Cả thôn hoang mang vì sợ trăn trả thù
Sau việc có người trong thôn bắn hạ một con trăn và sau đó gặp tai nạn, người dân thôn Hải Tiến, thị trấn Thuận An, Phú Vang, Thừa Thiên – Huế rất lo sợ vì tin rằng trăn đã trả thù.
Thôn Hải Tiến là một bán đảo nằm bên cửa biển Thuận An, biển và đàm phá bao quanh xóm làng. Cách đây hơn 1 tháng, nhiều người dân đã phát hiện hai con trăn ở rừng phi lao cuối làng nhưng không ai bắt được.
Một số đứa trẻ trong thôn đi bắn chim phát hiện con trăn đang nằm trên đọt cây, sau đó dùng ná bắn nhưng không chết. Bọn trẻ về gọi thanh niên thôn ra bắt về làm thịt.
Anh Phạm Văn Cư là người dùng súng hơi bắn hạ được con trăn, sau đó về làm thịt và cùng khoảng 20 thanh niên trong làng tổ chức ăn nhậu. Theo lời người dân thì con bắt được nặng 4kg, còn con chưa bắt nặng khoảng 6kg.
Anh Phạm Văn Cư chỉ nơi mình bắn hạ con trăn.
Anh Phạm Văn Cư kể lại: “Tôi đã bắn 6 phát con trăn mới chết. Con này nặng hơn 4kg, dài 1,5m. Ban đầu chúng tôi tưởng rắn nhưng thấy trên thân có hoa, đầu nhỏ mới biết đó là con trăn”.
Ba ngày sau, anh Cư bị tai xe máy. Mọi người trong thôn kháo nhau: Do giết trăn nên mới bị như vậy, đây là “trăn tinh” bởi từ trước đến nay ở vùng biển này không có trăn sinh sống.
Điều khiến người dân nơi đây hoảng sợ nhất là việc vẫn còn một con trăn nữa. Trăn sống với nhau thành đôi, khi giết đi một con, con còn lại rất hung dữ, trong khi khu vực này có nhiều ngư dân qua lại trong đêm để ra cửa biển Thuận An đánh bắt cá.
Video đang HOT
Sau khi anh Cư bị tai nạn và được gắn với những câu chuyện thêu dệt về “trăn tinh”, cứ đêm đến, người dân nơi đây phải đóng kín cửa vì sợ trăn về trả thù. Ai cũng lo sợ.
Cụ Trần Thảo (80 tuổi), là người đầu tiên đến đây lập nghiệp trên vùng đất hoang vu toàn phi lao, cây cỏ mọc um tùm này, kể lại: “Trước đây cứ mỗi đợt lũ về, vùng này lại xuất hiện nhiều rắn, chồn, mang… Có nhiều trận lũ mà những con trăn lớn cũng bị cuốn về đây, sống ở khu vực này. Nhưng cách đây khoảng 30 năm thì việc trôi dạt kiểu này ít dần và không có con trăn nào xuất hiện khu vực cửa biển này nữa.
Về con trăn mà một số người dân bắt được, theo ông là do nước lũ cuốn từ trên rừng trôi về đây, sau đó sống ở khu vực rừng phi lao, nơi có nhiều cây cối mọc um tùm.
Sau khi giết con trăn nặng 4kg, con trăn 6kg không xuất hiện nữa. Theo người dân nơi đây con trăn sống ở những gốc phi lao.
Ông Trần Thanh Hữu, Trưởng thôn Hải Tiến cho biết: “Việc người dân bắt được trăn và làm thịt là có, sau đó mọi người nói là hai con sống với nhau nhưng nay chỉ còn một con rất hung dữ. Do đó mà nhiều dân lo lắng. Nhưng từ ngày một con bị bắt thì không ai gặp con còn lại nữa. Việc anh Cư bị tai nạn xe máy là do đi nhậu về, chứ không có chuyện giết trăn rồi bị trả thù”.
Theo Bee
Săn trăn quý trên núi thiêng
Vào mùa gặt, trăn còn xuống tận cánh đồng lúa xóm 1 để kiếm mồi, thậm chí bò vào cả chuồng gà của dân trong làng.
Xã Cẩm Lĩnh (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) được bao bọc bởi 3 ngọn núi thiêng. Những dãy núi quanh "ốc đảo" này là nơi sinh sống và bảo tồn một loài trăn quý.
Chúng tôi theo chân ông Cao Văn Tuệ, ở xóm 1, xã Cẩm Lĩnh vào núi thiêng - nơi trú ẩn và sinh sống của loài trăn quý. Sau hơn 30 phút bám chân trên vách đá, chúng tôi đã leo tới đỉnh giữa 3 ngọn núi, phóng tầm mắt ra xa tận hưởng luồng gió biển thổi vào mát rượi, một bên là cánh đồng xanh ngắt xen lẫn những con đường uốn lượn nên thơ.
Núi thiêng
Ông Cao Văn Tuệ, ở xóm 1 xã Cẩm Lĩnh kể về dãy núi thiêng trăn trú ẩn.
Ông Tuệ chỉ tay về phía tây nơi chân núi nói: Đó là ngọn núi Cổ Voi, nó giống y như một con voi đang thò đầu ra biển uống nước, hai bên có hai dãy núi nhỏ giống hai chiếc ngà của con voi. Ông Tuệ bảo, các cụ cao niên trong làng giờ vẫn còn truyền tai nhau câu chuyện một vị thần cưỡi voi qua đây thì voi kiệt sức và chết, sau đó hóa thành ngọn núi.
Tiếp đó là núi Cột và núi Chai, theo lý giải đó là cột dựa che chở cho làng và chai nước sinh khí của sự sống. Câu chuyện của ông Tuệ làm chúng tôi quên đi nỗi sợ hãi khi lên ngọn núi có nhiều trăn này.
Nhưng sau gần 2 giờ đồng hồ xuyên núi tìm trăn mà không gặp được con trăn nào, chỉ thấy những hốc đá khổng lồ mòn bóng loáng trước cửa hang, chúng tôi đành xuống núi.
Đưa câu chuyện trên hỏi ông Trần Quốc Lựu - Chủ tịch UBND xã Cẩm Lĩnh, được biết thêm: Dãy núi Cẩm Lĩnh này còn lưu lại cho đến bây giờ câu chuyện về Thánh Gióng đánh giặc bị thương qua đây nghỉ chân đã rơi một giọt máu và biến thành dãy núi này. Từ đó, người dân đã xây một bàn thờ nhỏ gọi là bàn thờ Thánh để tưởng nhớ ông Gióng.
Trăn về làng nuốt dê
Theo thời gian, nhiều công trình được đầu tư xây dựng như mở đường, kiến thiết nhà ở, người dân thi nhau lên núi dựng trại... khiến dãy núi Cẩm Lĩnh bị biến dạng, rừng trở nên cằn cỗi, các thảm thực vật và các loài thú nhỏ bị tiêu diệt. Điều đó đồng nghĩa với việc các loại thức ăn của trăn không còn, muốn tồn tại trăn phải về làng kiếm thức ăn.
Gia đình bà Thái Thị Khích ở xóm 1, xã Cẩm Lĩnh là một trong những hộ nuôi dê đầu tiên tại xã. Bà Khích kể lại: Nhà nằm gần núi, lau lách nhiều rất phù hợp với chăn nuôi dê. Sau khi mua 20 con dê về nuôi chúng lớn nhanh như thổi, nhưng được ít hôm, lùa dê về chuồng đếm thế nào cũng thấy thiếu. Lúc đầu mất một con, sau số lượng tăng dần.
Cứ tưởng không có người chăn nên bị người bắt trộm, ai ngờ theo dõi thì phát hiện là trăn ăn. Gọi người lên giải cứu nhưng chúng tha vào hang đá sâu trên núi nên đành bó tay. Cả đàn còn lại 7 con đành phải bán gấp. Không chỉ gia đình bà Khích, hộ chị Hoàng Thị Tuyết ở xóm 1, xã Cẩm Lĩnh cũng bị trăn ăn mất 32 con dê. Lúc đầu gia đình bà Tuyết thả dê trên núi không an toàn, bà Tuyết phải hàng ngày đi chăn tối lùa về chuồng khóa cửa cẩn thận nhưng vẫn bị trăn xuống ăn sạch.
Quá uất ức, cả gia đình chị Tuyết nhiều đêm thức trắng phục giết trăn. Theo Chủ tịch UBND xã Trần Quốc Lựu, riêng tại xóm 1 đã có đến 20 hộ nuôi dê phải chịu cảnh trắng tay do trăn. Vào mùa gặt, trăn còn xuống tận cánh đồng lúa xóm 1 để kiếm mồi, thậm chí bò vào cả chuồng gà của dân trong làng. Tất nhiên những lần đó trăn đều bị người dân phát hiện và bắt làm thịt, nấu cao.
Trăn núi Cẩm Lĩnh nguy cơ biến mất
Mấy ngày qua người dân Cẩm Xuyên xôn xao về câu chuyện 5 người phụ nữ ở xã Cẩm Lĩnh bắt được con trăn nặng hơn 20kg. Để rõ hơn, chúng tôi tìm tới nhà chị Trần Thị Lựu ở xóm 2, (1 trong 5 người phụ nữ) lên núi "săn" trăn.
Thấy người lạ vào nhà, vẻ mặt của chị Lựu dò xét, tôi phải giải thích mãi chị Lựu mới đồng ý tiếp chuyện: Cách đây một tháng, chúng tôi lên núi Cổ Voi phát cây, vừa làm được một lúc thì phát hiện trong một ụ đất có một vật lạ nằm khoanh tròn. Tui lại gần và phát hiện một con trăn nên chạy về gọi thêm chị Trần Thị Liên, Trần Thị Ái, Phạm Thị Vinh và Trần Thị Phượng.
Bàn bạc xong, tui xông vào cầm đuôi trăn kéo, còn chị Liên tỳ đầu, do trăn vừa ăn mồi quá no nên không chạy được chỉ vật vã gồng mình lè lưỡi. Sau một hồi vật lộn, con trăn nằm đừ không trườn được. Con trăn này nặng 21kg bán được 4,5 triệu đồng, 5 chị em chia nhau.
"Từ ngày 5 chị em chúng tôi bắt được trăn lớn rất nhiều người dân trong xã Cẩm Lĩnh lên núi săn trăn" - chị Lựu cho biết thêm. Chuyện người dân Cẩm Lĩnh bắt được trăn đã khiến nhiều tay săn động vật hoang dã kéo về núi Cẩm Lĩnh để săn bắt, nguy cơ loài trăn quý ở đây sớm tuyệt diệt.
Ông Phạm Văn Tiu - Phó Chủ tịch UBND xã Cẩm Lĩnh khẳng định: Trên núi Cẩm Lĩnh có rất nhiều trăn, từ đầu năm đến nay trên 100 con trăn nặng từ 5 - 25kg bị bắt giết thịt. Chúng tôi cũng đã tuyên truyền tới người dân cần bảo vệ không được săn bắt, giết thịt nhưng rất khó xử lý triệt để.
Theo Dân Việt
Trần tình của cô giáo nhốt bé 4 tuổi vào thang máy Những tiếng nấc nghẹn ngào trong suốt buổi nói chuyện, cô giáo Trần Thị Xuân Nữ cho biết: "Những ngày qua cuộc sống đối với tôi là địa ngục". Trong những ngày trốn chạy cuộc sống của chính mình vì sai lầm lớn nhất từ khi bước vào con đường sư phạm, cô giáo Trần Thị Xuân Nữ cho rằng, vẫn khẩn thiết...