Cá vừa được phóng sinh xuống sông Sài Gòn đã bị tóm
Nhiều người thả cá phóng sinh xuống sông Sài Gòn ấm ức khi cá vừa bơi được một đoạn thì bị một số thanh niên dùng điện, vợt bắt cá trở lại.
Hàng triệu con cá được người dân, phật tử mua để thả xuống sông Sài Gòn nhân dịp lễ Vu lan.
Chiều 16.8 (14 tháng 7 Âm lịch), nhiều người dân, phật tử mang cá, chim đi phóng sinh ở gần các chùa tại TP.HCM. Chùa Diệu Pháp (quận Bình Thạnh) nằm bên sông Sài Gòn là một trong những địa điểm tốt để thả cá. Tuy nhiên, hàng triệu con cá vừa được thả xuống sông Sài Gòn thì ngay lập tức một số người chèo thuyền dùng chích điện và vợt bắt cá bỏ lại trên ghe.
Theo ghi nhận, “đội quân” bắt cá, rùa, lươn phóng sinh khoảng chục người. Có 4 thanh niên đi bộ dọc bờ sông Sài Gòn để bắt các loại cá lóc lớn, bắt rùa, ba ba. Ngoài ra có khoảng 5 chiếc thuyền luôn túc trực xung quanh, khi thấy có người thả cá phóng sinh những người này lập tức chèo ghe đến dùng chích điện để bắt cá.
Nhiều loại cá được Sài Gòn phóng sinh xuống sông Sài Gòn
“Những năm trước họ dùng vợt đứng ngay chỗ người thả cá để bắt, năm nay những người này ẩn sau những chiếc ghe lớn để vớt cá. Chỉ trong vòng 10 phút hàng chục kg cá được người dân phóng sinh bị “đội quân” này bắt trở lại lên ghe. Hành động này không những gây phản cảm mà còn ảnh hưởng đến hệ sinh thái thủy sản tại đây”, anh Trường Phong một phật tử nói.
Một số người không muốn cá, ba ba mình phóng sinh bị bắt đã chấp nhận thuê thuyền giá 200.000 đồng ra giữa sông Sài Gòn để thả. Tuy nhiên, khi biết có người thả ba ba giữa sông, 2 chiếc ghe liền nổ máy lao theo để bắt ba ba.
Nhiều người thả cá tỏ ra bức xúc nhưng cũng không biết làm gì. Số khác phản ứng với những người bắt cá nhưng họ vẫn phớt lờ và chích điện vớt cá nhanh hơn. “Cá vừa thả xuống nước thì bị bắt, thật không thể chấp nhận được”, chị Thu Trang (ngụ quận Bình Thạnh) lắc đầu ngao ngán.
Đến tối cùng ngày, khi bầu trời bắt đầu buông xuống, “đội quân” bắt cá hoạt động nhộn nhịp hơn, họ chèo ghe sát bờ sông chích điện vớt cá lên ghe. Khi số lượng cá đầy các can nhựa, có một số người trên bờ chờ sẵn để tiếp tục mang đi bán lại.
Cá chép hồng, cá lóc, rùa, ba ba là những loại động vật bị đội quân chích điện bắt khi vừa được phóng sinh.
Video đang HOT
Dọc bờ sông Sài Gòn có 5 chiếc thuyền dùng kích điện bắt cá khi vừa được thả. Nhiều người ấm ức nhưng cũng không biết làm gì.
Cá được phóng sinh bơi sát bờ sông
Người phụ nữ sau khi thấy có người chụp hình mình chích điện bắt cá liền chèo ghe bỏ đi
Để tránh số cá mình phóng sinh bị chích điện, một số người cố hắt cá ra xa khỏi bờ.
Số khác mướn thuyền ra giữa sông để thả.
Theo Dương Thanh (Dân Việt)
Lễ Vu Lan, người sống chi hàng triệu đồng mua hàng hiệu cho người chết
Lễ Vu Lan, rằm tháng 7 là mùa làm ăn lớn của hàng vàng mã bởi mọi người không tiếc tiền mua sắm biệt thự, xe hơi, iPhone, hàng hiệu... cho ông bà tổ tiên.
Với quan niệm sau cái chết, con người cũng có một đời sống, cũng có các nhu cầu như khi đang ở dương thế. Vì vậy, trong dân gian có câu "trần sao thì âm vậy".
Một số người vì quá thương tiếc người thân đã mất, sắm đủ thứ vàng mã để đốt cúng nhân ngày giỗ hoặc các dịp lễ như Rằm tháng 7, Tết Nguyên Tiêu, Tết Nguyên Đán, ngày giỗ..., để người đã chết sử dụng ở cõi âm.
Thị trường vàng mã đa dạng nhiều chủng loại
Vào những ngày như vậy, rất nhiều gia đình không tiếc tay chi tiền triệu để sắm sửa vàng mã. Một số loại vàng mã được người dân ưa chuộng như ô tô, xe máy, biệt thự,... thậm chí là iphone giấy.
Vàng mã là mặt hàng không thể thiếu trong Rằm tháng 7.
Theo khảo sát của PV, càng gần đến ngày rằm tháng 7, lượng khách hàng có nhu cầu mua vàng mã tăng nhanh chóng. Nắm bắt được nhu cầu của khách hàng, rất nhiều cơ sở sản xuất ngày càng đa dạng mẫu mã để phục vụ nhu cầu, thị hiếu của người dân.
Tìm về làng Đông Hồ (Bắc Ninh), một trong những địa điểm sản xuất vàng mã cung ứng cho thị trường Hà Nội. Chị Hà, một chủ cơ sở ở đây cho biết: "Xã hội ngày càng phát triển, thì việc tìm đến văn hóa tâm linh ngày càng cao".
Chị này cho biết, trong thời gian gần đây, mặt hàng đắt khách nhất và bán chạy nhất luôn là ô tô, xe SH và đặc biệt là những chiếc Iphone. Giá cả của chúng cũng rất đa dạng. Theo lời chia sẻ của chị Hà, giá tiền phụ thuộc vào kích thước, độ tinh xảo và vật liệu đi kèm, chúng tạm được gọi là vàng mã "hàng hiệu".
"Nếu một chiếc ô tô giá rẻ nhất cũng 50 ngàn đồng. Nhưng nếu có khách đặt hàng ô tô cỡ to, mẫu mã đẹp thì có thể lên tới 500 ngàn đồng, có những mẫu cả triệu đồng. Iphone cũng vậy, những mẫu đại trà thì vài chục nghìn thôi. Nhưng nếu hàng đẹp thì lên cả trăm ngàn là bình thường", chị này cho biết.Những loại ô tô giấy, biệt thự giấy thu hút người mua.
Những loại ô tô giấy, biệt thự giấy hút người mua.
PV tiếp tục tìm đến nơi đổ buôn nổi tiếng của Hà Nội, đó là phố Hàng Mã. Tại đây từ rất lâu, nơi đây đã nổi tiếng về mặt hàng vàng mã. Mỗi dịp cận Tết, hoặc Rằm tháng 7, không khí mua bán vàng mã ở đây rất nhộn nhịp.
Bà Đức, chủ một cửa hàng khi thấy khách có nhu cầu mua hàng cũng ra mời chào: "Em ơi, vào xem hàng mã nhà chị. Em muốn cái gì cũng có".
Theo lời chia sẻ của bà Đức, bất kì thứ gì cũng có thể làm được: "Nếu em muốn hàng đẹp, hay những mẫu lạ mắt thì giá có đắt hơn 1 chút và phải đặt trước 2 - 3 ngày thì bọn chị làm riêng cho em".
Vị chủ cửa hàng này còn cho biết thêm: "Tuy nhiên, bọn chị không đặt làm riêng lẻ tẻ, chị nhận những đơn hàng có giá 1 triệu trở lên".
Chi cả chục triệu mua vàng mã ngày Rằm tháng 7
Tại Hàng Mã, một số mặt hàng bán chạy nhất chủ yếu là tiền âm phủ, vàng, quần áo vì có giá khá bình dân. Một bộ quần áo, giày dép, trang sức, đồ dùng cho người cõi âm loại thường có giá từ 35.000- 80.000 đồng.
Dù có giá không hề rẻ, nhưng gia đình nào cũng muốn cúng lễ Vu Lan tươm tất.
Năm nay thị trường hàng mã xuất hiện các loại quần áo thời trang được thiết kế tinh xảo như thật, có giá 120.000 - 200.000 đồng/bộ. Các loại ô tô, xe máy, biệt thự đầy đủ tiện nghi bên trong có giá từ khoảng 180.000 - 250.000 đồng. Bộ đồ công nghệ gồm điện thoại Iphone, máy tính bảng Ipad có giá 150.000 đồng.
Anh Bình, chủ một quầy vàng mã tại chợ Hôm, cho biết: "Đồ mã hàng hiệu năm nay rất hút khách mặc dù kinh tế khó khăn, người dân thắt chặt chi tiêu. Từ sáng tới giờ mình bán được khoảng gần trăm căn biệt tự mà vẫn chỉ thấy toàn khách hỏi mua và đặt ô tô với nhà lầu".
Giá mỗi căn biệt thự cũng nhảy múa từ 100 ngàn đồng - 500 ngàn đồng.
Giải thích cho nhu cầu của người dân, chị Đỗ Việt Hà (Lò Đúc) cho rằng: "Cả năm mới có ngày rằm tráng 7 nên việc mua vàng mã là cần thiết".
Chị này nói thêm: "Có nhiều người bảo đây là mê tín dị đoan nhưng chị nghĩ đó là văn hóa rồi, bỏ cũng khó".
Chị Hà bật mí: "Chỉ riêng quần áo, vàng mã không, chị cũng mất 5 - 6 triệu rồi. Còn phải mua cho các cụ điện thoại, ô tô, biệt thự nữa.... chắc phải lên cả chục triệu".
Khi PV hỏi: "Liệu mua điện thoại về dâng lên cho tổ tiên, liệu người âm có dùng được không?", chị Hà nửa đùa, nửa thật: "Chắc là dùng được đó em à".
Xu hướng sắm đồ hiệu, đắt tiền rất thịnh hành ngày Rằm tháng 7 năm nay.
Cùng chung quan điểm với chị Hà, chị Hoàng Liên (Hàng Da) cũng gạt đi khi có người cho rằng việc mua vàng mã là tốn kém, mê tín.
"Tôi cho rằng, việc mua vàng mã là điều tối thiểu mà con cháu có thể làm với người đã khuất. Bản thân tôi là người kinh doanh, việc có lòng tin vào tâm linh giúp tôi làm ăn tốt hơn" (?!), chị Liên nói.
Nhiều chủ cửa hàng trên phố Hàng Mã, chợ Đồng Xuân,... đều khẳng định mặc dù kinh tế khó khăn hơn những năm trước, người dân cắt giảm chi tiêu nhưng độ "thoáng" trong vấn đề chi tiêu mua sắm hàng mã đốt cho người cõi âm của người Hà Nội năm nay lại không hề giảm. Thậm chí xu hướng sắm đồ hiệu, đắt tiền còn cao hơn.
Bà Đức, chủ tiệm vàng mã cho biết: "Giờ ít người mua hàng xấu lắm, toàn đặt hàng từ trước 1 tuần để mua những loại vàng đẹp, giá có đắt hơn 1 chút".
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Phật tử nhí rơi nước mắt trong lễ Vu lan Phụ huynh, học sinh không cầm được nước mắt trước hành động dâng trà, rửa chân, nghi thức lần đầu xuất hiện tại lễ Vu lan báo hiếu. 8h sáng, tại Thiền viện Sùng Phúc (Cự Khối, Long Biên, Hà Nội), đông đảo phụ huynh và phật tử nhí đến tham dự lễ Vu Lan báo hiếu. Ngày Vu lan báo hiếu nhắc...