Cá tra tìm đường bơi ra Bắc
Chiều nay (9/6) tại Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp (Hà Nội), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) đã tổ chức Chương trình “Kết nối sản xuất – Tiêu thụ nội địa các sản phẩm cá tra”.
Phát biểu tại sự kiện, Bộ trưởng NNPTNN Nguyễn Xuân Cường chia sẻ, ngành hàng cá tra được đánh giá là ngành kinh tế “tỷ đô” của Việt Nam với việc xuất khẩu đi 119 nước trên thế giới, với sản lượng 1,5 triệu tấn/năm, giá trị đạt 2,3 – 2,5 tỷ USD.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 đã và đang khiến hoạt động sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu của nhiều nghành hàng, trong đó mặt hàng cá tra bị đình trệ.
Trong 5 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu cá tra chỉ đạt 456 triệu USD, giảm 39,1% so với cùng kỳ 2019; trong đó thị trường Trung Quốc giảm 48%, sang EU giảm 47,3%, sang Mỹ giảm 19,8%.
Theo dự báo, từ quý III/2020 ngành hàng cá tra mới có khả năng phục hồi hoàn toàn. Chính vì vậy, để khắc phục những khó khăn, cũng như thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ trong nội địa các sản phẩm cá tra và vừa đẩy mạnh xuất khẩu. Bộ NNPTNT đã tổ chức Chương trình “Kết nối sản xuất – Tiêu thụ nội địa các sản phẩm cá tra”.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh, “”Dịch Covid-19 làm cho chuỗi cung ứng sản phẩm cá tra đứt gãy, sản lượng xuất khẩu giảm so với cùng kỳ 29%, đây là thời điểm khắc nghiệt nhất, bắt buộc chúng ta cần nhìn lại. Chúng ta cần khai thác thị trường nội địa, thị trường 100 triệu dân là thị trường lý tưởng cho các ngành hàng như cá tra”.
Trước đó, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cùng các đại biểu thăm quan các gian hàng giới thiệu sản phẩm cá tra.
“Bộ NNPTNT đang tích cực phối hợp với Bộ Công Thương và các hiệp hội ngành hàng, các siêu thị, hệ thống phân phối trong nước đẩy mạnh tiêu thụ cá tra để không bị lệ thuộc, áp lực vào các thị trường xuất khẩu; đồng thời, đẩy mạnh xúc tiến thương mại để xuất khẩu cá tra vào các thị trường truyền thống bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 thời gian qua như: Trung Quốc, châu Âu, Nhật Bản, ASEAN,…và tiếp tục xử lý các rào cản kỹ thuật và tận dụng cơ hội từ các hiệp định thương mại, phát triển thị trường tiềm năng như Nga, Braxin…”, Thứ trưởng Bộ NNPTNN Phùng Đức Tiến chia sẻ.
Rất nhiều đại biểu và người dân Thủ đô đến thăm quan các gian hàng có sản phẩm cá tra tại sự kiện.
Video đang HOT
Các sản phẩm cá tra đến từ Tập đoàn Nam Việt được người dân Thủ đô thích thú.
Rất nhiều sản phẩm đa dạng được chế biến từ cá tra được trưng bày tại sự kiện “Kết nối sản xuất – Tiêu thụ nội địa các sản phẩm cá tra” diễn ra tại Hà Nội.
Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ NNPTNT), nhu cầu tiêu dùng thế giới giảm khiến cho các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra gặp rất nhiều khó khăn, đã tác động ngay tới sản xuất cá tra nguyên liệu. Hiện giá cá tra nguyên liệu chỉ ở mức 18.500-19.00 đ/kg nhưng doanh nghiệp chỉ ưu tiên thu mua cá trong chuỗi liên kết hoặc cá của doanh nghiệp.
Dự báo, những gián đoạn trong chuỗi cung ứng do dịch Covid -19 chỉ mang tính nhất thời và các hoạt động xuất nhập khẩu dự kiến sẽ phục hồi sau khi dịch được kiểm soát.
Ngành hàng cá tra có khả năng phục hồi hoàn toàn từ quý III/2020 và riêng thị trường Trung Quốc có thể phục hồi vào cuối tháng 5/2020 nên cần có kịch bản điều tiết sản xuất để tránh xảy ra tình trạng thiếu nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu.
Tại sự kiện “Kết nối sản xuất – Tiêu thụ nội địa các sản phẩm cá tra” đã có 8 doanh kiệp ký hợp hợp tác tiêu thụ sản phẩm.
8 doanh nghiệp đã thực hiện ký kết hợp tác tiêu thụ sản phẩm. Bao gồm: Tập đoàn Masan, Tập đoàn Nam Việt, Công ty IDI, Big C (Central Group), Công ty Hùng Cá, Tổng công ty HAPRO, Công ty Xuyên Việt và Hiệp hội nông nghiệp Bắc Ninh.
“Điều đáng mừng với ngành hàng cá tra của Việt Nam, ngày 01/11/2019 Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đã công nhận chính thức hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm đối với sản phẩm cá và cá da trơn của Việt Nam tương đương với Hoa Kỳ đã khẳng định uy tín, chất lượng của cá tra Việt Nam trước các thị trường khó tính; giúp việc tiếp cận thị trường và mở rộng thị trường xuất khẩu dễ dàng hơn không chỉ với Hoa Kỳ mà còn các thị trường khác” – Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường.
Dân Trung Quốc tiêu thụ chậm, xuất khẩu cá tra chưa hết khó
Xuất khẩu cá tra trong tháng 4/2020 đã có những tín hiệu khả quan khi nhiều thị trường đã có sự tăng trưởng dương. Tuy nhiên, theo dự báo của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu cá tra khó thoát khỏi tăng trưởng âm trong quý II do những thị trường chính như Trung Quốc vẫn tiêu thụ chậm.
Thị trường Trung Quốc phục hồi chậm
Theo báo cáo của VASEP, tính đến hết tháng 4/2020, tổng giá trị xuất khẩu (XK) cá tra đạt 449,5 triệu USD, giảm gần 27% so với cùng kỳ năm 2019.
Phần lớn các thị trường XK lớn trong top 10 thị trường lớn nhất của cá tra Việt Nam đều giảm về giá trị, ngoại trừ XK sang Singapore tăng 12,7% và Anh tăng 1,1% so với cùng kỳ năm trước.
Chế biến cá tra tại Công ty Caseamex Cần Thơ. Ảnh: TTXVN
Tính đến hết tháng 4/2020, tổng giá trị XK cá tra của cả nước đạt 449,5 triệu USD, giảm gần 27% so với cùng kỳ năm 2019. Diện tích nuôi mới cá tra cả nước là 777ha, giảm 5,7% so với cùng kỳ năm 2019.
Đáng chú ý, XK cá tra sang thị trường Trung Quốc - Hongkong bắt đầu phục hồi và tăng trưởng trở lại sau khi các nhà máy chế biến của Trung Quốc quay trở lại làm việc.
Tính tới hết tháng 4/2020, tổng giá trị XK cá tra sang thị trường Trung Quốc đạt 111,1 triệu USD, giảm 20,2% so với cùng kỳ năm 2019.
Cho tới tháng 3-4/2020, mặc dù khách hàng Trung Quốc đã bắt đầu nhập khẩu cá tra trở lại nhưng chủ yếu với mục đích trữ hàng.
người dân Trung Quốc vẫn còn tâm lý lo sợ khi ăn bên ngoài hoặc nhiều nhà hàng còn đóng cửa sau đại dịch nên sức tiêu thụ chậm.
Tại thị trường Mỹ, sau khi tháng 3 tăng 26,4% so với cùng kỳ năm 2019, thì bước sang tháng 4/2020, giá trị XK cá tra sang thị trường này lại giảm 20,7% so với cùng kỳ năm trước. Tính đến hết tháng 4/2020, giá trị XK cá tra sang thị trường Mỹ đạt 74,6%, giảm 14,6% so với cùng kỳ năm trước.
Sau Trung Quốc, EU là thị trường thứ 2 bị ảnh hưởng mạnh bởi dịch Covid-19, nhất là tại các thị trường nhập khẩu lớn trong khối như Italy, Tây Ban Nha, Anh... Sự đình trệ kinh doanh khiến các nhà phân phối thủy sản phải giảm giá, ảnh hưởng đến giá thủy sản nhập khẩu. Tính tới hết tháng 4/2020, giá trị XK cá tra sang thị trường này đạt 48,3 triệu USD, giảm 36%.
"Tình hình dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp tại các thị trường XK lớn như Mỹ, EU, Brazil... nên XK cá tra trong quý II khó có thể thoát khỏi mức tăng trưởng âm. Nếu quý III, tình hình dịch bệnh tại các nước đang là tâm dịch được kiểm soát, hoạt động sản xuất, kinh doanh mở cửa trở lại thì XK cá tra mới có cơ hội phục hồi trở lại" - VASEP dự báo.
Không mở rộng diện tích
Theo Hiệp hội Cá tra Việt Nam, diện tích nuôi mới cá tra cả nước là 777ha, giảm 5,7% so với cùng kỳ năm 2019; diện tích thu hoạch là 602ha, giảm 20,8% so với cùng kỳ năm 2019; sản lượng đạt gần 180.000 tấn, giảm 23,6% so với cùng kỳ năm 2019.
Ông Trần Đình Luân - Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NNPTNT) cho biết, Trung Quốc hiện đã kiểm soát được dịch và hoạt động giao thương đang bắt đầu hồi phục. Hơn nữa, hàng tồn kho ở một số quốc gia nhập khẩu chính hiện ở mức thấp.
Dự báo, khả năng ngành hàng cá tra có khả năng phục hồi hoàn toàn từ quý III/2020 và riêng thị trường Trung Quốc có thể phục hồi vào cuối tháng 5/2020 nên cần có kịch bản điều tiết sản xuất để tránh xảy ra tình trạng thiếu nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu. Ngoài ra, ông Luân dự báo Ấn Độ có thể là một thị trường tiềm năng của ngành hàng cá tra Việt Nam trong thời gian tới.
Để ngành cá có thể phát triển bền vững và đáp ứng trước những cơ hội, thách thức hiện nay, ông Dương Nghĩa Quốc - Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam khẳng định việc cải thiện chất lượng, hình ảnh sản phẩm cá tra và xây dựng thương hiệu cá tra Việt Nam trong giai đoạn hiện nay rất cần thiết.
Các địa phương, doanh nghiệp, vùng nuôi cần tập trung cải thiện chất lượng con giống, chất lượng cá tra nguyên liệu ở khâu nuôi gắn liền với việc cải thiện chất lượng môi trường; tăng cường áp dụng công nghệ mới vào công đoạn ương dưỡng cá giống; khuyến khích doanh nghiệp có tiềm lực và nguồn lực tham gia chọn tạo, sản xuất cá tra bố mẹ; hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thị trường gắn với xây dựng thương hiệu cho sản phẩm cá tra chất lượng cao...
Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết: "Thời gian tới, Bộ NNPTTNT sẽ phối hợp Bộ Công Thương và các hiệp, hội đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu cá tra vào các thị trường tiềm năng như Nga, Brazil...; làm việc với các siêu thị, hệ thống phân phối trong nước để đẩy mạnh tiêu thụ cá tra trong nước, tránh không bị lệ thuộc, áp lực vào các thị trường xuất khẩu".
Để phát triển ngành hàng cá tra bền vững, Bộ trưởng cũng yêu cầu các tỉnh, thành trong vùng ĐBSCL không mở rộng diện tích nuôi cá tra và làm bằng được giống cá tra ba cấp, trong đó có sự đồng hành của các doanh nghiệp lớn trong phát triển con giống.
Giá cá tra giảm chỉ còn 18.000 đồng/kg dù Trung Quốc đã mua trở lại Từ tháng 3 trở lại đây, thị trường Trung Quốc bắt đầu có dần các đơn hàng nhập khẩu cá tra trở lại, nhưng khách hàng Trung Quốc muốn ép giá dù giá chào bán sản phẩm đã thấp hơn so với trước dịch Covid-19 xảy ra. Theo dự đoán của một số doanh nghiệp cá tra, sang tháng 4, xuất khẩu cá...