Cá tra “cỡ bự” nặng cả yến mỗi con, giá cao ngất chỉ bán nhà hàng
Hiện nay cá tra “khủng”, cá tra “khổng lồ” – cách gọi theo dân chuyên bán cá loại to con trên 10 – 11 kg/con vào các nhà hàng ở TP Cần Thơ và TP HCM đang là thương hiệu đặc sản với giá cao ngất, tới 45.000 đ/kg.
Cá tra cỡ “bự” được nhà hàng săn mua
Bất kể thị trường cá tra xuất khẩu lên hay xuống, loại cá “cỡ bự” này vẫn giữ giá ổn định suốt gần 10 năm qua. Anh Bảy Tú, dân Châu Đốc (An Giang) chạy xuôi ngược bán cá tra cho nhà hàng, nói: “Tuy thời gian nuôi kéo dài nhưng hễ đạt con càng to, da cá dày, thịt càng chắc, ngọt, ít mỡ… nên ăn rất ngon”.
Loại cá tra có trọng lượng lớn, trung bình từ 10-11kg/con thường được các nhà hàng ưa chuông, mua với giá cao. Ảnh minh họa: I.T
Hiện nay, bên cạnh vùng ao nuôi cá xuất khẩu còn có một số chủ ao chuyên nuôi cá tra to con để bán vào nhà hàng. Trong đó có một số người chọn cách mua cá sồ (bố mẹ) sau khi đẻ lấy trứng khoảng 2 – 3 kg/con rồi chuyển sang ao nuôi thoáng thả nước bạc vào với mật độ thưa, hoặc nuôi trong bè trên sông dưỡng cá thật sạch cho đến khi đạt trọng lượng xuất bán.
Không chỉ cá tra “khổng lồ” có giá cao mà giá cá tra nguyên liệu bán cho nhà máy chế biến xuất khẩu tại Cần Thơ hiện ở mức 30.000 đồng/kg – mức giá cao ngất trong nhiều năm trở lại đây.
Giá cá tra giống tăng vọt
Video đang HOT
Do giá cá tra thương phẩm thời gian qua liên tục ở mức cao nên giá cá tra giống cũng tăng nhanh. Hiện nay giá cá giống ở ĐBSCL đang ở mức 70.000 đồng/kg. Nguyên nhân là vào mùa mưa, bệnh xuất huyết, sán lá, gan, thối đuôi xuất hiện khiến lượng cá tra giống chết tăng cao, đẩy giá lên 60.000 – 70.000 đồng/kg loại 30 – 40 con, tăng 75% so với đầu tháng 6.
Không chỉ cá tra “khổng lồ” có giá cao mà giá cá tra nguyên liệu bán cho nhà máy chế biến xuất khẩu tại Cần Thơ hiện cũng ở mức cao, đạt 30.000 đồng/kg. Ảnh minh họa
Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, diện tích nuôi cá tra 8 tháng đầu năm tăng mạnh. Sản lượng nuôi cá tra của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long ước đạt 931.600 tấn, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, một số tỉnh nuôi cá tra trọng điểm đạt sản lượng lớn như: Đồng Tháp đạt 326.800 tấn, tăng 7,7% so với cùng kỳ; An Giang đạt 226.800 tấn, tăng 19,1%; Bến Tre với sản lượng 161.900 tấn, tăng 24,9% so với cùng kỳ.
Theo Hưng Phú (Nông nghiêp Viêt Nam)
Bộ NNPTNT sẽ loại bỏ tiếp hàng loạt hoạt chất thuốc BVTV độc hại
Ông Hoàng Trung - Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT) cho biết, đang tiếp tục xem xét để loại bỏ các hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) độc hại, không đảm bảo chất lượng ra khỏi danh mục được phép sử dụng.
Hoạt chất độc hại sẽ bị cấm sử dụng
Trao đổi với phóng viên NTNN, ông Trung cho biết, trong năm 2017 Cục BVTV đã tham mưu cho Bộ NNPTNT loại bỏ 6 hoạt chất.
Ngày 28.8 vừa qua, Bộ NNPTNT đã có quyết định tiếp tục loại bỏ 4 hoạt chất ra khỏi danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam, các hoạt chất gồm Acephate, Diazinon, Malathion, Zinc phosphide. Quyết định này có hiệu lực sau 60 ngày, lúc đó việc nhập khẩu các hoạt chất này sẽ chấm dứt. Quyết định này cho phép các doanh nghiệp sử dụng những hoạt chất này trong vòng 1 năm, nhằm tránh ảnh hưởng đến việc kinh doanh.Việc loại bỏ này được thực hiện theo đúng quy định của Luật Bảo vệ và kiểm định thực vật, đó là loại thuốc độc nhóm 2 ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và môi trường, có những loại thuốc có hiệu lực sinh học thấp.
Bộ NNPTNT đã loại bỏ 4 hoạt chất ra khỏi danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam. Ảnh: T.L
Mỗi năm Việt Nam nhập và sử dụng từ 70.000 - 100.000 tấn thuốc BVTV. Trong nửa đầu năm 2018, chúng ta chi hơn 460 triệu USD để nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên liệu thuốc trừ sâu, như vậy mỗi ngày Việt Nam chi 2,15 triệu USD nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên liệu.
Trong thời gian tới, Cục BVTV sẽ tiếp tục trình Bộ trưởng Bộ NNPTNT xem xét loại bỏ 3 hoạt chất khác gồm Fipronil, Chlorpyrifos và Glyphosate. Đối với Glyphosate, đang có nhiều ý kiến khác nhau xung quanh tác động của hoạt chất này. Hiện 36 nước và EU đã có những động thái khác nhau nhưng đều có xu thế cấm sử dụng hoạt chất Glyphosate.
"Chúng tôi xác định việc loại bỏ các hoạt chất không đảm bảo chất lượng là để bảo vệ môi trường cũng như sức khỏe nhân dân, vì vậy dù có nhiều tranh cãi, Cục sẽ tham mưu cho Bộ NNPTNT cấm sử dụng hoạt chất Glyphosate. Hiện, cả nước đang có 77 hoạt chất thuốc trừ cỏ được phép sử dụng. Do đó, những giải pháp thay thế hoạt chất Glyphosate là hoàn toàn có và không ảnh hưởng gì trên thị trường" - ông Trung cho hay.
Theo thống kê, 4 hoạt chất vừa mới loại bỏ chiếm tỉ trọng lớn trong tổng số thuốc BVTV sử dụng ở Việt Nam, Trong đó, Fipronil và Chlorpyrifos số lượng thuốc được sử dụng lên đến 3.500 - 4.000 tấn; riêng Glyphosate là 30.000 tấn, chiếm 30% trong tổng lượng thuốc BVTV ở Việt Nam, với 106 tên thương phẩm của 14 doanh nghiệp nhập khẩu và kinh doanh.
"Việc loại bỏ các hoạt chất không đảm bảo chất lượng sẽ được làm liên tục và triệt để, chúng tôi sẽ rà soát tổng thể và loại bỏ dần các hoạt chất độc hại" - ông Trung khẳng định.
Trước nhiều thông tin cho rằng mỗi năm Việt Nam đổ xuống ruộng đồng 100.000 tấn thuốc BVTV, ông Trung cho hay thông tin này không chính xác. Hàng năm Việt Nam nhập khẩu, kinh doanh, sử dụng khoảng 100.000 tấn thuốc BVTV, tuy nhiên có khoảng 40% trong số đó được nhập khẩu sau đó gia công và xuất đi các nước khác, không sử dụng trong nước; 10% là các loại thuốc xông hơi khử trùng dùng để xử lý hàng nông sản trước khi xuất khẩu.
"Thực tế, mỗi năm chúng ta chỉ sử dụng khoảng 30.000 tấn thuốc trừ sâu trừ bệnh. Vừa qua có ý kiến cho rằng hiện Việt Nam có 1.744 hoạt chất thuốc BVTV, điều này là nhầm lẫn lớn. Chúng ta chỉ có 385 hoạt chất đơn và hơn 1.000 hỗn hợp các hoạt chất với nhau" - ông Trung nói.
Khuyến khích sử dụng thuốc sinh học
Lý giải việc sẽ loại bỏ nhiều hoạt chất, thuốc BVTV trong thời gian tới, ông Hoàng Trung cho rằng, theo rà soát, hiện nay nước ta đã quá dư thừa các sản phẩm thuốc BVTV. Đến năm 2020, Bộ NNPTNT đặt mục tiêu loại bỏ 30% số lượng sản phẩm thuốc BVTV đang có trong danh mục. Đó là các thuốc độc nhóm 1, 2; ảnh hưởng sức khỏe con người; ảnh hưởng môi trường, tính hiệu quả sinh học thấp.
Với mục tiêu quản lý chặt chẽ, chỉ để lại trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam những loại thuốc thực sự hiệu quả, phục vụ nhu cầu sản xuất an toàn, bền vững, Cục BVTV sẽ siết lại công tác khảo nghiệm, đăng ký thuốc BVTV. Theo đó, các loại thuốc sẽ được kiểm soát chặt chẽ ngay đầu vào, bao gồm xem xét kỹ lưỡng các căn cứ thực hiện khảo nghiệm, trình tự thực hiện khảo nghiệm.
Việc cấp phép khảo nghiệm được dựa trên cơ sở khoa học theo nguyên tắc loại bỏ dần những thuốc BVTV có độc tính cao, ảnh hưởng đến môi trường, đồng thời khuyến khích những loại thuốc BVTV hiệu quả, an toàn trong sử dụng, đặc biệt là các loại thuốc sinh học.
"Những năm gần đây, việc sử dụng thuốc BVTV của người dân đang có nhiều chuyển biến tích cực, ngày càng có nhiều nông dân sử dụng thuốc BVTV sinh học thay cho thuốc BVTV hóa học, tuân thủ đúng thời gian cách ly và kỹ thuật sử dụng thuốc. Cũng theo đề án quản lý thuốc BVTV, từ nay đến năm 2020 cố gắng sử dụng khoảng 30% sản phẩm thuốc BVTV sinh học, ưu tiên khuyến khích các doanh nghiệp đăng ký và sử dụng thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học" - ông Trung cho hay.
Theo Danviet
Tỷ lệ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam còn cao Đó là nhận định được đưa ra tại Hội thảo "Thực trạng, thách thức trong quản lý và sử dụng thuốc trừ cỏ tại Việt Nam" do Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức chiều nay tại Hà Nội. Tỷ lệ sử dụng thuốc BVTV còn cao Theo đó, với 2kg/ha/năm, khối lượng hoạt chất thuốc bảo vệ thực...