Cá tiêm thuốc gây mê độc hại thế nào?
Theo các chuyên gia, với cá quả, người dân nên mua loại sống, bơi khỏe, không có đốm. Bởi cá khỏe chứng tỏ một phần nào đó thuốc mê không còn tồn dư trong não, thần kinh, máu.
Ảnh minh họa: Internet
Cá “ngủ” nhờ thuốc
Mấy ngày nay, người dân lo lắng khi nghe thông tin cá quả Trung Quốc bị đánh thuốc gây mê chuyển về Việt Nam bán nhiều tại các chợ ở Hà Nội. Bà Nguyễn Thị Hòa (Lý Thường Kiệt, Hà Nội) thấy bất an vì thông tin cá quả Trung Quốc bị đánh thuốc gây mê bán tại chợ.
Trước đó, gia đình bà vừa mua con cá quả to, giá rẻ để chế biến. Bà chia sẻ, các bà nội trợ kháo nhau rằng cá quả Trung Quốc màu ngả vàng, bụng mổ ra nhiều ruột, nhiều mỡ. Bà cũng mua con cá như thế. Tuy nhiên, khi mua cá còn sống tươi. Vì thế, không rõ khi ăn vào có hại gì không, nhất là hai đứa cháu đang ở tuổi lớn.
Thạc sĩ Ngô Sỹ Vân, Phòng Nguồn lợi và Khai thác nội địa, Viện Nghiên cứu và Nuôi trồng thủy sản 1 cho hay, gây mê cá được áp dụng khá rộng rãi trong buôn bán, nuôi trồng thủy hải sản. Điều này nhằm mục đích đặt cá ở trạng thái “ngủ” giúp vận chuyển, thụ tinh, bắt hoặc chống sốc khi chuyển môi trường sống.
Nguyên lý gây mê được áp dụng bằng cách hòa tan thuốc trong nước, đặt cá vào. Thuốc sẽ ngấm vào mang, chuyển vào máu, tác động lên não và thần kinh làm cá mê man.
Trong quá trình này, chỉ cần ướp lạnh cá nhẹ, duy trì lượng oxy cá sẽ sống lại bình thường. Tùy vào loại cá sẽ có loại thuốc và liều lượng khác nhau. Nhìn chung, liều gây mê không quá cao nhằm hạn chế tình trạng cá chết.
Video đang HOT
Hiện trên thị trường có hai nhóm thuốc để đánh mê cá. Một là dùng cho cá thực phẩm với các thuốc như MS222… Đây là thuốc được cho phép dùng. Còn cá cảnh dùng loại Aquacalm…
Loại này không được dùng cho cá thực phẩm. Ngoài ra, người ta có thể dùng xyanua hoặc nhóm thuốc ete. Thuốc ete tác động lên thần kinh, còn xyanua làm mang cá không tiếp xúc với oxy nên nổi lên mặt nước. Khi hết thuốc, cá sẽ tỉnh lại, các chất thuốc cũng đào thải ra môi trường.
Chớ ăn mỡ cá
“Không thể phân biệt cá quả Trung Quốc và cá quả Việt Nam thông qua màu sắc. Bởi màu sắc thể hiện môi trường nuôi. Nếu nước nuôi sạch cá sẽ có màu sáng. Môi trường nước bẩn như đầm, kênh, rạch cá sẽ có màu đen”.
Thạc sĩ Ngô Sỹ Vân
Theo các chuyên gia, về nguyên lý các thuốc trên sẽ bốc hơi trong quá trình cá được chuyển sang nước sạch và sục khí. Tuy nhiên, đó là sử dụng các loại thuốc được phép của các cơ quan chức năng. Còn đối với cá được nhập qua đường tiểu ngạch, không qua kiểm duyệt của các cơ quan chức năng, việc người buôn dùng thuốc gì, chất thuốc có tồn dư trong thịt hay không thì đến nay chưa có nghiên cứu nào chỉ rõ.
“Nhập lậu nên không thể nói cho ăn thuốc gì, ảnh hưởng thế nào. Nhất là nhập lậu từ Trung Quốc, bởi nguy cơ vì lợi nhuận người ta có thể sử dụng nhiều mánh khóe. Điều này là có thật trong thực tế. Đây cũng là điều tôi lo sợ”, Thạc sĩ Ngô Sỹ Vân cho hay.
Đối với các thuốc có hại, thông thường sẽ bị tích lũy trong mô mỡ và phân hủy chậm. Điều này khiến cá kém khoẻ với biểu hiện lờ đờ hoặc không có biểu hiện bề ngoài nhưng về lâu dài không tốt cho người ăn. Vì thế, theo các chuyên gia, để an toàn, đối với loại thực phẩm này, người dùng nên chọn mua cá sống, bơi khỏe, màu sáng mướt, không có đốm.
Bởi cá khỏe chứng tỏ một phần nào đó thuốc không còn tồn dư trong não và thần kinh, máu. Cá không bị nấm, màu sắc sáng thể hiện môi trường nuôi cá sạch. Khi chế biến cần bỏ ruột và mỡ cá. Điều này nhằm hạn chế ảnh hưởng của thuốc cũng như các chất độc do môi trường như thủy ngân…
Theo Kiến Thức
Chế độ dinh dưỡng thông minh cho trẻ
Một chế độ ăn đủ lượng, đủ chất, đa dạng thực phẩm, thay đổi món thường xuyên sẽ cung cấp nguồn dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ em.
Trí thông minh phần lớn là do di truyền (gen) tạo ra. Tuy nhiên, dinh dưỡng trong bào thai và sáu năm đầu tiên là giai đoạn quan trọng để hình thành, phát triển não bộ và hệ thống thần kinh hoàn thiện. Chế độ dinh dưỡng thông minh phải đáp ứng đầy đủ các dưỡng chất cơ bản như bột đường, đạm, béo, các loại vitamin và khoáng chất, chất xơ... Bộ não chỉ sử dụng một loại nguyên liệu duy nhất để sinh năng lượng là đường glucose. Các dưỡng chất quan trọng như iốt, sắt sẽ đóng góp vào sự phát triển của não bộ, còn kẽm và vitamin B12 sẽ kích thích sự phát triển của năng lực nhận thức ở não. Bên cạnh đó, các kiến thức và kỹ năng về dinh dưỡng cũng cần được hiểu biết chính xác và khoa học như cho trẻ ăn đúng thời điểm, đủ số lượng và đủ chất, ăn đa dạng... để bé phát triển.
Thực phẩm đầu tiên cần thiết cho hoạt động của trí não là chất béo (cả chất béo no, béo không no, cholesterol...trong mỡ cá, dầu thực vật, mỡ heo...) để hình thành hệ thần kinh, màng tế bào và sợi thần kinh.
Thức ăn duy nhất của não là chất đường glucose được cung cấp từ cơm, cháo, bún, mì, khoai, chè, bánh,... Não không có khả năng dự trữ đường nên cần được cung cấp thường xuyên từ lượng đường trong máu đưa đến não. Vì vậy trẻ cần ăn đủ 3 bữa chính và 2-3 bữa phụ giữa các bữa chính để duy trì đường huyết. Não cũng cần các acid amin từ thực phẩm giàu đạm như thịt, cá, trứng, sữa,... để hoạt động linh hoạt và minh mẫn.
Chất sắt là nguyên liệu để tạo não và tế bào hồng cầu trong máu để nuôi dưỡng cơ thể. Sắt có nhiều trong thịt, gan, huyết, lòng đỏ trứng, cá... và hấp thu dễ dàng nếu có vitamin C (trong rau, trái cây) hiện diện trong bữa ăn.
Kẽm liên quan đến hơn 300 enzyme trong cơ thể, có tác dụng cải thiện sự ngon miệng, giúp ngủ ngon, phục hồi vết thương, lành sẹo, tăng trưởng trẻ em, góp phần vào những hoạt động nhận thức bình thường của não bộ như ghi nhớ, khả năng tập trung và lập luận. Ngoài ra, việc cung cấp iốt đầy đủ liên tục giúp hình thành não bộ hoàn chỉnh. Iốt cũng là nguyên liệu để tổng hợp hormone tuyến giáp rất cần thiết cho tăng trưởng và sự sống. Các vitamin và khoáng chất khác như vitamin nhóm B, vitamin B12, vitamin E, ... cũng có tác động lên hoạt động não bộ.
Tham khảo thêm thông tin về dinh dưỡng cho bé tại: http://on.fb.me/1qKa63x
Được cô đặc và lên men từ sữa, phô mai là một chế phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng của sữa. Khi trẻ tròn sáu tháng tuổi, ngoài việc bú sữa mẹ, cần được cho ăn dặm thêm để cung cấp đủ năng lượng và dưỡng chất để tiếp tục tăng trưởng nhanh.
Khi mới tập con ăn phô mai, phụ huynh cho trẻ một vài miếng nhỏ, một lần trong ngày. Các thức ăn bình thường vẫn duy trì như cũ (bột, cháo, sữa, trái cây tươi). Chú ý lúc này không tập một lúc với những thức ăn mới khác mà phải để trẻ có 3-5 ngày quen dần với phô mai và sau đó mới tập một lọai thức ăn khác. Trong quá trình theo dõi sự tiêu hóa phô mai, mẹ quan tâm đến các dấu hiệu như đau bụng, tiêu chảy, nôn ói, bỏ ăn, dị ứng nổi mề đai... ở trẻ nếu có xảy ra. Nếu thấy trẻ vẫn ăn bú chơi bình thường thì có thể tăng dần dần lượng phô mai theo sở thích và khả năng tiêu hóa của bé.
Phô mai có thể được ăn trong bữa phụ hoặc bổ sung thêm dinh dưỡng cho bữa chính. Trẻ có thể ăn mỗi lần 1-2 cục phô mai tùy vào độ tuổi và nhu cầu dinh dưỡng cần tăng cân nhiều hay không. Để trẻ có chế độ ăn cân đối, mỗi ngày có thể cho trẻ ăn một hoặc tối đa 2 lần, mỗi tuần ăn vài ngày nếu thích.
Một chén cháo đủ dinh dưỡng cho trẻ cần khoảng 30gram đạm từ thịt, cá và 10-15ml dầu ăn, nếu sử dụng phô mai thêm sẽ tăng thêm lượng đạm và béo trong khẩu phần. Trẻ lớn ăn phô mai sau ăn cơm hay trong bữa phụ cũng là cách để cung cấp thêm năng lượng cho trẻ tăng cân.
Bên cạnh việc ăn phô mai trực tiếp, mẹ có thể cho bé dùng chung với những trái cây, bánh mì hoặc chế biến thành các món ăn như xíu mại, trứng chiên... giúp bé ngon miệng hơn.
Phương Thảo
Theo VNE
6 mối nguy với trẻ sau sinh mổ Mổ lấy thai có thể làm giảm hệ thống miễn dịch và khả năng chống nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh. Xu hướng với các mẹ hiện đại là chọn đẻ mổ thay vì vật vã với những cơn đau đẻ thường kéo dài cả ngày liền, thế nhưng họ không biết rằng đẻ mổ không hề tốt, đặc biệt là với trẻ...