Ca tử vong đầu tiên do bệnh tay chân miệng tại Quảng Ngãi
Chiều 18.10, lãnh đạo Sở Y tế Quảng Ngãi xác nhận bé N.L.S.H (18 tháng tuổi, ở xã Đức Minh, H.Mộ Đức) vừa tử vong do mắc bệnh tay chân miệng (TCM) tại Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng.
Các bọng nước trong lòng bàn tay ở bệnh nhi mắc bệnh tay chân miệng – ẢNH TƯ LIỆU CỦA BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
Đây là trường hợp bị bệnh TCM tử vong đầu tiên trong năm 2018 của tỉnh Quảng Ngãi.
Theo Sở Y tế Quảng Ngãi, tính đến chiều 18.10, toàn tỉnh ghi nhận hơn 1.500 ca mắc bệnh TCM.
Video đang HOT
Cùng ngày, tin từ Trung tâm y tế dự phòng TP.HCM cho biết tính từ đầu năm đến nay, toàn TP đã có 4.567 ca bệnh TCM, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2017 (4.412 ca).
Số ca sởi tiếp tục gia tăng với 181 ca, tăng 100% so với cùng kỳ năm 2017.
Trong khi đó, ngày 18.10 Bộ Y tế cho biết chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin sởi – rubella cho trẻ 1 – 5 tuổi vùng nguy cơ cao năm 2018 – 2019 sẽ được triển khai đợt 1 từ tháng 11 – 12.2018 tại 156 quận/huyện nguy cơ cao của 20 tỉnh/TP; đợt 2 triển khai trong tháng 1 – 2.2019 tại 262 quận/huyện nguy cơ cao của 37 tỉnh/TP. Dự kiến gần 4,3 triệu trẻ được tiêm.
Bên cạnh đó, hiện cả nước có 49 tỉnh/TP ghi nhận 2.301 trường hợp nghi sởi; 37 tỉnh/TP ghi nhận 954 trường hợp mắc sởi dương tính; đã có 1 trường hợp mắc sởi tử vong tại Hưng Yên.
Theo thanhnien
Quảng Ngãi: Bệnh viện "cháy" giường vì bệnh tay chân miệng
Số lượng bệnh nhân mắc tay chân miệng điều trị tại Bệnh viện Sản-Nhi Quảng Ngãi có thời điểm duy trì nhiều ngày ở con số 131 ca/ngày, chiếm gần 1/3 tổng số giường của toàn bệnh viện, dẫn đến cơ sở y tế này gặp nhiều khó khăn trong việc bố trí giường nằm cho bệnh nhân.
Sáng 12.10, Sở Y tế Quảng Ngãi đã tổ chức họp báo cung cấp thông tin diễn biến về tình hình dịch bệnh tay chân miệng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Đại diện Sở Y tế và ngành liên quan cung cấp tình hình bệnh tay chân miệng trên địa bàn tỉnh cho các phóng viên.
Ông Phạm Minh Đức - Phó Giám đốc Sở Y tế Quảng Ngãi cho biết, đến thời điểm này, toàn tỉnh đã phát hiện trên 1.300 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ năm trước. Riêng từ tháng 8 đến nay, tổng số ca mắc bệnh đã phát hiện trên 900 trường hợp. Địa phương có số ca bệnh nhiều nhất là TP.Quảng Ngãi (445 ca), huyện Bình Sơn (215 ca), huyện Tư Nghĩa (200 ca)... Rất may chưa có trường hợp tử vong nào. Nhưng điều đáng lo ngại là qua kết quả xét nghiệm 25 mẫu bệnh phẩm, có đến 22/25 mẫu, chiếm tỷ lệ 56% dương tính với Enterovrus 71 (EV 71) - chủng vi rút có khả năng gây biến chứng nặng và tử vong.
Ông Nguyễn Đình Tuyến - Giám đốc Bệnh viện Sản-Nhi Quảng Ngãi cho biết: "Số ca bệnh tay chân miệng điều trị tại đây có thời điểm duy trì nhiều ngày ở con số 131 ca/ngày, chiếm gần 1/3 tổng số giường của toàn bệnh viện, dẫn đến khó khăn trong việc bố trí giường nằm cho bệnh nhân. Sắp đến, bệnh viện sẽ cho mua thêm giường, bố trí chỗ nằm cho bệnh nhân ở khu vực điều trị bệnh này".
Ông Nguyễn Đình Tuyến - Giám đốc Bệnh viện Sản-Nhi Quảng Ngãi bày tỏ: "Để tránh lây lan cho trẻ khác trong quá trình điều trị tại đây, bệnh viện đã tổ chức một khu cách ly tuyệt đối. Tuy nhiên, số ca bệnh tay chân miệng điều trị tại Bệnh viện Sản-Nhi Quảng Ngãi có thời điểm duy trì nhiều ngày ở con số 131 ca/ngày, chiếm gần 1/3 tổng số giường của toàn bệnh viện, dẫn đến khó khăn trong việc bố trí giường nằm cho bệnh nhân. Sắp đến bệnh viện sẽ cho mua thêm giường, bố trí chỗ nằm cho bệnh nhân ở khu vực điều trị bệnh này".
Không riêng gì Quảng Ngãi, hiện tình hình bệnh tay chân miệng tại nhiều tỉnh thành tăng quá cao, dẫn đến nhiều cơ sở y tế, bệnh viện gặp khó khăn vì thiếu giường nằm. (Ảnh nguồn Facebook Nguyên Hoàng, TP.HCM)
Trước diễn biến ngày càng phức tạp với số ca bệnh chưa có dấu hiệu giảm, cùng với chỉ đạo của các cấp ngành trực thuộc, ông Phạm Minh Đức - Phó Giám đốc Sở Y tế Quảng Ngãi khuyến cáo: "Người dân, đặc biệt là các trường học cần thực hiện tốt việc cho trẻ ăn chín, uống sôi và thường xuyên rửa tay bằng xà phòng nhiều lần trong ngày. Vệ sinh sạch sẽ đồ chơi, dụng cụ học tập... hàng ngày cho trẻ. Báo cáo ngay cho cơ sở y tế gần nhất khi phát hiện có trường hợp trẻ mắc bệnh để được hướng dẫn, xử lý kịp thời".
Theo Danviet
Vì sao bệnh tay chân miệng có thể bị nhiễm nhiều lần? Chuyên gia về bệnh truyền nhiễm khuyến cáo cộng đồng không nên lơ là các biện pháp ngừa nhiễm bệnh tay chân miệng, do bệnh có thể tái nhiễm, thậm chí nhiễm nhiều lần. Các bọng nước trong lòng bàn tay ở bệnh nhi mắc bệnh tay chân miệng - ẢNH TƯ LIỆU BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG Theo tiến sĩ, bác sĩ...