Cá thu chữa bệnh
Không chỉ là món ăn ngon, có nhiều dinh dưỡng, cá thu còn có công dụng chữa nhiều bệnh.
Cá thu sinh sống ở biển, có giá trị dinh dưỡng cao. Cá thu được chế biến rất đa dạng với nhiều thực đơn hấp dẫn như cá thu nướng, kho riềng, sốt cà chua, kho tộ, kho tiêu, làm chả, làm ruốc, nấu bún…
Theo Đông y, cá thu vị ngọt, tính bình, không độc, vào tỳ vị can thận. Ca thu thuộc nhóm bổ khí kiện tỳ, có công năng chủ trị bổ ích nguyên khí, hòa dưỡng tạng phủ, cường thận, kiện cốt. Dùng cho mọi trường hợp suy nhược cơ thể, thiểu dưỡng, khí hư, huyết hư, mệt mỏi, lao bỏng nặng, suy kiệt ăn kém, gầy yếu sút cân, đau đầu chóng mặt, mỏi mắt.
Cá thu chứa các chất béo chưa bão hòa – là chất rất có lợi cho hoạt động màng tế bào của con người; giúp làm giảm nồng độ mỡ xấu trong máu và có khả năng giữ lại mỡ máu tốt… Do đó, những người có bệnh về tim mạch như tăng huyết áp, bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não nên ăn cá thường xuyên, ít nhất vài ba lần trong một tuần. Mặt khác, sự cung cấp chất béo omega-3 của cá giúp làm tăng hoạt động tốt cho mạch máu, tạo chất xám trong não khiến trí tuệ trẻ phát triển tốt, làm tăng trí thông minh. Nhiều nghiên cứu khác cũng thấy cá còn cung cấp một số chất khoáng rất quan trọng cho sự sống của con người như chất sắt, phốt pho, canxi, kẽm… Vitamin trong cá thu cũng rất dồi dào, nhất là vitamin nhóm B như: vitamin B2, B12 và vitamin PP.
Ăn thường xuyên cá thu có tác dụng làm giảm bớt mụn trên mặt, xẹp nhanh các mụn bọc do omega-3 giúp bảo vệ tế bào chống lại sự tấn công của vi khuẩn, làm đẹp da, giảm mụn. Liều dùng: 100-200g.
Video đang HOT
Những món ăn, bài thuốc chế biến từ cá thu
- Tác dụng bổ dưỡng tạng phủ, ích khí kiện tỳ: Cá thu 200g làm sạch, bỏ ruột, cho cùng các vị thuốc như: đảng sâm 15g, hoàng kỳ 200g, hoài sơn 15g, thêm gia vị hầm nhừ, sau bỏ bã thuốc. Dùng cho các trường hợp tỳ vị hư, phụ nữ huyết trắng, rong kinh, các trường hợp thoát vị, sa dạ dày, sa trực tràng, sa tử cung, suy kiệt thiểu dưỡng.
- Tác dụng bổ dưỡng tạng phủ nguyên khí: Cá thu (làm sạch, bỏ ruột) thêm gừng tươi, bột tiêu, gia vị kho nhừ ăn thường ngày. Dùng cho mọi đô tuổi, đặc biệt là người cao tuổi, phụ nữ có thai, sau đẻ, trẻ em.
- Hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến: Mỗi ngày dùng 150g cá thu, dùng liên tục có thể làm giảm thuốc thuộc nhóm corticoid mà không mất hiệu quả chữa bệnh nhờ omega-3, có tác dụng ức chế chất sinh viêm trong bệnh vảy nến như leucotrien 3 và 5.
Theo VNE
Trước "ngày đèn đỏ" nên ăn cá thu
Đó là lời khuyên của các chuyên gia y tế giành cho chị em phụ nữ trước "ngày đèn đỏ" vì ăn cá thu sẽ giảm bớt cơn đau trong những ngày này.
Trong các loài cá biển, cá thu là một thức ăn ngon và có giá trị dinh dưỡng cao, là nguồn chất đạm và chất béo rất tốt đối với sức khoẻ con người và cá thu rất được nhiều người ưa thích. Chị em ăn cá thu có lợi cho sức khoẻ.
Trong thịt cá thu có chứa dầu omega-3 có tác dụng ngăn chặn sự hình thành các chất prostaglandin có liên quan đến những cơn đau khi hành kinh và ung thư vú. Những chị em ăn cá thu đều đặn, đến kỳ kinh nguyệt sẽ thấy cảm giác nhẹ nhõm và thoải mái hơn. Các nghiên cứu còn cho thấy: omega-3 trong cá thu có khả năng ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư vú và phòng chữa bệnh tim mạch.
Có nhiều cách chế biến cá thu nhưng ngon nhất vẫn là phơi khô, vì phơi khô ráo nước, cá có vị ngọt và mùi thơm đặc trưng, cá thu cũng có thể ăn tươi. Bà con ở vùng ven biển thường sử dụng cá thu đã qua sơ chế, tức là đã được phơi một nắng (rửa sạch, cắt khúc rồi phơi qua một nắng nên cá chỉ se bề mặt chứ không quá khô, vừa bảo quản được tốt, vừa chế biến các món ăn vẫn hoàn toàn có hương vị của cá thu).
Các món ăn được chế biến từ cá thu rất đa dạng ở những vùng, miền khác nhau của cả nước như món rán, sốt cà chua, kho, nấu canh, bún chả cá thu, mắm cá thu hoặc kho với nước chè tươi.
Cần nấu chín cá thu và không ăn cá đã bị ôi thiu.
Giá trị dinh dưỡng của cá thu rất cao nhưng phải bảo đảm cá còn tươi và đun nấu chín, cá đánh bắt lâu ngày, không bảo quản kỹ cũng dễ bị nhiễm vi sinh vật gây hại và dễ gây ngộ độc thức ăn như đối với các loại cá biển và hải sản khác.
Không nên ăn cá chưa chín, đặc biệt là gỏi cá thu vì món ăn sống rất nguy hiểm. Tuyệt đối không ăn cá thu đã bị ươn, nhất là với cá đã chết rất nhanh bị hư thối, chóng bị phân huỷ trong môi trường nhiệt độ và độ ẩm cao.
Lúc cá còn sống trong mang và ruột cá đã có nhiều loại vi khuẩn của nước, bùn và cả những vi khuẩn gây ngộ độc thức ăn như Salmonella và Clostridium cư trú. Khi cá còn sống khoẻ mạnh, do có khả năng bảo vệ và miễn dịch những vi khuẩn này không phát triển được, nhưng khi cá chết khả năng đề kháng không còn nữa, các vi khuẩn này sẽ phát triển mạnh, phân huỷ chất đạm trong cơ thể cá tạo ra chất độc histamin gây độc.
Trong thực tế đã có nhiều vụ ngộ độc cá biển được báo cáo, trong đó có cả do ăn cá thu.
Theo VNE
6 bước giảm cholesterol xấu không cần dùng thuốc LDL được gọi là cholesterol xâu bởi nếu tỷ lệ LDL cao sẽ làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch. LDL có thể tích tụ trong động mạch và hình thành các mảng bám dễ dẫn đến xơ vữa động mạch và gây đột quỵ. Để giảm cholesterol xấu, bạn có thể áp dụng 6 bước đơn giản dưới đây mà không cần...