Cả trăm người ở Quảng Ngãi tố bị sập bẫy lừa đảo ‘ra nước ngoài làm việc’
Tin lời hứa hẹn được đưa qua nước ngoài lao động ngắn hạn, cả trăm người ở Quảng Ngãi bị lừa đảo khi đóng từ 35 – 90 triệu đồng/người để ‘làm thủ tục xuất cảnh’.
Chiều 14.5, bà Phạm Thị Công, Chủ tịch UBND xã Nghĩa An (TP.Quảng Ngãi), cho biết xã đã nhận được đơn của nhiều người tố cáo bà T.T.T (ở xã Nghĩa An) lừa đảo khi nhận tiền làm thủ tục đưa lao động sang Hàn Quốc làm việc nhưng thực chất là để chiếm đoạt.
Đóng từ 35 – 90 triệu đồng nhưng bị thất hứa
Theo các nội dung đơn tố cáo, để được sang Hàn Quốc làm việc ngắn hạn, nhiều người đưa cho bà T. từ 35 – 90 triệu đồng để làm thủ tục xuất cảnh. Tuy nhiên, những người này không được đi Hàn Quốc như lời hứa hẹn và bà T. cũng không trả lại tiền.
Gần đây, nhiều người không tìm thấy và không liên lạc được với bà T. nên càng hoang mang, cho rằng mình đã bị lừa đảo.
Video đang HOT
Nhiều người ở xã Nghĩa An lo mất tiền vì tin lời hứa hẹn đưa sang Hàn Quốc làm việc. Ảnh H.ĐINH
Chiều 14.5, đại diện UBND xã Nghĩa An cho biết, vụ việc nói trên bắt đầu từ giữa năm 2023. Khi đó, một phụ nữ tên T.T.G (quê xã Nghĩa An) đang làm việc tại Hàn Quốc thông báo cần người sang Hàn Quốc làm việc trong thời gian 6 tháng, thu nhập khoảng 25 triệu đồng/tháng.
Bà N.T.C (41 tuổi, ở thôn Phổ Trường, xã Nghĩa An) liên hệ với bà G. để được sang Hàn Quốc làm việc. Bà G. nói với bà C., chi phí đi Hàn Quốc 50 triệu đồng và đóng tiền cho bà T.T.T (25 tuổi, em gái của bà G). Theo đó, bà C. cần nộp trước cho bà T. 35 triệu đồng để làm visa và lúc xong thủ tục xuất cảnh thì đóng thêm 15 triệu đồng nữa, trong tháng 5 hay tháng 6.2023 sẽ “bay” sang Hàn Quốc.
Dù không đủ tiền nhưng tính toán sang Hàn Quốc làm việc, thu nhập cao hơn nghề đi biển, bà C. vay 70 triệu đồng để đưa cho bà T. làm thủ tục đi Hàn Quốc.
Thế nhưng đợi mãi không thấy xuất cảnh sang Hàn Quốc, khoảng tháng 6.2023, bà C. hỏi thì được bà T. trao cho một mảnh giấy có chữ nước ngoài và bảo đóng tiền để lấy visa. Bà C. đóng thêm 30 triệu đồng nữa nhưng đến nay vẫn chưa được đi Hàn Quốc.
Đơn tố cáo của người dân lên UBND xã Nghĩa An. Ảnh PA
Công an đang điều tra
Tương tự, vợ chồng anh Đ.V.C (35 tuổi, ở thôn Tân Thạnh, xã Nghĩa An) cũng đưa cho bà T. 55 triệu đồng nhưng “đợi dài cổ” vẫn chưa được sang Hàn Quốc làm việc.
Nhiều người ở xã Nghĩa An cũng cho biết, vì nghe theo chị em bà G. và T. nên đóng hàng chục triệu đồng để đi Hàn Quốc làm việc nhưng không đi được và bà T. không trả lại tiền. Do đó, nhiều người làm đơn tập thể gửi đến UBND xã Nghĩa An đề nghị can thiệp, xử lý để bà T. sớm trả lại tiền.
Chủ tịch UBND xã Nghĩa An Phạm Thị Công cho biết, theo thống kê thì có gần 100 người đưa tiền cho bà T. Sau khi tiếp nhận đơn, UBND xã Nghĩa An đã đề nghị công an xã xác minh, làm rõ. Do người tố cáo nhiều, số tiền tố cáo bị lừa đảo ước khoảng 4,5 tỉ đồng nên Công an xã Nghĩa An đã báo cáo, chuyển vụ việc lên cấp trên.
Theo bà Công, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Quảng Ngãi (PC02) cũng đã về xã Nghĩa An để trực tiếp nghe phản ánh, trình bày của người dân ở đây. Hiện vụ tố cáo “lừa đảo xuất cảnh lao động” đang được công an thụ lý, làm rõ.
Công an xã giải cứu nhiều phụ nữ bị đưa ra nước ngoài
Mặc dù cách xa nghìn cây số, bị khống chế, cắt thông tin liên lạc nhưng Công an xã vùng cao ở tỉnh Quảng Ngãi đã tìm cách liên lạc hướng dẫn nhiều phụ nữ bị lừa sang nước ngoài tìm cách trốn thoát, trở về Việt Nam, đoàn tụ cùng gia đình trong nước mắt và những ám ảnh xứ người.
Quen biết người bạn trên mạng xã hội giới thiệu công việc bán cà phê với mức lương cao, chị Hồ Thị Huệ (33 tuổi, ở thôn Bắc, xã Trà Sơn, huyện Trà Bồng, Quảng Ngãi) đã nghe theo. Giữa tháng 8/2023 vừa qua, chị Huệ nhờ cha ruột là ông Hồ Văn Đơn ở nhà chăm sóc 4 đứa con nhỏ để đi vào Nam. Nghe con gái đi làm ở tỉnh Tây Ninh, lương tháng 10 triệu đồng, ông Đơn cũng mừng thầm vì mức lương cao đủ chi tiêu việc nuôi các con nhỏ.
Công an huyện Trà Bồng và chính quyền địa phương xã Trà Sơn đến thăm hỏi, động viên chị Hồ Thị Huệ vừa được giải cứu trở về nhà an toàn.
Theo Thiếu tá Võ Duy Phong, Trưởng Công an xã Trà Sơn, ngày 19/8, sau khi tiếp nhận thông tin từ ông Đơn, Công an xã khẩn trương báo cáo vụ việc đến lãnh đạo Công an huyện và chủ động phối hợp Đội An ninh, Công an huyện triển khai các biện pháp nghiệp vụ, tranh thủ mạng xã hội, hướng dẫn chị Huệ cách trốn trở về Việt Nam an toàn.
Trở về sau những ngày bị lừa, chị Huệ kể, khi vào đến Tây Ninh thì chị bị nhóm người lái xe chở thuê lừa chở sang Campuchia ở khu vực đặc khu của người Trung Quốc. "Tại đây, các đối tượng yêu cầu tôi trả số tiền lớn mới được trả tự do. Không có tiền, tôi đã gọi điện liên lạc người quen và cầu cứu gia đình". Ngày chị về, Công an huyện Trà Bồng và chính quyền địa phương cũng đã đến thăm hỏi, động viên, tặng quà gia đình chị Huệ và sẽ tạo điều kiện thuận lợi, đồng thời hỗ trợ tốt nhất để chị ổn định cuộc sống.
Trước đó, Công an huyện Trà Bồng cũng đã tiếp nhận, xác minh, bảo vệ và hỗ trợ 5 nạn nhân ở huyện Trà Bồng bị lừa đưa sang Trung Quốc, Campuchia và đòi gia đình đưa tiền chuộc trở về. Cũng vì tin lời "việc nhẹ lương cao", 2 "thôn nữ" Hồ Thị Lê và Đinh Thị Nghệ (đều ở xã Trà Bùi, huyện Trà Bồng) được nhóm người đưa ôtô chở lên tỉnh Tây Ninh rồi vượt biên qua Campuchia. Cả hai nạn nhân bị ép làm nhiệm vụ lừa các nạn nhân là người Việt chuyển tiền vào tài khoản để được hưởng "hoa hồng". Mỗi ngày làm việc trên 15 tiếng đồng hồ, muốn được về nước phải bỏ ra số tiền 300 triệu đồng. Nhận được tin báo, thông qua các ứng dụng mạng xã hội, Công an xã Trà Bùi đã tìm cách liên hệ qua tin nhắn với nạn nhân và hướng dẫn nạn nhân cách... trốn thoát.
Theo ông Hồ Văn Thanh, Phó Bí thư Đảng ủy xã Trà Bùi, để ngăn chặn việc thiếu nữ trên địa bàn bị lừa gạt ra nước ngoài, chính quyền địa phương tăng cường công tác tuyên truyền đến từng thôn, từng hộ gia đình quản lý con em mình; địa phương cũng sẽ phối hợp cơ quan chức năng tìm hướng giải quyết việc làm ổn định cho số thanh, thiếu niên tại địa phương. Lực lượng Công an và chính quyền địa phương cũng tiếp tục triển khai nhiều giải pháp, trong đó, công tác tổ chức tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về, dạy nghề, giải quyết việc làm và hỗ trợ nạn nhân hòa nhập cộng đồng tại các địa phương luôn được chú trọng nhằm xóa bỏ mặc cảm, tạo điều kiện để nạn nhân hòa nhập cộng đồng.
Bắt Giám đốc Trung tâm Pháp y Quảng Ngãi để điều tra hành vi 'nhận hối lộ' Cơ quan Điều tra Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã bắt giữ, khám xét nhà và nơi làm việc của Giám đốc Trung tâm Pháp y Quảng Ngãi để điều tra về hành vi 'nhận hối lộ'. Sáng 26.2, nguồn tin Thanh Niên cho biết, ông Phạm Ngọc Phượng, Giám đốc Trung tâm Pháp y Quảng Ngãi đã bị Cơ quan...