Cá voi xanh dài 12m bất ngờ xuất hiện ở biển Đề Gi
Chiều 26-7, ông Đình Thành Tiến, chủ tịch UBND xã Cát Khánh, huyện Phù Cát (Bình Định), cho biết vào sáng cùng ngày tại khu vực Hòn Trâu, thuộc vùng biển Đề Gi xuất hiện 2 con cá voi xanh trước sự kinh ngạc của nhiều du khách và hướng dẫn viên.
Hai con cá voi xanh xuất hiện ở khu vực Hòn Trâu, thuộc biển Đề Gi, xã Cát Khánh, huyện Phù Cát (Bình Định) – Ảnh: THANH TOÀN
Theo ông Tiến, hai con cá voi xanh này xuất hiện ở vùng biển Hòn Trâu từ 8h đến 11h trưa nay thì bơi đi. Cả hai dài hơn 12m và ước nặng gần 15 tấn.
Anh Đỗ Thanh Toàn (37 tuổi, một hướng dẫn viên du lịch chứng kiến cảnh cá voi xuất hiện ở Hòn Trâu) cho biết anh đang dẫn một đoàn khách tham quan cung đường biển Hòn Trâu – Vũng Bồi thì phát hiện một cặp cá voi xanh đang kiếm ăn gần bờ. Chúng bơi theo đàn cá cơm để săn mồi.
“Theo các hướng dẫn viên du lịch tại khu vực biển Đề Gi, hai con cá voi xanh này xuất hiện ở đây đã 2 ngày trước. Cả hai đều bơi theo đàn cá cơm, cá trích đang ở gần bờ để kiếm ăn.
Từ trước tới nay, cá voi xanh cũng có đôi lần xuất hiện ở khu vực Hòn Trâu vào mùa này. Tuy nhiên số lượng lại không nhiều như lần này”, ông Tiến cho biết thêm.
Video đang HOT
Đề nghị Bộ Công an điều tra đường dây đưa tàu cá ra nước ngoài đánh bắt
Tỉnh Bình Định đề nghị Bộ Công an điều tra, xác minh, xác lập chuyên án đấu tranh với các đường dây tổ chức môi giới đưa tàu cá ra nước ngoài để khai thác hải sản trái phép.
Ngư dân bị bắt giữ, lấy tài sản
Theo UBND tỉnh Bình Định, từ đầu năm 2022 đến nay, trên địa bàn tỉnh vẫn còn 5 tàu cá với 30 lao động vi phạm vùng biển nước ngoài, bị lực lượng chức năng Malaysia bắt giữ; 2 tàu khác với 10 lao động bị kiểm soát, lấy tài sản rồi thả trên biển. Trong đó, riêng huyện Phù Cát có 6 tàu vi phạm IUU.
Tỉnh Bình Định là địa phương có đội tàu đánh bắt xa bờ rất hùng hậu.
Các tàu bị bắt giữ gồm: tàu BĐ 93347 TS (6 thuyền viên) do ông Nguyễn Xuân Quang (SN 1983) làm chủ tàu kiêm thuyền trưởng, tàu BĐ 31188 TS (6 thuyền viên) của ông Đỗ Quang Nhân (SN 1996), tàu BĐ 93430 TS (6 lao động) của ông Ngô Hồng Đạt (SN 1980), tàu BĐ 30129 TS (6 thuyền viên) của ông Phan Hữu Lộc (SN 1966) và tàu BĐ 31207 TS (6 thuyền viên) của ông Trần Cường (SN 1973, tất cả đều trú tại huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định).
Các tàu cá trên đều hành nghề câu mực, bị lực lượng thực thi hàng hải Malaysia bắt giữ khi xâm phạm vùng biển nước này. Qua xác minh, tàu của các ông Lộc, Nhân, Cường, Đạt đều xuất bến tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và nhiều tháng ở các vùng biển phía Nam chưa về địa phương.
Riêng tàu của ông Lộc không có thiết bị giám sát hành trình, từ năm 2005 đến nay chưa về Bình Định nên chính quyền địa phương phát tin truy tìm nhiều năm.
Trong khi đó, tàu BĐ 30111 TS (6 thuyền viên) do ông Huỳnh Công Hưng (SN 1975, xã Cát Minh, huyện Phù Cát) cũng vi phạm lãnh hải nước ngoài, bị lực lượng chức năng Malaysia kiểm soát, tịch thu tài sản rồi thả trên biển. Tàu còn lại mang số hiệu BĐ 95548 TS của ngư dân thị xã Hoài Nhơn bị tàu của cơ quan thực thi hàng hải Malaysia khống chế ngư dân, lấy đi một số tài sản, sau đó thả tàu cá và các ngư dân.
Giám sát chặt chẽ các tàu cá "né" không về địa phương
Theo UBND tỉnh Bình Định, hiện 5 tàu cá với 30 thuyền viên đang bị cơ quan chức năng nước ngoài giam giữ, chưa thả về địa phương nên chưa lập hồ sơ để xử lý.
Riêng đối với tàu cá của ông Huỳnh Công Hưng, hiện vẫn chưa về địa phương. Chính quyền tỉnh Bình Định chỉ đạo Bộ đội Biên phòng tỉnh ngay khi tàu cá này về bến sẽ tạm giữ để điều tra, xử lý.
Qua điều tra, xác minh các tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài, ngành chức năng Bình Định vẫn chưa phát hiện cá nhân, tổ chức nào trên địa bàn môi giới đưa tàu cá ra vùng biển nước ngoài đánh bắt trái phép.
Tuy nhiên, hoạt động các tàu cá vi phạm rất bất thường khi đều xuất bến ở các vùng biển phía Nam, đặc biệt đa số các tàu vi phạm khai thác ở vùng biển nước ngoài đều "né" không về tỉnh thời gian dài.
UBND tỉnh Bình Định đề nghị Bộ Công an chỉ đạo công an các tỉnh phía nam cần tăng cường công tác nắm bắt tình hình, điều tra, xác minh, lập chuyên án đấu tranh với các đường dây tổ chức môi giới đưa tàu cá ra nước ngoài để khai thác hải sản trái phép.
Đề nghị Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng tăng cường chỉ đạo các cơ quan biên phòng từ các tỉnh Bình Thuận - Kiên Giang (nơi có 400 tàu cá Bình Định hoạt động lâu ngày không về địa phương) tăng cường kiểm tra, kiểm soát để có những động thái cảnh báo, răn đe, xử lý để ngăn chặn việc vi phạm.
Tỉnh Bình Định cũng đề nghị Bộ Quốc phòng tăng cường lực lượng chấp pháp trên vùng biển chồng lấn, kể cả sử dụng UAV để tuần tra phát hiện vùng biển xa để thông báo các địa phương quản lý các tàu cá.
Đối với các tàu cá Bình Định lâu ngày không về địa phương, đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi tàu cá lưu trú, tăng cường công tác tuyên truyền vận động chủ tàu, thuyền trưởng cam kết khi khai thác thủy sản không vi phạm các quy định về IUU...
Xử phạt hơn 21 tỷ đồng tàu cá vi phạm quy định IUU
Thời gian qua, UBND tỉnh Bình Định đã lãnh đạo, chỉ đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố, các ngành chức năng đề ra nhiều chủ trương, giải pháp nhằm ngăn chặn, chấm dứt tình trạng tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài.
Đến nay, Bình Định đã ra quyết định xử phạt 24 tàu cá vi phạm quy định IUU với số tiền hơn 21 tỷ đồng, tịch thu 2 tàu cá bán bổ sung vào công quỹ nhà nước với số tiền gần 320 triệu đồng.
Tuy nhiên, các tàu cá tỉnh này vi phạm lãnh hải nước ngoài vẫn không giảm, hầu hết các tàu vi phạm từ 2018 đến nay đều có chiều dài dưới 15m, hoạt động ở các vùng lộng và nhiều năm không về địa phương, ảnh hưởng rất lớn đến việc khắc phục "thẻ vàng" của Ủy ban châu Âu.
Đà Nẵng: Hướng dẫn viên du lịch bị kẹp cổ, lôi đi trước mặt du khách Một hướng dẫn viên du lịch ở Đà Nẵng bị kẹp cổ, lôi từ sảnh khách sạn ra bờ biển và bị hành hung sau đó, ngay trước mặt du khách. Hướng dẫn viên du lịch Đà Nẵng bị kẹp cổ, lôi đi trước mặt du khách. Ảnh chụp màn hình Ngày 1.6, đại diện Công ty DaNang Travel Media xác nhận, một...