Cá voi sát thủ J35 ‘cõng’ xác con lần thứ hai, gây thương tâm và lo ngại
Tahlequah, con cá voi sát thủ mẹ từng mang xác con vượt 1.600 km đại dương trong 17 ngày vào năm 2018, lại một lần nữa thể hiện hành động thương tiếc con tương tự, khiến người yêu động vật trên khắp thế giới xó.t x.a, thương cảm.
Con cá voi sát thủ Tahlequah một lần nữa mang theo đứa con đã chế.t của mình gần Puget Sound trên bờ biển phía tây bắc tiểu bang Washington, Mỹ vào ngày 1/1/2025. Ảnh: NOAA Fisheries
Tahlequah, con cá voi sát thủ mẹ còn được gọi với mã số J35, từng chiếm trọn trái tim của mọi người yêu động vật trên toàn thế giới vào năm 2018 khi nó mang theo xác đứa con đã chế.t của mình trong 17 ngày và vượt hơn 1.600km đại dương, lại một lần nữa lại thể hiện hành động thương tiếc con tương tự.
Đứa con mới nhất của Tahlequah, một con cái được các nhà nghiên cứu gọi là J61, lần đầu tiên được công chúng phát hiện vào ngày 20/12/2024 tại khu vực Puget Sound trên bờ biển phía tây bắc của tiểu bang Washington. Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ sau đó đã xác nhận việc nhìn thấy cảnh Tahlequah mang xác con vào ngày 23/12. Tiến sĩ Michael Weiss, giám đốc nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Cá voi (CWR), cho biết: “Thật bi thảm, đến đêm giao thừa (dương lịch 2025), cá con được xác nhận đã chết”.
Các nhà nghiên cứu đã báo cáo rằng tính đến ngày 5/1, Tahlequah vẫn đang mang xác con. Tiến sĩ Brad Hanson, một nhà sinh vật học về động vật hoang dã tại Trung tâm Khoa học Thủy sản Tây Bắc của NOAA, cho biết, các thông tin cập nhật về hoạt động của cá voi sát thủ mẹ J35 với con nó là J61 có thể bị hạn chế khi nhóm gia đình hoặc đàn của nó rời khỏi vùng “lãnh thổ” chính Puget Sound.
Tahlequah liên tục thúc vào xác cá voi sát thủ con đã chế.t, nặng khoảng 136 kg, bằng mõm của nó để giữ ở gần và ngăn không cho đại dương kéo xác cá con đi.
“Cũng như lần trước, tôi nghĩ rằng, quá đủ để hiểu mối liên kết giữa mẹ và con ở cá voi sát thủ mạnh mẽ nhường nào (một trong những mối quan hệ xã hội bền chặt nhất ở bất kỳ loài động vật nào), nó rõ ràng không muốn buông con ra”, ông Weiss, nhà khoa học từng nghiên cứu về cấu trúc xã hội của cá voi sát thủ, cho CNN biết qua email.
Việc mất đi một con cá voi sát thủ con không chỉ gây tổn hại cho Tahlequah mà còn cho quần thể cá voi sát thủ thường trú ở vùng biển phía Nam (còn gọi là “Cư dân phía nam”) của Mỹ vốn suy giảm nhanh chóng, đang bên bờ vực tuyệt chủng khi chỉ còn 73 cá thể động vật có vú biển này tính đến năm 2019.
Cá voi sát thủ “Cư dân phía Nam” là một quần thể đặc biệt của loài cá voi sát thủ, sinh sống chủ yếu ở vùng ven biển phía đông bắc Thái Bình Dương, gần khu vực tiểu bang Washington, British Columbia (Canada) và bang Oregon, Mỹ. Đây là một trong những quần thể cá voi sát thủ được giới khoa học nghiên cứu kỹ lưỡng nhất.
Theo các nhà nghiên cứu, quần thể cá voi sát thủ “Cư dân phía Nam” được ghi nhận là “một trong những quần thể động vật có vú biển có nguy cơ tuyệt chủng nghiêm trọng nhất” ở Mỹ.
Video đang HOT
Một số con cá voi sát thủ cái được biết là mang theo xác những đứa con đã chế.t của chúng, nhưng thời gian và khoảng cách mà Tahlequah mang theo hai đứa con đã chế.t của mình là điều bất thường, theo các chuyên gia.
Hành động đau buồn này làm dấy lên mối lo ngại trong số các nhà nghiên cứu, trong đó có Tiến sĩ Weiss và Hanson, vì tác động về mặt thể chất và tinh thần của Tahlequah với tư cách là một thành viên của quần thể cá voi sát thủ “Cư dân phía Nam” dễ bị tổn thương. Việc mang theo trọng lượng cơ thể thừa của con cá voi sát thủ vừa đè nặng lên mẹ vừa làm chậm chuyển động của nó, điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng kiếm ăn của nó.
Tuy nhiên, Tiến sĩ Weiss lưu ý rằng trong suốt 17 ngày đau buồn ở lần mang xác con đầu tiên, tình trạng sức khỏe của Tahlequah không hề suy giảm rõ rệt. Điều này có thể báo hiệu rằng các thành viên khác trong đàn đang giúp nó nhận được nguồn thức ăn cần thiết của mình.
Một con cá voi sát thủ đẩy xác con của nó qua vùng biển ngoài khơi gần Victoria, Canada. Ảnh: Trung tâm nghiên cứu cá voi
Trong khi một số cá voi sát thủ cái được biết đến là đã đau buồn vì mất con theo cách tương tự như Tahlequah, thì khoảng cách và thời gian mà con cá mang mã số J35 “để tang” đứa con mới sinh vào năm 2018 đã khiến nó trở thành một ngoại lệ, thậm chí một biểu tượng. Theo chuyên gia Weiss, hành vi hiện tại của Tahlequah, dù phản ánh những hành động trong quá khứ, cũng là điều bất thường.
Tahlequah còn được biết đến là mẹ của một con cá voi sát thủ khác, J47, hiện khoảng 14 tuổ.i, và J57, một đứa con được sinh ra hai năm sau khi nó mất mát đứa con vào năm 2018.
Cá voi sát thủ thường sinh sản 5 năm một lần, giúp cá mẹ có thời gian phục hồi sau những đòi hỏi về mặt thể chất của thai kỳ và sinh con.
Mặc dù không có dữ liệu đáng kể nào có sẵn để gợi ý lý do tại sao Tahlequah đã mất hai đứa con, nhưng việc mang thai của cá voi sát thủ rất nhiều thách thức. Tiến sĩ Weiss cho biết gần 70% số lần mang thai trong quần thể cá voi sát thủ “Cư dân phía Nam”, mà Tahlequah và các con của nó là thành viên, dẫn đến sảy thai tự nhiên hoặc t.ử von.g rất sớm.
Những lần mang thai không thành công và cuộc đấu tranh sinh tồn trong cộng đồng cá voi sát thủ chỉ ăn cá ở đông bắc Thái Bình Dương có thể là do những thách thức từ ô nhiễm, tiếng ồn, cận huyết và thiếu cá hồi Chinook, nguồn thức ăn chính của chúng.
Bắc cực nóng lên và tác động đối với người dân bản địa
Nhiệt độ ở Bắc Cực tăng nhanh gấp ba lần mức trung bình toàn cầu, đ.e dọ.a nghiêm trọng cuộc sống của người dân bản địa.
Kể từ những năm 1980, nhiệt độ ở Bắc Cực đã tăng nhanh gần gấp ba lần so với mức trung bình toàn cầu. Mùa hè vừa qua là mùa hè ẩm ướt nhất được ghi nhận, trong khi một đợt nắng nóng vào tháng 8 đã thiết lập kỷ lục nhiệt độ ở phía bắc Alaska và Canada.
Những thay đổi khí hậu khắc nghiệt này đang giáng một đòn nặng nề lên cuộc sống của những người dân bản địa, những người gọi Bắc Cực là nhà.
Theo báo cáo mới nhất từ Cơ quan quản lý khí quyển và đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA), mùa hè năm nay ở Bắc Cực không chỉ là mùa hè ẩm ướt nhất được ghi nhận mà còn là mùa hè nóng thứ hai trong hơn một thế kỷ.
Những thay đổi đáng báo động này đang tạo ra những thách thức vô cùng lớn đối với người dân bản địa, những người vốn phụ thuộc vào sự ổn định của môi trường tự nhiên để sinh tồn.
Ông Max Neale, quản lý của Trung tâm các cộng đồng bị đ.e dọ.a về môi trường, nhận định: "Báo cáo Bắc Cực này là một hồi chuông cảnh báo sớm cho nước Mỹ. Alaska và Bắc Cực đang hứng chịu những tác động nặng nề nhất. Và chúng ta cần phải chuẩn bị cho những thách thức này".
Bắc Cực: Từ nơi giữ Carbon đến nguồn phát thải khí nhà kính
Báo cáo của NOAA cũng chỉ ra rằng Bắc Cực, nơi thường có vai trò giữ carbon trong đất đóng băng, giờ đây đang phát thải nhiều carbon hơn so với khả năng hấp thụ. Nguyên nhân là do các vụ cháy rừng gia tăng và hiện tượng băng vĩnh cửu tan chảy, giải phóng một lượng lớn carbon dioxide và khí methane vào khí quyển, làm trầm trọng thêm tình trạng biến đổi khí hậu.
Các nhà khoa học cho biết sự thay đổi này sẽ làm cho biến đổi khí hậu trở nên tồi tệ hơn. Đối với người bản địa Alaska, một sự thay đổi khí hậu đồng nghĩa với một sự thay đổi trong lối sống.
Bà Jackie Qatalina Schaeffer, giám đốc các sáng kiến về khí hậu tại Liên minh Y tế Bộ lạc bản địa Alaska (ANTHC), cho biết: "Chúng tôi có những cộng đồng phụ thuộc vào nguồn thực phẩm tự nhiên. Nền kinh tế của họ không được tính bằng tiề.n bạc, nhưng nếu nguồn cung cấp này biến mất, đó sẽ là một mất mát to lớn đối với cách sống của người dân Bắc Cực. Có những cộng đồng nhỏ phụ thuộc đến 80% vào nguồn thực phẩm hữu cơ tự nhiên này, và chúng đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi biến đổi khí hậu".
Báo cáo của NOAA cũng cho thấy rằng băng biển ở Bắc Cực tiếp tục thu hẹp sau nhiều thập kỷ suy giảm. Mức băng biển vào tháng 9 năm nay là mức thấp thứ sáu được ghi nhận.
Trên đất liền, các đàn tuần lộc di cư đã suy giảm hơn 60% trong vài thập kỷ qua. Báo cáo và các cộng đồng bản địa đều nhấn mạnh sự cần thiết của việc hợp tác giữa người dân bản địa và các nhà khoa học để quản lý biến đổi khí hậu ở Bắc Cực.
Bà Jackie Qatalina Schaeffer chia sẻ: "Tuần lộc là nguồn thịt chính, là nguồn protein số một của chúng tôi từ động vật trên cạn. Đó là nguồn sống của chúng tôi. Việc mất đi tuần lộc cũng giống như việc tước đoạt sinh kế của những người nuôi gà, giế.t hết gà của họ".
Tuần lộc: Triệu chứng của một vấn đề lớn hơn
Tuần lộc tại Alaska. Ảnh: alaska.org
Bà Qatalina Schaeffer cho rằng tuần lộc chỉ là một "triệu chứng" của một vấn đề lớn hơn đang đ.e dọ.a Bắc Cực và cả hành tinh.
"Khi chúng ta nhìn vào một loài vật như tuần lộc, sự suy giảm của chúng kể một câu chuyện về cả hệ sinh thái. Chúng phụ thuộc vào địa y, vốn có mối liên kết chặt chẽ với lớp băng vĩnh cửu bên dưới, là hệ thống làm mát của toàn bộ hành tinh. Khi nhìn vào hệ thống hành tinh như một tổng thể, chúng ta sẽ thấy hiệu ứng dây chuyền của biến đổi khí hậu", bà nói.
Ông Max Neale, quản lý trung tâm của ANTHC, cho biết Báo cáo Bắc Cực năm 2024 như một tiếng chuông báo động về một tương lai đầy nguy hiểm và tốn kém. "Nó thực sự đang kêu gọi chúng ta hãy hành động ngay lập tức. Và có những giải pháp hoàn toàn khả thi", ông nói.
ANTHC cho biết việc tăng cường tài trợ của liên bang cho các khu vực bị ảnh hưởng bởi băng vĩnh cửu tan chảy và cải thiện sự phối hợp ứng phó thiên tai của chính phủ là một số biện pháp có thể giúp các cộng đồng bản địa thích ứng với sự thay đổi của Bắc Cực.
Biến đổi khí hậu đang tàn phá Bắc Cực với tốc độ đáng báo động, đ.e dọ.a không chỉ hệ sinh thái mong manh mà còn cả cuộc sống của người dân bản địa.
Báo cáo Bắc Cực năm 2024 là lời cảnh báo mạnh mẽ, kêu gọi hành động khẩn cấp để bảo vệ Bắc Cực và cả hành tinh của chúng ta.
Biến đổi khí hậu đang định hình các cơn bão cực đoan như thế nào? Sự hình thành và hoạt động của những cơn bão mạnh nhất thế giới đang dần thay đổi. Để thích ứng với các cơn bão có sức tàn phá lớn hơn, các quốc gia đang chạy đua tìm hiểu và đưa ra giải pháp phù hợp, kịp thời trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn biến khó lường. Bão Beryl là cơn...