Ca tử vong do Covid-19 ở Nga tăng kỷ lục

Theo dõi VGT trên

Nga ghi nhận hơn 800 người chết do Covid-19 trong 24 giờ qua, mức cao nhất từ khi dịch bùng phát, khi đất nước vật lộn với biến chủng Delta.

Thống kê của chính phủ Nga hôm 26/8 cho thấy nước này ghi nhận 820 ca tử vong và 19.630 ca nhiễm mới. Ca tử vong do Covid-19 ở Nga nhiều lần tăng mức kỷ lục trong tháng 8.

Số liệu mới nhất nâng tổng số ca tử vong trong đại dịch tại Nga lên 179.243, cao nhất châu Âu, trong khi ca nhiễm cũng tăng lên 6.824.540. Nga hiện là vùng dịch lớn thứ tư thế giới.

Tuy nhiên, thống kê này chỉ tính đến các trường hợp tử vong khi Covid-19 được coi là nguyên nhân chính sau khám nghiệm tử thi. Theo định nghĩa rộng hơn về các trường hợp tử vong liên quan Covid-19, cơ quan thống kê Rosstat báo cáo cuối tháng 6 rằng Nga đã ghi nhận hơn 300.000 ca tử vong.

Từ giữa tháng 6, Nga phải hứng chịu sóng lây nhiễm mới do biến chủng Delta gây ra. Giới chức Nga cũng phải đối phó tình trạng một bộ phận người dân nghi ngờ vaccine, khiến quá trình tiêm chủng bị trì trệ.

Moska, tâm điểm đợt bùng phát ở Nga, và một số khu vực khác đã đưa ra các biện pháp tiêm phòng bắt buộc cho một số nhóm công dân và khuyến khích tiêm chủng. Tính đến 26/8, hơn 35 triệu trong số 146 triệu người Nga đã được tiêm chủng đầy đủ, theo trang web Gogov, nơi thống kê dữ liệu Covid-19 từ các khu vực.

Ca tử vong do Covid-19 ở Nga tăng kỷ lục - Hình 1

Nhân viên y tế mặc đồ bảo hộ di chuyển một bệnh nhân Covid-19 tại bệnh viện ở ngoại ô Moskva, Nga tháng trước. Ảnh: Reuters .

Mỹ , vùng dịch lớn nhất thế giới, ghi nhận thêm 149.217 ca nhiễm và 1.110 ca tử vong, nâng tổng số ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 39.321.324 và 651.838.

Tổng thống Joe Biden đang mở rộng mục tiêu biến Mỹ trở thành “kho” vaccine trên phạm vi quốc tế. Biden đã bị chỉ trích vì cho phép người Mỹ tiêm liều tăng cường từ tháng 9, nhưng quan chức Mỹ nói rằng ngay cả tiêm mũi thứ ba cho người dân, nước này vẫn đủ khả năng duy trì đóng góp vaccine ra nước ngoài.

Nhà Trắng hôm 26/8 cho biết Mỹ sẽ chuyển hơn hai triệu liều vaccine Covid-19 tới Algeria, Ghana và Yemen, thúc đẩy nỗ lực chống lại đợt bùng phát thứ ba trên khắp châu Phi, nâng tổng số liều Mỹ hỗ trợ châu lục này lên 25 triệu.

Các chuyến hàng sẽ tới trước cuối tuần này, là lô vaccine đầu tiên Mỹ tặng ba quốc gia trên. Trước đó, Mỹ đã chuyển vaccine đến Nigeria và Nam Phi, hai quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề.

Lô vaccine này được lấy từ lượng dư thừa trong kho dự trữ của Mỹ. 604.800 liều Johnson & Johnson sẽ đến Algeria, hơn 1,2 triệu liều Moderna tới Ghana, và 151.200 liều Johnson & Johnson khác đến Yemen. Tất cả các lô hàng được thực hiện thông qua chương trình phân phối vaccine Covax, do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và liên minh vaccine Gavi dẫn đầu.

Video đang HOT

Châu Phi đang đứng trước sóng lây nhiễm thứ ba và thất bại trong cuộc đua tiêm chủng hàng loạt. Chưa đến 2% dân số trên khắp lục địa này được tiêm chủng đầy đủ. Một số nước thậm chí phải tiêu hủy vaccine chưa sử dụng vì thiếu cơ sở hạ tầng y tế để thực hiện hoặc người dân hoài nghi vaccine.

Ghana, với dân số khoảng 32 triệu người, ban đầu được ca ngợi là hình mẫu chống Covid-19, thậm chí còn sử dụng máy bay không người lái để vận chuyển vaccine đến các vùng sâu vùng xa. Ghana cũng là quốc gia đầu tiên tiêm vaccine thông qua Covax hồi tháng 2.

Tuy nhiên, chưa đến 3% dân số được tiêm chủng đầy đủ. Ca tử vong do Covid-19 tại Ghana là 982, mức bị WHO nghi ngờ vì thiếu xét nghiệm.

Algeria, quốc gia có quan hệ thân thiết với Nga và là nước nhận vaccine Sputnik V sớm nhất, cũng đang phải vật lộn để có vaccine. Theo số liệu của WHO, đã có 5.063 ca tử vong do Covid-19 tại đất nước 43 triệu dân này.

Các nhà sản xuất vaccine Covid-19 Pfizer và BioNTech đã hợp tác với công ty dược phẩm Brazil Eurofarma để phân phối liều lượng ở Mỹ Latinh. Việc sản xuất sẽ bắt đầu vào năm tới và công suất tối đa đạt 100 triệu liều thành phẩm mỗi năm.

“Tất cả mọi người, bất kể điều kiện tài chính, chủng tộc, tôn giáo hay địa lý, đều xứng đáng được sử dụng vaccine Covid-19 để được cứu sống”, giám đốc Pfizer Albert Bourla cho biết. “Sự hợp tác mới của chúng tôi với Eurofarma mở rộng mạng lưới chuỗi cung ứng toàn cầu, giúp chúng tôi tiếp tục cung cấp khả năng tiếp cận công bằng và bình đẳng vaccine Covid-19″.

Brazil là điểm nóng đại dịch toàn cầu, với mức tăng kỷ lục 1.300 người chết hôm 23/8, nâng tổng số người chết lên gần 575.000, chỉ sau Mỹ. Biến chủng Delta lây lan nhanh càng đặt ra thách thức với nước này, bên cạnh đó là những cuộc biểu tình phản đối cách chính phủ xử lý khủng hoảng và chậm triển khai vaccine.

Theo Pfizer và BioNTech, các công ty đã chuyển hơn 1,3 tỷ liều vaccine đến hơn 120 quốc gia và vùng lãnh thổ, đặt mục tiêu cung cấp một tỷ liều hàng năm cho các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình vào năm 2021 và 2022 .

Tháng trước, các công ty công bố thỏa thuận tương tự với Biovac ở Nam Phi, với mục tiêu cung cấp 100 triệu liều mỗi năm cho 55 quốc gia thuộc Liên minh châu Phi.

Tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới ngày 21/1

Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến khoảng 22h ngày 21/1 (giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận 97.441.022 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 2.086.509 ca tử vong. Số bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh là 70.008.864 người.

Tính đến nay, Mỹ có 415.926 ca tử vong trong tổng số 25.001.446 ca nhiễm. Tiếp đó là Ấn Độ với 152.906 ca tử vong trong số 10.611.719 ca bệnh. Brazil đứng thứ 3 với 212.893 ca tử vong trong số 8.639.868 bệnh nhân...

Tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới ngày 21/1 - Hình 1
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19 tại một bệnh viện ở California, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN

Trong 24 giờ qua, Anh và Indonesia là hai nước ghi nhận số ca tử vong mới cao nhất từ trước đến nay, với lần lượt là 1.820 ca và 346 ca.

Do tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến căng thẳng, nhiều nước trên thế giới tiếp tục siết chặt các biện pháp phòng chống dịch.

Tại Bắc Mỹ, Canada thông báo sẽ gia hạn lệnh cấm nhập cảnh tới ngày 21/2 đối với khách quốc tế đến nước này với mục đích không cần thiết. Những trường hợp được miễn trừ lệnh cấm nhập cảnh này phải có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 trước khi lên máy bay và phải thực hiện cách ly 14 ngày khi đến Canada.

Tại Mexico, quốc gia này liên tiếp ghi nhận số ca tử vong mới theo ngày cao kỷ lục, với 1.539 ca trong ngày 20/1 và 1.584 ca vào ngày 19/1. Riêng trong ngày 20/1, nước này ghi nhận tới 20.548 ca mắc mới, gần đạt mức cao nhất kể từ khi dịch bùng phát.

Tới nay, Mexico đã ghi nhận gần 1,69 triệu ca mắc và hơn 144.000 ca tử vong liên quan tới COVID-19. Tuy nhiên, tỷ lệ xét nghiệm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 tại nước này thấp và giới chức y tế ước tính số ca tử vong thực sự có thể lên tới gần 195.000 ca.

Các bệnh viện ở thủ đô Mexico City, tâm dịch của cả nước, đã hoạt động 89% công suất trong ngày 20/1, trong khi 61% số giường bệnh trên toàn quốc đã đều lấp đầy. Khó khăn trong việc tìm kiếm giường bệnh đã buộc nhiều gia đình tìm cách điều trị cho người thân của họ tại nhà, điều này đã tạo nên tình trạng thiếu bình thở oxy và làm gia tăng các vụ trộm cắp vật dụng y tế này.

Tại châu Âu, Thụy Điển tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội ở mức cao, theo đó các trường phổ thông trung học sẽ duy trì việc học và giảng dạy từ xa, trong khi công chức viên chức nhà nước tiếp tục làm việc tại nhà. Thủ tướng Thụy Điển Stefan Lofven đã công bố quyết định trên trong cuộc họp báo ngày 21/1. Chính phủ Thụy Điển cũng điều chỉnh khuyến nghị đối với các trường trung học cho phép kết hợp hình thức học tập từ xa và học trực tiếp tại lớp học, đồng thời kéo dài lệnh cấm bán rượu, bia sau 20h thêm 2 tuần.

Pháp thông báo sẽ ra lệnh đóng cáp treo tại các khu nghỉ dưỡng trượt tuyết tại nước này từ ngày 1/ 2 tới do đại dịch COVID-19. Biện pháp này thực chất sẽ xóa bỏ mùa du lịch trượt tuyết năm nay tại nước này. Cáp treo được sử dụng đưa du khách lên đỉnh đồi hoặc núi để trượt tuyết tại các khu nghỉ dưỡng.

Chính phủ Đức thông báo có thể phải đóng cửa biên giới nếu các nước láng giềng không hành động nhằm khống chế dịch bệnh.

Theo Chính phủ Đức, vấn đề nguy hiểm ở chỗ khi số ca nhiễm ở một nước tăng, biến thể của virus SARS-CoV-2 theo đó sẽ lây lan và chiếm số đông trong các ca nhiễm mới, sau đó số ca lây nhiễm biến thể này có thể vượt ngoài tầm kiểm soát. Do vậy, việc áp đặt các quy định nhập cảnh nghiêm ngặt hơn là điều khó tránh khỏi. Đức kêu gọi các nước cần phối hợp hành động để khống chế dịch bệnh.

Tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới ngày 21/1 - Hình 2
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Moskva, Nga, ngày 15/1/2021. Ảnh: THX/TTXVN

Trong khi đó, chính quyền thủ đô Moskva của Nga đã thông báo nới lỏng "đáng kể" các biện pháp chống dịch, viện dẫn thành công đạt được trong chiến dịch tiêm phòng. Theo đó, từ ngày 22/1, Moskva sẽ mở lại các viện bảo tàng và hiệu sách, trong khi các rạp hát và rạp chiếu phim được phép đón nhiều khán giả hơn.

Các trường học phổ thông, trường thể thao và các câu lạc bộ của trẻ em sẽ được nối lại hoạt động trực tiếp, trong khi sinh viên đại học sẽ tiếp tục học từ xa. Tuy nhiên, các quán rượu và nhà hàng tiếp tục phải đóng cửa từ 23h00 và các công ty cần đảm bảo ít nhất 30% nhân viên làm việc tại nhà. Người cao tuổi và những người mắc bệnh mạn tính được khuyến cáo ở trong nhà.

Trong tuần qua, thành phố Moskva đã ghi nhận trung bình 2.000 - 4.000 ca nhiễm mới/ ngày, giảm đáng kể so với hồi cuối tháng 12/2020. Trong khi đó, hơn 220.000 người trong tổng số 12 triệu dân Moskva đã được tiêm phòng.

Tại châu Á, Chính phủ Indonesia đã quyết định gia hạn thời gian thực thi lệnh hạn chế các hoạt động cộng đồng (PPKM) tại hai đảo Java và Bali từ ngày 26/1-8/2. Tuy nhiên, trong lần gia hạn này, PPKM có một số điều chỉnh về thời gian hoạt động của các trung tâm thương mại và nhà hàng. Theo đó, những cơ sở này sẽ được mở cửa tới 20h hằng ngày thay vì 19h trước đó. Ngoài ra, các văn phòng, công sở cũng bị giới hạn ở mức 25% công suất, đồng nghĩa với việc 75% nhân viên phải làm việc tại nhà.

Tương tự, các hoạt động học tập, giảng dạy chỉ được tiến hành trực tuyến. Các lĩnh vực thiết yếu liên quan đến những nhu cầu cơ bản vẫn được phép hoạt động 100% công suất song phải tuân thủ quy trình y tế nghiêm ngặt hơn. Chính phủ cũng cho phép lĩnh vực xây dựng hoạt động 100% công suất song bắt buộc phải thực hiện các thủ tục y tế. Các cơ sở tôn giáo vẫn được phép mở cửa song chỉ với 50% công suất.

Trong khi đó, Brisbane, thành phố lớn thứ 3 của Australia, thông báo từ ngày 22/1, người dân không cần đeo khẩu trang ở những nơi công cộng trong phòng kín do bang Queensland đã kiểm soát được sự lây lan của biến thể mới của virus SARS-CoV-2. Đến ngày 21/1, bang Queensland tiếp tục không ghi nhận ca nhiễm nào trong cộng đồng, cho phép nhà chức trách nới lỏng các biện pháp hạn chế. Theo Thống đốc bang, ông Annastacia Palaszczuk, kết quả này là nhờ chiến lược "hành động nhanh và quyết liệt" của bang.

Tại châu Phi, Hệ thống y tế ở "Lục địa Đen" đang gặp khó khăn nghiêm trọng do thiếu trang thiết bị y tế cần thiết trong bối cảnh các nước trong khu vực đang chật vật đối phó với làn sóng thứ hai dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, đẩy tỷ lệ tử vong vượt trên mức trung bình toàn cầu.

Trong tuyên bố đưa ra ngày 21/1, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) châu Phi cho biết tới nay, châu Phi đã ghi nhận khoảng 3,3 triệu ca mắc COVID-19 và gần 82.000 ca tử vong. Số liệu này dù chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng số ca mắc và tử vong trên toàn cầu, song các ca mắc đã tăng trung bình 14%/tuần trong tháng 12/2020.

Giám đốc CDC châu Phi John Nkengasong cho biết tỷ lệ tử vong do COVID-19 trên toàn châu lục hiện là 2,5% - cao hơn mức trung bình toàn cầu là 2,2%. Con số này chấm dứt giai đoạn tỷ lệ tử vong trung bình do COVID-19 tại châu lục này luôn thấp hơn so với phần còn lại của thế giới.

Liên quan đến chương trình tiêm chủng, Chính phủ Ecuador đã tiếp nhận 8.000 liều vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên của hãng Pfizer và triển khai ngay chương trình tiêm chủng vào ngày 21/1 với nhóm ưu tiên đầu tiên là các bác sĩ, nhân viên bệnh viện cùng nhóm những người sống và làm việc trong các trung tâm lão khoa.

Theo kế hoạch vào cuối tháng 2 tới, Ecuador sẽ nhận thêm 86.000 liều, từ tháng 3 trở đi các lô vaccine tiếp theo sẽ được tiếp tục chuyển tới nước này và được phân phối theo thứ tự, trước tiên là các thành viên của quân đội, cảnh sát, các ngành chiến lược, sau đó là cho tất cả những người dân Ecuador quyết định tự nguyện tiêm phòng. Chương trình tiêm phòng đại trà của Ecuador dự kiến bắt đầu từ tháng 3 cho tới tháng 10 năm nay.

Chile đã phê duyệt sử dụng khẩn cấp vaccine CoronaVac của hãng dược Sinovac (Trung Quốc). Theo Giám đốc Viện Y tế công Chile (ISP) Heriberto Garcia, cơ quan này quyết định phê duyệt vaccine CoronaVac do kết quả thử nghiệm cho thấy sản phẩm này an toàn và hiệu quả 78% trong việc ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm nếu tiêm 2 mũi cho những người trong độ tuổi từ 18-60. Sau khi ISP quyết định phê quyệt vaccine CoronaVac, Chile hy vọng sẽ nhận được 10 triệu liều vaccine, đồng thời cho biết nước này đã bắt đầu phân phối vaccine của Pfizer/BioNTech.

Tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới ngày 21/1 - Hình 3
Nhân viên y tế lấy máu xét nghiệm trước khi tiêm vaccine phòng COVID-19 cho tình nguyện viên tại Islamabad, Pakistan, ngày 8/1/2021. Ảnh: THX/TTXVN

Pakistan thông báo Trung Quốc đã đồng ý cung cấp miễn phí 500.000 liều vaccine phòng COVID-19 cho nước này vào ngày 31/1. Pakistan đưa ra thông báo trên sau khi Cơ quan quản lý Dược phẩm nước này ngày 18/1 đã phê chuẩn sử dụng vaccine phòng COVID-19 của hãng dược Sinopharm của Trung Quốc.

Ngoài 500.000 liều được cấp miễn phí, Pakistan sẽ cần thêm 1,1 triệu liều vaccine của Trung Quốc, dự kiến sẽ được cung cấp vào cuối tháng 2. Pakistan cũng đã phê chuẩn sử dụng vaccine phòng COVID-19 do hãng AstraZeneca và Đại học Oxford (Anh) hợp tác sản xuất. Hiện giới chức Pakistan cũng đang thảo luận với giới chức Anh về việc mua vaccine này.

Pakistan hy vọng tiêm phòng cho ít nhất 70% trong số những người trưởng thành ở nước này nhằm đạt được khả năng miễn dịch cộng đồng.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Nghị sĩ Mỹ đề xuất chấm dứt quan hệ thương mại bình thường với Trung Quốc
13:55:44 15/11/2024
Lấy lòng "Bộ trưởng" Elon Musk, các hãng đổ xô quay lại X để quảng cáo
06:14:22 15/11/2024
Ông Trump chọn người chống vaccine làm Bộ trưởng Y tế, cổ phiếu hãng vaccine rớt giá mạnh
13:18:15 15/11/2024
Châu Âu bị bủa vây bởi dịch bệnh sởi
17:19:54 15/11/2024
Nội các trẻ hóa của Tổng thống đắc cử Donald Trump
06:04:51 15/11/2024
Chân dung nhân vật gây tranh cãi được ông Trump đề cử làm Bộ trưởng Tư pháp
10:00:10 15/11/2024
Công dân Hàn Quốc bị bắt giữ vì mang hơn 300 con nhện độc quanh người
13:58:40 15/11/2024
Tương lai các hãng xe điện sẽ ra sao sau quyết đinh bỏ trợ cấp của ông Trump?
15:52:13 15/11/2024

Tin đang nóng

Huỳnh Hiểu Minh cúi đầu xin lỗi
20:59:48 16/11/2024
Thảm đỏ hot nhất hôm nay: "Em gái quốc dân" lộ mặt sưng phù gây sốc, Triệu Lệ Dĩnh "chặt đẹp" dàn mỹ nhân trong bài test cam thường
22:06:03 16/11/2024
Xoài Non bị nhận xét "còn non và thiếu tinh tế" khi liên tục làm 1 việc trước mặt bố mẹ Gil Lê
19:14:49 16/11/2024
Đàm Vĩnh Hưng nộp đơn kiện đòi bồi thường vụ tai nạn tại Mỹ
23:27:56 16/11/2024
Tin không vui cho Kỳ Duyên trước thềm Chung kết Miss Universe 2024
23:46:08 16/11/2024
Phi Thanh Vân thân mật bên bạn trai hơn 10 tuổi, NSƯT Đức Hải sống kín tiếng
23:48:37 16/11/2024
Bố dượng bán nhà cửa, kỷ vật, trả nợ thay con gái riêng của vợ
20:52:29 16/11/2024
Sao cũ đã hết thời giữa dàn nghệ sĩ thế hệ mới?
20:03:00 16/11/2024

Tin mới nhất

Dự báo về những thay đổi lớn trong ngành y tế Mỹ khi ông Kennedy trở thành bộ trưởng

05:09:52 17/11/2024
Ông Hutt nói: "Khi chúng ta nói về việc làm cho nước Mỹ khỏe mạnh, chúng ta thực sự phải bàn về vai trò chi phối của các tập đoàn lớn và cách các tập đoàn này đã nắm quyền kiểm soát các cơ quan chính phủ".

Trung Quốc và Nhật Bản nhất trí giảm căng thẳng vì lợi ích quốc gia

04:52:35 17/11/2024
Về phần mình, Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba tuyên bố Tokyo và Bắc Kinh nên cùng nhau hợp tác để thúc đẩy toàn diện mối quan hệ chiến lược cùng có lợi, xây dựng quan hệ song phương mang tính xây dựng và ổn định.

Tai nạn máy bay V-22 Osprey: Phi công quên bật 'công tắc nguồn'

22:01:39 16/11/2024
Việc không tuân thủ quy trình này khiến máy bay không đủ sức mạnh để bay lên, dẫn đến va chạm. Ngoài ra, phi công cũng bị đánh giá là điều khiển không đúng kỹ thuật khi máy bay ở gần mặt đất, gây ra tình trạng rung lắc mạnh.

Lý do Israel tăng cường tấn công trên mặt trận Syria

21:59:13 16/11/2024
Cách đây 10 ngày, Israel cũng đã tấn công cơ sở hạ tầng và tài sản của trụ sở tình báo Hezbollah tại Damascus. Đơn vị này trước đây được chỉ huy trực tiếp bởi chỉ huy tình báo Husain Ali Hazzima, người đã thiệt mạng tại Beirut một tháng...

APEC 2024: Hàn - Mỹ - Nhật nhấn mạnh cam kết tăng cường hợp tác

21:50:42 16/11/2024
Cũng tại cuộc gặp, 3 nhà lãnh đạo còn thảo luận nhiều vấn đề cùng quan tâm, trong đó có các vụ phóng tên lửa của Triều Tiên, cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine.

Nga ngừng cung cấp khí đốt tự nhiên cho Áo

21:43:37 16/11/2024
Áo thông báo họ có thể đối phó với việc mất đi nhà cung cấp khí đốt chính, với các nguồn dự trữ và năng lượng thay thế.

Israel hoàn tất đợt không kích thứ ba vào vùng ngoại ô thủ đô của Liban

21:42:13 16/11/2024
Các máy bay chiến đấu đã tấn công một kho tên lửa, cùng 15 bệ phóng tên lửa ở miền Nam Liban, bao gồm các bệ phóng được trang bị tên lửa dẫn đường nhắm vào lãnh thổ Israel.

Nga hạn chế xuất khẩu uranium làm giàu sang Mỹ

21:36:35 16/11/2024
Tuy nhiên, quyết định hạn chế mới của Nga có kèm các điều khoản miễn trừ cho phép tiếp tục xuất khẩu trong trường hợp lo ngại về nguồn cung cho đến năm 2027.

Chuyên gia nói về lý do Tổng thống Nga không tham dự hội nghị COP29

21:32:05 16/11/2024
Hai bên tái khẳng định mối quan tâm chung trong việc tiếp tục phát triển toàn diện quan hệ đối tác chiến lược và quan hệ đồng minh giữa Azerbaijan và Nga.

Lầu Năm Góc tiếp tục không thể giải trình đầy đủ các khoản ngân sách 824 tỷ USD

21:28:28 16/11/2024
Cùng với mục tiêu trên, Lầu Năm Góc sẽ phải chuyển giao những chiến lược quân sự cho chính quyền Trump sắp tới. Nhưng ông McCord kỳ vọng chính quyền mới có thể duy trì được phần lớn tính liên tục của chiến lược như trong quá khứ.

Chuyên gia Nga đánh giá về địa điểm tổ chức đàm phán tiềm năng giữa Tổng thống Putin và ông Trump

14:14:39 16/11/2024
Ông Nicolas Bidault, Trưởng phòng báo chí Bộ Ngoại giao Thụy Sĩ, khẳng định với tờ Izvestia rằng theo truyền thống, chính sách đối ngoại của Thụy Sĩ luôn sẵn sàng đóng vai trò trung gian khi các bên liên quan đồng thuận.

Vấn đề làm lu mờ chương trình tái thiết trị giá hàng tỷ USD của Ukraine

13:58:20 16/11/2024
Theo hãng tin AFP, khi đồng ý tham gia xây dựng lại các khu chung cư bị phá hủy ở thị trấn Gostomel ngoại ô Kiev, ông Gruyaert không ngờ rằng mình sẽ gặp phải những yêu cầu bất thường từ chính quyền địa phương.

Có thể bạn quan tâm

Lựa chọn nội các mới của ông Trump gây lo ngại ở châu Âu

Uncat

05:10:56 17/11/2024
Ban đầu, giới ngoại giao châu Âu tỏ ra nhẹ nhõm khi ông Trump chọn Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Marco Rubio làm ngoại trưởng. Tuy nhiên, niềm hy vọng này nhanh chóng tan biến sau khi các vị trí còn lại được công bố.

1 Hoa hậu lên tiếng về nghi vấn livestream nói xấu Kỳ Duyên

Sao việt

23:51:06 16/11/2024
Miss Universe Kazakhstan hiện vướng nghi vấn chơi xấu các đối thủ trước thềm chung kết, trong đó có đại diện Việt Nam.

Nhã Phương 'phá lệ' cùng Đỗ Mạnh Cường mang về 95 triệu cho trẻ mồ côi

Tv show

23:13:43 16/11/2024
Vì mong muốn giúp sức cho các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn, Nhã Phương nỗ lực cùng đồng đội là nhà thiết kế Đỗ Mạnh Cường vượt qua các thử thách của ban tổ chức.

Thu Trang và giới làm phim kêu cứu, Cục Điện ảnh: "Mong Quốc hội cân nhắc"

Hậu trường phim

22:37:14 16/11/2024
Hơn 30 doanh nghiệp điện ảnh đã ký tên và đóng dấu vào văn bản khẩn, kiến nghị về việc điều chỉnh mức thuế giá trị gia tăng (VAT) trong Dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng.

Sao nam bị vợ tố nghiện mua dâm lộ mức đền bù gây phẫn nộ

Sao châu á

22:18:28 16/11/2024
Yulhee tiết lộ Minhwan đã đề nghị đưa cho cô 50 triệu won (909 triệu đồng) bồi thường ly hôn và 2 triệu won (36 triệu đồng) tiền cấp dưỡng nuôi con.

Lộ nhan sắc thật vợ bầu của cầu thủ điển trai nhất nhì U23 Việt Nam, sắp "vỡ chum" nhưng vẫn làm điều đặc biệt cho chồng

Netizen

21:30:31 16/11/2024
Cựu cầu thủ U23 Việt Nam Huỳnh Tấn Sinh và vợ Phạm Nguyễn Bích Trâm đã có cái kết đẹp sau 3 năm hẹn hò. Cặp đôi đăng ký kết hôn và tổ chức lễ ăn hỏi vào tháng 11 năm 2023.

Nụ hôn đồng tính gây sốc của Han So Hee

Phim châu á

21:22:27 16/11/2024
Heavy Snow (Tạm dịch: Bão Tuyết) đang khiến MXH rần rần thời gian qua, đem đến những thước phim mơ mộng đẹp như sách truyện tới khán giả

Giải Cứu Anh "Thầy": Phim hài đen kén thị hiếu đại chúng nhưng có thách thức cảm thụ của khán giả?

Phim việt

21:12:31 16/11/2024
Bộ phim là hành trình gợi lên nhiều suy ngẫm, là cuộc đồng ngộ của hai thế hệ người lớn và người trẻ đã và đang bị cuốn vào vòng xoáy cuộc sống hối hả, mất dần kết nối và thấu cảm hiện nay.

Siêu bão Man-yi hướng vào Biển Đông, khả năng gặp 'bức tường' không khí lạnh

Tin nổi bật

20:56:53 16/11/2024
Siêu bão Man-yi tiếp tục ở cường độ cấp 16, giật trên cấp 17. Dự báo, khoảng ngày 18/11, sau khi vượt qua đảo Lu Dông (Philippines), bão di chuyển vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 9 nhưng sẽ giảm cấp nhanh khi gặp không khí lạnh.

Tùng Dương tiết lộ bị một nghệ sĩ Gen Z mắng, dạy hát từng câu

Nhạc việt

20:14:55 16/11/2024
Sáng 16/11, nam ca sĩ Tùng Dương đã có buổi họp báo giới thiệu đến công chúng album mới nhất mang tên Multiverse - Đa Vũ Trụ với 12 bài hát mới.

NewJeans sẽ nợ HYBE bao nhiêu tiền nếu phá vỡ hợp đồng?

Nhạc quốc tế

20:09:45 16/11/2024
Khán giả Hàn Quốc đang bàn tán xôn xao về số tiền NewJeans sẽ phải trả cho tập đoàn nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng.