoài Trung Quốc.
Phương pháp xét nghiệm COVID-19 qua hậu môn ở Trung Quốc gây tranh cãi. Ảnh: Xinhua
Theo trang livescience.com, tuần này, giới chức Nhật Bản không hài lòng khi một số công dân Nhật Bản vào Trung Quốc đã phải trải qua kiểu lấy mẫu xét nghiệm này. Họ cho rằng lấy mẫu xét nghiệm qua hậu môn rất ảnh hưởng tới tâm lý.
Hồi tháng 2, một số nhà ngoại giao Mỹ cho biết họ bị yêu cầu xét nghiệm qua hậu môn và ngay lập lực Bộ Ngoại giao Mỹ đã phản ứng.
Phát ngôn viên bộ này nói: "Bộ Ngoại giao Mỹ không bao giờ đồng ý với kiểu xét nghiệm này và đã phản đối trực tiếp tới Bộ Ngoại giao Trung Quốc khi biết rằng một số nhân viên Mỹ là đối tượng của xét nghiệm".
Trung Quốc đã bác bỏ thông tin rằng nhân viên ngoại giao Mỹ bị yêu cầu xét nghiệm kiểu này.
Hiện chưa rõ có bao nhiêu hành khách quốc tế bị yêu cầu xét nghiệm qua hậu môn, nhưng Bắc Kinh và Thượng Hải đều yêu cầu thực hiện xét nghiệm này cho một số hành khách nhập cảnh.
Một số bác sĩ Trung Quốc cho rằng xét nghiệm kiểu này là để phát hiện những người mang virus SARS-CoV-2 nhưng không có triệu chứng hoặc người đã có triệu chứng nhẹ và hồi phục nhanh. Họ cho rằng virus này tồn tại ở phân lâu hơn là ở mũi và họng.
Ông Li Tongzeng, bác sĩ bệnh truyền nhiễm ở Trung Quốc nói: "Bổ sung xét nghiệm qua hậu môn có thể tăng tỷ lệ phát hiện dương tính".
Một số người Trung Quốc cũng bị yêu cầu xét nghiệm kiểu này. Hồi tháng 1, trên 1.000 sinh viên và giáo viên ở một quận tại Bắc Kinh đã xét nghiệm qua hậu môn cũng như qua dịch mũi để tìm người mắc COVID-19 sau khi có học sinh 9 tuổi dương tính với SARS-CoV-2. Một số người ở khách sạn cách ly cũng phải làm xét nghiệm kiểu này.
Xét nghiệm qua hậu môn gây tranh cãi giữa các chuyên gia, ngay cả ở Trung Quốc. Ông Yang Zhanqiu, Phó giám đốc khoa sinh học mầm bệnh tại Đại học Vũ Hán, nói rằng xét nghiệm dịch mũi và họng vẫn hiệu quả hơn qua hậu môn vì virus lây lan qua giọt bắn đường hô hấp chứ không phải qua phân. Nếu xét nghiệm là để ngăn người mắc bệnh không làm lây truyền bệnh thì qua mũi và họng vẫn là cách tốt nhất.
Các chuyên gia ngoài Trung Quốc cũng thắc mắc về cách xét nghiệm này vì những ai xét nghiệm dương tính với COVID-19 sau khi xét nghiệm qua hậu môn sẽ không thể làm lây bệnh cho người khác.
Thống đốc bang Alaska dương tính với virus SARS-CoV-2 Thống đốc bang Alasaka, ông Mike Dunleavy, ngày 24/2 thông báo có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Thống đốc bang Alasaka của Mỹ, ông Mike Dunleavy. Ảnh: AFP/TTXVN Theo Văn phòng Thống đốc bang Alaska, ông Dunleavy có các triệu chứng COVID-19 nhẹ và hiện đang cách ly tại nhà. Sáng...