Cả trăm nghìn dân mạng Trung Quốc lại háo hức xem livestream sản xuất khẩu trang
Sau màn “dán mắt vào màn hình” để giám sát việc xây dựng hai bệnh viện dã chiến hồi đầu tháng 2, giờ đây cư dân mạng Trung Quốc lại tiếp tục theo dõi sát sao việc sản xuất khẩu trang y tế.
Khi Trung Quốc đang vật lộn với tình trạng thiếu khẩu trang do hậu quả của dịch bệnh gây ra bởi coronavirus mới, một số đơn vị đang sản xuất khẩu trang y tế đã quyết định phát sóng trực tiếp quá trình sản xuất của mình, thu hút sự chú ý của đông đảo người dùng Internet. Công ty mới nhất tham gia vào trào lưu này là Sinopec – Tập đoàn Hóa chất và Dầu khí Trung Quốc – đang trực tiếp sản xuất “vải không dệt, nguyên liệu chính cho lớp lọc ở giữa khẩu trang y tế.
Cuối tuần vừa qua, buổi phát sóng trực tiếp đã được diễn ra tại công ty con của tập đoàn này là Công ty hóa dầu Yanshan, kéo dài 48 tiếng.
Kết quả là chương trình phát sóng này đã đạt tới 260.000 lượt xem vào tối thứ bảy. Con số này tất nhiên ít hơn nhiều so với luồng phát sóng trực tiếp khi xây dựng hai bệnh viện dã chiến ở Vũ Hán hồi tháng 2 với trên 18 triệu lượt xem đồng thời chỉ trong một ngày. Tuy nhiên, con số này vẫn rất đáng kể và sự kiện vẫn gây được sự chú ý cao.
Các phương tiện truyền thông nhà nước trước đó như Tân Hoa Xã cũng tích cực tiến hành các chương trình phát sóng trực tiếp các nội dung liên quan tới phòng chống dịch bệnh. Ngoài ra, chính phủ Trung Quốc cũng nỗ lực thực hiện việc tuyên truyền trên các mạng xã hội và những ứng dụng video phổ biến như Douyin, phiên bản tiếng Trung của TikTok.
Video đang HOT
Một nhân viên làm việc trong một nhà máy sản xuất dây đeo khẩu trang ở Thanh Đảo, phía đông tỉnh Sơn Đông của Trung Quốc, vào ngày 5/3/2020.
Quay trở lại với màn phát sóng ở trên thì toàn bộ chương trình được thực hiện ghi hình từ 23h thứ Sáu (6/3) tới 23h Chủ Nhật (8/3). Đoạn livestream chiếu cảnh góc rộng của một nhà máy sản xuất với ánh sáng rực rỡ cùng rất nhiều công nhân bận rộn làm việc bên trong. Nó đã thu hút khoảng 250.000 người xem vào lúc 23h00 tối thứ Bảy (7/3).
Vải không dệt là một vật liệu tối quan trọng để làm khẩu trang y tế N95. Để giảm thiểu tình trạng thiếu nguyên liệu, Sinopec đã tuyên bố đầu tư 200 triệu nhân dân tệ (khoảng 28,9 triệu USD) để thiết lập các dây chuyền sản xuất vải không dệt ở Bắc Kinh và tỉnh Giang Tô của Trung Quốc.
Dự án xây dựng các dây chuyền lắp ráp tại Sinopec Yanshan, công ty con có trụ sở tại Bắc Kinh, vừa hoàn thành trước đó vào thứ Năm (5/3). Dự án này chỉ mất 10 ngày để hoàn thành, từ 24/2. Cuộn vải đầu tiên được tạo ra vào tối muộn hôm thứ Sáu, khi phiên phát sóng trực tiếp được tiến hành.
Tương tự như các buổi livestream xây dựng bệnh viện dã chiến trước đây, công ty sản xuất nói trên đã giành được vô số những lời khen ngợi từ những cư dân mạng, các khán giả trực tuyến luôn cổ vũ để tăng tốc độ và hiệu quả của dự án. Sự chăm chỉ của các công nhân cũng được đánh giá cao.
“Thật đáng kinh ngạc khi họ xây dựng dây chuyền sản xuất chỉ trong vòng 10 ngày”, một người xem bình luận trực tuyến viết. “Chúng tôi sẽ sớm có rất nhiều vải không dệt để làm mặt nạ cho các bác sĩ và y tá ở nơi tuyến đầu.”
Theo Thời báo Hoàn cầu/toquoc
Sharp sản xuất khẩu trang đối phó corona
Hãng điện tử Nhật Bản sẽ tận dụng nhà máy TV để sản xuất khẩu trang y tế trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát dữ dội.
Cụ thể, nhà máy sản xuất tấm nền LCD và lắp ráp TV của Sharp tại thành phố Kameyama (thuộc tỉnh Mie) sẽ bắt đầu sản xuất khẩu trang y tế trong bối cảnh nguồn cung khẩu trang dần cạn kiệt. Theo The Verge, cơ sở này được chọn vì đạt tiêu chuẩn vệ sinh cần thiết.
Foxconn và công ty con Sharp sẽ tận dụng một số dây chuyền để sản xuất khẩu trang phục vụ mùa dịch corona. Ảnh: The Verge.
Từ lâu, đeo khẩu trang đã là cảnh tượng phổ biến tại Nhật, đặc biệt vào mùa đông để tránh cảm lạnh. Khi dịch Covid-19 bùng phát, nhu cầu mua khẩu trang ngày càng cao khiến nguồn cung cạn kiệt. Nhiều siêu thị còn giới hạn mỗi người chỉ được mua một gói. Tại những quốc gia ngoài Nhật Bản, khẩu trang là mặt hàng được săn lùng trên mạng với giá rất cao.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng những chiếc khẩu trang này không thể chống lại virus và trong nhiều trường hợp, chúng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh nếu không được đeo, sử dụng đúng cách. Dù vậy, khẩu trang vẫn rất cần thiết với nhân viên y tế hoặc những người có triệu chứng nhiễm virus vì có thể ngăn chặn virus lây lan ra môi trường.
Với nhu cầu ngày càng lớn, nhiều công ty đã tăng cường dây chuyền để sản xuất khẩu trang y tế. Foxconn, một trong những đối tác sản xuất iPhone cho Apple đã chuyển một số nhà máy sang sản xuất khẩu trang, và giờ đến lượt công ty con Sharp áp dụng điều này.
Theo BBC dẫn nguồn từ truyền thông Nhật Bản, Sharp có thể sản xuất khoảng 150.000 khẩu trang mỗi ngày. Việc chuyển đổi nhà máy TV sang sản xuất khẩu trang có thể mất vài tuần, sau đó Sharp có thể tăng sản lượng mặt nạ lên 500.000 chiếc mỗi ngày kể từ cuối tháng 3.
Tính đến sáng 4/3, đã có hơn 93.000 ca nhiễm virus corona được xác nhận trên khắp thế giới. Nhật Bản là một trong những ổ dịch lớn với hơn 290 ca nhiễm bệnh, trong đó hơn 40 ca đã phục hồi và 6 người tử vong.
Theo Zing
Đề nghị xử lý hình sự doanh nghiệp sản xuất khẩu trang từ giấy vệ sinh Nhận thấy hành vi sản xuất khẩu trang kém chất lượng, có lõi từ giấy vệ sinh có dấu hiệu hình sự nên lực lượng Quản lý thị trường quyết định chuyển toàn bộ vụ việc sang cơ quan cảnh sát điều tra xử lý. Ông Hoàng Đại Nghĩa, Đội trưởng Đội QLTT số 1 (Cục QLTT Hà Nội) cho biết, các cơ...