Cả trường giúp Hiếu
Nhịp sống trẻ vừa nhận được lá thư từ ban giám hiệu Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh (Q.Bình Tân, TP.HCM). Lá thư tha thiết: có một số phận nhỏ nhoi, là học sinh nghèo của trường, đang trên giường bệnh với ý chí ham học ngoan cường…
Mỗi lần tới thăm, Bùi Chính (bạn cùng lớp) xoa bóp cho Hiếu bớt những cơn đau hành hạ – Ảnh: Bình Thanh
Cô Đặng Thị Yến – hiệu trưởng – bày tỏ: những tháng qua, thầy cô và học sinh của trường mỗi người góp một chút, được khoảng 36 triệu đồng giúp em nhưng chẳng thấm tháp vào đâu với căn bệnh suy thận mãn của cậu học trò nghèo hiếu học Phạm Trung Hiếu (lớp 11B4). Cô trăn trở: “Các bác sĩ cho biết để chữa trị cho Hiếu phải cắt bỏ quả thận hư và ghép thận. Mẹ của Hiếu đã chấp nhận hiến thận cho con nhưng chi phí ca phẫu thuật quá lớn, tới hơn 200 triệu đồng, cả gia đình và nhà trường đều quá sức…”.
Số phận nghiệt ngã
Hiện Hiếu đang ở giai đoạn cuối của bệnh suy thận mãn. 16 tuổi nhưng chỉ cao 1,35m, nặng chưa tới 25kg, trông Hiếu hom hem lọt thỏm trên giường bệnh. “Nếu không mổ để ghép thận thì phải chạy thận suốt đời. Tìm được thận tương thích, số tiền ít nhất để mổ là 200 triệu đồng. Còn nếu chạy thận thì gia đình bệnh nhân cũng phải tốn ít nhất 1 triệu đồng/tháng khi đã có bảo hiểm y tế, chưa kể tiền thuốc thang, bồi bổ” – bác sĩ Tạ Phương Dung, trưởng khoa nội thận – miễn dịch ghép, Bệnh viện 115 (Q.10) – cho biết.
Bệnh của Hiếu được phát hiện từ năm lớp 8 nhưng gia đình nghèo đành chịu. Đến năm nay khi lên lớp 11 thì bệnh trở nặng. Bà Nguyễn Thị Hồng (39 tuổi) – mẹ Hiếu, từ Bình Định vào đây làm lụng kiếm ăn nuôi con học – đi bán sữa đậu nành từ 4g sáng, chắt chiu mỗi ngày chưa tới 100.000 đồng; còn cha em – ông Phạm Phú Chí (46 tuổi), nuôi heo, thu nhập bấp bênh. Nơi trú mưa trú nắng cho gia đình Hiếu là chòi lá tạm bợ không số trên con phố không tên ở quận Bình Tân trong một con đường đất ngoằn ngoèo, được thuê với giá 1,5 triệu đồng/tháng.
Suốt 11 năm qua Hiếu đều học khá. Những ngày chưa nhập viện nhưng mắt mờ, tay chân bị phù khó cử động, mẹ không cho đi học, Hiếu khóc và lôi sách vở cặm cụi tự học. Cô chủ nhiệm Hà Phương Uyên cho biết nhiều khi Hiếu còn đòi giải bài tập sau mấy ngày không tới lớp.
Cô Uyên xúc động: “Trong lớp Hiếu hiền lành ít nói, học khá và rất siêng. Lúc ốm nặng Hiếu vẫn nhất quyết đi học. Tôi với mấy đứa nhỏ trong lớp phải tỉ tê mãi Hiếu mới chịu nghỉ để nhập viện”. Tháng 9 rồi phải nằm viện trúng đợt thi học sinh giỏi toán ở trường, Hiếu khóc đòi về đi thi nhưng bác sĩ không cho vì sợ nguy hiểm tới tính mạng. Không có sức đi học, nhiều hôm Hiếu đòi mẹ chở lên trường rồi nhờ bạn cõng vào lớp gặp thầy cô, bạn bè, nghe tiếng trống trường cho bớt nhớ mới chịu về.
“Hiếu nằm viện chưa được hai tháng mà đã phải chi hơn 60 triệu đồng. Nhưng dù cực khổ cỡ nào, dù phải ra đường ở, vợ chồng tôi cũng sẽ cố, chỉ mong con có cơ hội sống” – bà Hồng mím môi.
Tấm lòng thầy cô, bạn bè
Những ngày Hiếu nằm viện, thầy cô, bạn bè đến thăm và ai cũng đứt ruột nhìn thân hình nhỏ thó, héo queo đầy sẹo và vết băng bó. Hiếu chỉ có thể nhìn, gật, lắc chứ không nói nổi dù chỉ mấp máy môi. Rời viện về nhà, cả đêm đó cô hiệu trưởng Đặng Thị Yến trằn trọc không ngủ.
Sáng hôm sau, cô bàn với ban giám hiệu phát động toàn trường quyên góp ủng hộ cho Hiếu. Cô Yến cho hay Hiếu là trường hợp về một số phận nghiệt ngã đầu tiên gây xúc động và tác động lớn tới toàn thể thầy cô và hơn 1.000 học sinh trong trường. “Có em vét túi được 1.000, 2.000 đồng. Nhiều thầy cô tuy còn khó khăn cũng góp một tháng lương, móc thêm tiền túi” – cô hiệu phó Thanh Hòa kể. Góp được đồng nào thầy cô lại tất tả mang vào bệnh viện cho Hiếu. 36 triệu đồng là số tiền sau bốn đợt đóng góp của toàn trường. Nhận được những đồng tiền của thầy cô trường nghèo nhưng giàu lòng nhân ái, lần nào mẹ con Hiếu cũng rơi nước mắt.
Tìm mọi cách vận động nguồn đóng góp từ trường rồi các quỹ học bổng, khuyến học nhưng số tiền góp được hẵng còn quá ít ỏi để giúp được Hiếu. “Liệu còn cách nào không”, sự lo lắng đó cứ đeo bám cô Yến hoài. Chợt nhớ có lần đọc bài trên báo Tuổi Trẻ về trường hợp có người tình nguyện hiến thận giúp một học trò khốn khó, cô Yến ngay lập tức viết thư gửi tòa soạn báo, nuôi niềm tin sẽ có thêm nhiều người hiểu và chung tay ủng hộ Hiếu vượt qua giai đoạn khó khăn này. Trong thư cô đẫm nước mắt: “Thầy trò chúng tôi mong được sự giúp đỡ của những tấm lòng cho trái tim nhỏ bé của em Hiếu một niềm hi vọng”.
Còn Hiếu, khi nằm bệnh viện, lúc được về nhà, đều thì thào mong mỏi:” Em chỉ mong được đi học lại”. Nhưng mong ước là bình thường của bao bạn bè cùng trang lứa, với Hiếu là điều nghiệt ngã biết bao nhiêu…
Theo thanh niên
Thương 2 đứa trẻ thơ ngây gặp nguy nan vì bệnh tim bẩm sinh
Họ đều là những đôi vợ chồng trẻ, sinh ra trong những gia đình nghèo thuần nông, yêu thương và tìm đến với nhau bằng tình yêu và sự đồng cảnh ngộ.
Cháu Kim Ngân sinh non, sau hơn 9 tháng nhưng chỉ nặng chưa đầy 5kg nay lại mắc thêm bệnh tim bẩm sinh.
Video đang HOT
Và quả ngọt của tình yêu đó là những đứa con đầu lòng ra đời trong sự vui mừng khôn xiết của các gia đình, những đứa con đầu lòng tưởng như là thứ quý giá về tinh thần để xua tan đi sự nghèo đói. Nhưng rồi căn bệnh tim bẩm sinh đã khiến cho cơ hội sống của hai đứa bé trở nên mong manh.
1. Bé sinh non bị căn bệnh tim bẩm sinh
Đón chúng tôi là ông Phạm Văn Hùng - Phó chủ tịch Phường Quang Tiến đưa đến thăm gia đình anh Phạm Văn Phải (SN 1985) và chị Phạm Thị Ninh (SN 1986, thường trú khối Quang Phú, phường quang Tiến, Thị xã Thái Hòa - Nghệ An) trong một buổi chiều đầu đông đầy u buồn nơi phố thị đông đúc. Khác hẳn với vể tấp nập ồn ào của một đô thị trẻ Thái Hòa, căn nhà anh Phải nằm sâu trong con ngõ nhỏ cuối khối.
Ở đây, vẫn còn nguyên của cái nghèo của cư dân nông nghiệp với những ngôi nhà thấp lè tè hoen ố cùng thời gian và những vật dụng cày, bừa... Hai anh chị ở cùng xóm với nhau từ thuở nhỏ, không được học hành đến nơi đến chốn do cái sự nghèo và đông con của bố mẹ nên đã cảm thông và đến với nhau bằng sự đồng cảm sâu sắc. Lấy nhau được một năm sau, hai vợ chồng trẻ đón đứa con gái đầu lòng trong niềm vui khôn xiết. Cháu bé dù sinh non, nặng 2,5kg nhưng trông thật xinh xắn. Họ đặt tên cho con là Nguyễn Thị Kim Ngân.
Nhận giấy hẹn sẽ ra trở lại Hà Nội khám và chữa trị cho con, nhưng chưa biết đến khi nào vợ chồng anh chị mới có tiền để đi
Nhưng niềm vui thật ngắn ngủi khi bước sang tháng thứ tư, bé Ngân bị sốt cao và được đưa đến điều trị tại Trạm y tế 1 tháng vì bệnh viêm phổi nặng. Mừng mừng, tủi tủi đón con về nhà sau đợt điều trị dài ngày, nhưng 3 ngày sau bé Ngân lại lên cơn ho và co giật mạnh. Vợ chồng anh Phải lại cho con xuống Bệnh viện đa khoa Tây bắc Nghệ An điều trị và bác sỹ vẫn chẩn đoán cháu Ngân bị viêm phổi. Sau lần đó, bé lại ho mạnh, thở dốc, cả người tím đen và phải nằm điều trị dài ngày ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nghệ An. Nghi cháu Ngân bị bệnh tim bẩm sinh nên bệnh viện đã chuyển cháu ra Bệnh viện Tim Hà Nội thăm khám.
Tại đây, bệnh viện kết luận cháu bị tim thông liên thất. "Em thấy bác sỹ bảo bệnh của cháu rất nặng, đã có ca như cháu trước đó tử vong nên vợ chồng em rất hoang mang. Bác sĩ ở Bệnh viện Nhi bảo cháu phải được 6kg thì mới phẫu thuật được. Cháu không hấp thụ thức ăn, suốt ngày ho và quấy khóc, hay bị nôn nên chưa biết lúc nào mới đủ cân để phẫu thuật" - chị Ninh buồn rầu cho biết.
Bé Ngân đã 9 được tháng, nhưng cháu mới nặng có 5kg. Chân, tay của bé nhỏ xíu trông rất thương cảm. Khuôn mặt bé xinh xắn nhưng lúc nào cũng tím tái vì căn bệnh tim hành hạ. Mỗi khi trở trời, bé quấy khóc suốt đêm không ngủ. Nhìn đứa con gái yếu ớt, chị Ninh không ngớt phải rơi nước mắt. "Từ ngày sinh cháu, tháng nào bố cháu đi làm nhiều nhất là được 10 ngày, còn lại là ở nhà đưa con đi chạy chữa khắp nơi. Hai bên nội ngoại đều nghèo, tiền chữa bệnh cho con đã hết vài chục triệu. Bây giờ nếu phải mổ tim cho cháu, chúng em không biết lấy tiền ở đâu?".
Căn nhà trống hoác của vợ chồng anh Phải chẳng có một thứ gì đáng giá.
Ông Phạm Đức Trì - khối trưởng cho biết: "Gia đình anh Phải mới chuyển ra ở riêng, là hộ cận nghèo của khối, hàng ngày anh đi làm công ở nhà máy xẻ gỗ ở địa phương, công việc rất nặng nhọc, nhưng tiền công chẳng được bao nhiêu, thứ phải lo chi phí chữa trị cho cháu Ngân hàng tháng. Khối đã ra lời kêu gọi nhân dân trong khối ủng hộ, nhưng chúng tôi là những gia đình đều thuần nông, thu nhập người dân thấp nên không được mấy người quyên góp. Mong rằng sẽ có những tấm lòng hảo tâm hỗ trợ ít nhiều cho gia đình anh Phải sớm được phẫu thuật tim cho cháu Ngân".
2. Cháu bé dân tộc Thổ mang bệnh tim và hội chứng Down
Hoàn cảnh thứ hai mà chúng tôi gặp lại có phần bi đát hơn. Đó là vợ chồng anh Nguyễn Văn Minh (SN 1986) và chị Trương Thị Đông (SN1988, dân tộc Thổ) ở xã Nghĩa Khánh, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An lấy nhau được hơn một năm. Tháng 4 năm 2012, chị sinh một cháu trai kháu khỉnh đặt tên là Nguyễn Trương Gia Bảo.
Nhưng không may mắn như những đứa trẻ khác, khi mới sinh ra cháu Bảo đã mang trong mình hội chứng bệnh Down (đao) và cả căn bệnh tim bẩm sinh. Khi được 4 tháng tuổi, thời tiết thay đổi cháu khóc nhiều và có những biểu hiện như ho nhiều, khó thở... Anh chị đưa cháu đi khám bệnh viện tuyến huyện sau đó xuống Bệnh viện Nhi Nghệ An. Tại đây bác sĩ thấy dấu hiệu bệnh tim nặng và khuyên người nhà nên ra Hà Nội phẫu thuật cho cháu Bảo.
Bé Gia Bảo bị tim bẩm sinh và mang hội chứng Down.
Hai vợ chồng tức tốc đưa cháu ra Bệnh viện tim mạch E Trung Ương khám lâm sàng gần 1 tháng ròng và được chẩn đoán cháu bị mắc bệnh tim bẩm sinh thông liên thất, tăng áp động mạch phổi cần phải phẫu thuật kịp thời nếu không rất nguy hiểm. Nỗi đau còn nhân đôi khi kết quả xét nghiệm NST cho thấy cháu Bảo còn mắc hội chứng Down.
Nén nỗi đau vợ chồng bàn nhau dù có tan gia bại sản cũng phải chữa trị ngay căn bệnh tim bẩm sinh cho con. Còn bệnh Down của cháu thì chờ sự may rủi của số phận. Nhưng chi phí phẫu thuật mổ tim cho con hết hơn 60 triệu đồng, một con số vượt ngoài khả năng của gia đình nghèo. Gần một tháng ở bệnh viện, chi phí thuốc men, làm xét nghiệm cho cháu Bảo lên đến hành chục triệu đồng. Bạn bè, người thân cũng không thể giúp mãi, vợ chồng anh chị chẳng có một thứ gì để bán nữa nên vợ chồng đành ngậm ngùi đưa cháu về nhà nằm chờ khi nào làm ra tiền thì mới đưa con đi chữa trị.
Sau khi khám, các bác sỹ cho biết để phẫu thuật tim cho cháu Gia Bảo, gia đình phải có ít nhất 60 triệu đồng.
Từ ngày cháu Bảo bị bệnh mọi người trong gia đình (cả nội và ngoại đều nghèo) đều phải chạy đôn chạy đáo khắp nơi vay mượn, rồi những gì đáng giá trong nhà đều đội nón ra đi, ngay cả cái bìa đỏ cũng đã cầm cố vay ngân hàng. Nghĩ đến những tháng ngày phía trước còn phải chữa trị cho con, vợ chồng anh Minh còn ngổn ngang trăm mối lo nhưng vẫn hi vọng rằng con sẽ vượt qua.
Anh Minh với vẻ mặt bơ phờ vừa đi vay mượn tiền về bảo: "Tôi đang đi vay tiền để đưa cháu ra Hà Nội khám theo lịch hẹn của bác sĩ. Nhưng vay được có vài triệu đồng chưa biết tính sao đây!". Nghe chồng nói vậy, chị Đông với đôi vai gầy guộc, khắc khổ lại run lên bần bật: "Cháu nó bị bệnh tim bẩm sinh lại mắc hội chứng Down thì sau này có sao không chú nhỉ?. Tôi chỉ mong có tiền để tiếp tục chữa trị cho con, cho cháu lớn lên và được trưởng thành như bao đứa bé khác, xin giúp con tôi được sống với".
Vợ chồng anh Minh bên ngôi nhà thô sơ của mình cùng cháu Bảo bị bệnh tim, bệnh Down nhưng chưa biết xoay đâu ra tiền để chữa trị cho con.
Chia tay hai nụ cười trẻ thơ ngây, chia tay hai cặp chồng trẻ với ánh mắt hi vọng dõi theo chúng tôi, hai gia đình cùng một hoàn cảnh, cùng sự bi đát khiến chúng tôi cứ ám ảnh mãi khôn nguôi.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 805: Chị Phan Thị Ninh, khối Quang Phú, Phường Quang Tiến, Thị xã Thái Hòa - Nghệ An.
ĐT chị Ninh (mẹ cháu Ngân): 01672.616.293
2. Mã số 805: Anh Nguyễn Văn Minh, xóm Cuông, xã Nghĩa Khánh, huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An.
ĐT anh Minh (bố cháu Bảo): 01626.195.613
3. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.
Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490
Email: quynhanai@dantri.com.vn
Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:
* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.
* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri
Account Number: 045 137 195 6482
Swift Code: BFTVVNVX
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)
* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm
* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 0721100356359
Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội
* Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 0721100357002
Swift Code: MSCBVNVX
Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)
3. Văn phòng đại diện của báo:
VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122
VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725
VP HCM: Số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0974567567
VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Theo Dantri
Cô nữ sinh nghèo nuôi cha mẹ bại liệt Khi em 12 tuổi thì mẹ em bị bại liệt. Em 13 tuổi, cha gặp tai nạn giao thông mất 80% sức lao động. Bất hạnh cuộc đời dồn dập trên đôi vai khiến cô gái nhỏ phải đi làm thuê cuốc mướn chăm lo cho cha mẹ và đứa em trai còn thơ dại. Cuộc sống muôn vàn khổ cực nhưng em...