“Cá tầm bán tại các siêu thị miền Bắc là nhập lậu từ Trung Quốc”
Đó là khẳng định của ông Lê Anh Đức, Tổng GĐ Tổng công ty cá tầm VN. Vị GĐ doanh nghiệp nuôi, chế biến cá tầm còn khuyên người tiêu dùng miền Bắc tạm thời không nên ăn cá tầm…
Liên quan đến thông tin cá tầm nhập lậu đang ồ ạt tràn vào thị trường Việt Nam, ngày 7/7, tại Hà Nội, Hiệp hội phát triển cá nước lạnh phối hợp với Công ty cá tầm Việt Nam đã tổ chức buổi gặp mặt báo chí, khẳng định việc nhập lậu cá tầm từ Trung Quốc đang đe dọa nghiêm trọng đến sự “sinh tồn” của cá tầm trong nước.
Theo ông Lê Anh Đức, không chỉ hệ thống siêu thị Metro bán cá tầm nhập lậu dán mác Việt Nam mà “hiện nay hầu hết các siêu thị có bán cá tầm đều là cá tầm Trung Quốc nhập lậu. Theo điều tra của chúng tôi, ngay ở hệ thống Metro hiện nay đang lấy 1 tháng ít nhất 50-70 tấn cá tầm, trong khi ở miền Bắc này không có quá 30-40 tấn cá tầm mỗi tháng thì làm sao có đến 50-70 tấn để cung cấp cho Metro?”!
Các công ty cung cấp cá tầm ra thị trường khẳng định rằng tới 95% số cá tầm bán tại miền Bắc là nhập lậu từ TQ. Ảnh minh họa.
Để tăng thêm độ tin cậy của thông tin gây sốc này, ông Đức còn khẳng định: Chúng tôi không bán cho Metro, mà chỉ bán cho 3 siêu thị, mỗi tháng chỉ 50 đến 70 kg. Chính chúng tôi đã nhiều lần gửi công văn lên Metro yêu cầu không để logo trên siêu thị, và họ đã phải gỡ đi. Tuy nhiên, trên sản phẩm họ vẫn đề sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ từ VN.
Ngoài hệ thống siêu thị Metro, vị chủ doanh nghiệp nuôi, chế biến cá tầm lớn nhất VN này còn cho biết, tất cả cá tầm bán tại các siêu thị miền Bắc đều là cá nhập lậu. Ông Đức nói: “ở miền Bắc không thể có trường hợp cá tầm đánh từ Tây Nguyên ra bán tại siêu thị miền Bắc. Tôi khẳng định phần lớn cá tầm đang bán ra là cá tầm nhập lậu.”
“Khi quý vị đi tất cả các siêu thị thì quý vị có quyền hỏi như khách hàng là cá tầm lấy đâu ra, chính tôi đã làm điều đấy, và họ sẽ đưa. Và chúng tôi đã kiếm tra lại thông tin về nguồn gốc xuất xứ từ siêu thị. Chúng tôi đã từng đi ở Bắc Giang, vào ao chỉ có 30 chục khối nước trong ao mà họ xuất hóa đơn từ 3 đến 5 tấn cá tầm. Nói thật, chỗ nước ấy chỉ nuôi mấy chục con cá”, ông Đức tiếp lời.
Video đang HOT
Để củng cố thêm độ xác tín từ người đồng nghiệp, ông Nguyễn Trọng Cử, Giám đốc Cty TNHH Thương mại và Đầu tư Việt Đức, khẳng định: “Tôi là người sản xuất và cung cấp cá tầm giống duy nhất ở miền Bắc và tôi biết tôi bán cá cho ai. Tôi ngồi với chuyên gia người Đức 15 phút quan sát bể cá tầm của Metro, chúng tôi khẳng định đây là cá tầm Trung Quốc. Về mặt hình thức có thể nhận diện được, vì quãng đường vận chuyển dài nên cá bị xây xước, còn cá tầm Việt Nam thì không xây xước. Ở bụng cá có hai vệt máu từ trên xuống dưới do vận chuyển rất lâu….”
Ông Đức khuyến cáo, người tiêu dùng phía Bắc nên tạm thời dừng ăn cá tầm một thời gian. “Bởi lượng cá tầm tại phía bắc, 95 thậm chí 99% là của cá tầm nhập lậu từ Trung Quốc. Và chúng ta đang trả tiền một cách rất lãng phí và bị lừa. Thà chúng ta ăn cá chép, cá rô còn hơn bỏ hàng trăm nghìn thậm chí hàng triệu đồng để ăn sản phẩm lừa”, ông Đức nói.
Theo Dantri
Ông Được gặp anh kết nghĩa: Lời xin lỗi cho món ân nợ không thể trả hết
Hơn 12h trưa ngày 6/7, vợ chồng ông Đào đã đặt chân tới sân bay Nội Bài, Hà Nội, tới Bệnh viện Việt Đức thăm người em kết nghĩa đang chờ phẫu thuật. Cuộc hạnh ngộ tràn nước mắt của kẻ đến người chờ khiến những người chứng kiến thắt lòng xúc động.
Bước chân vội của đôi vợ chồng già
Chúng tôi đón được ông bà Đào lúc đã quá trưa. Đôi vợ chồng già tất bật, vội vã và có phần bỡ ngỡ trước sự tấp nập của thủ đô. Trên xe, bà Đào chẳng hề kêu than đường dài vất vả mà chỉ hỏi dồn mọi người về tình hình sức khỏe của ông Được. Bà nói: "Suốt đêm qua vợ chồng tôi chong đèn ngồi chờ trời sáng. Định bụng 5h thì đi nhưng 3h sáng đã đóng cửa, gọi xe ôm xuống huyện. Bây giờ ở cách chú ấy có mấy cây số mà cứ thấy như trong mơ".
Ông Đào xúc động tâm sự: "Ban đầu nghĩ là để vợ tôi ra chăm chú ấy trong những ngày nằm viện như bao năm nay bà ấy vẫn chăm. Khi nào chú ấy khỏe thì tôi ra. Nghĩ vậy nhưng chưa thể đi ngay được vì chưa xoay được tiền. Chỉ sau một đêm chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ và giờ thì đã có thể hoàn thành ước muốn được bên cạnh em tôi lúc đau bệnh nhất".
PV Dân trí thuyết phục mãi vợ chồng ông Đào mới chịu đi ăn cơm trưa lấy lại sức sau một chặng đường dài. Họ sợ người em kết nghĩa đang nóng lòng đợi ở bệnh viện. Bữa cơm vì thế diễn ra rất vội. Ông Đào bảo: "Giá như chú ấy cứ thế mà sống cảnh đói khổ cạnh tôi còn hơn là phải đối mặt với bệnh tật như bây giờ. Giá như giờ này anh em ngồi cạnh nhau uống chén rượu nhạt với rau muống thay cơm cũng là hạnh phúc". Nói đoạn ông đặt chén cơm xuống quay đi giấu giọt nước mắt.
(Thực hiện: Xuân Ngọc - Trọng Trinh)
Bà Đào chốc chốc lại chạy ra hành lang khóc vội
Dẫu biết ông Được đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ từ chính quyền, xã hội, nhưng ông Đào vẫn trăn trở: "Chú ấy là em tôi. Tôi thương lắm! Tôi nghĩ không ai thay tôi thực hiện trách nhiệm với chú ấy được. Tôi biết khi lên cơn đau em tôi vẫn sẽ gọi tôi".
Phòng ông Được nằm ở tầng 6, ông Đào vai mang nặng ba lô băng băng bước. Bà Đào cũng vội sải chân như muốn rút ngắn những bậc cầu thang. Vừa bước vào phòng bệnh, ông Đào và vợ đã khóc òa khi nhìn thấy người em kết nghĩa nằm trên giường bệnh với nhiều thứ dây dợ quanh mình. Nhìn thấy ông Đào, ông Được ngỡ ngàng gọi "anh Hai" rồi im lặng. Cảm xúc trào dâng khiến cả 3 người đều nghẹn lời. Họ cùng khóc như trẻ nhỏ!
"Giá như bệnh tật là một gánh nặng, anh sẽ gánh đỡ em"
Sự có mặt của ông Đào và vợ khiến người lính dũng cảm một thời ôm mặt khóc. Ở bên ông Đào, ông Được hóa trẻ nhỏ, ông "mách": "Em đau lắm, đau cái bụng và tức ngực khó thở. Mấy đêm này em không ngủ được và ăn ít lắm. Cái đầu gối không phải đi lại nhiều mà cứ nhức anh Hại ạ".
Ông Đào ứa nước mắt an ủi: "Giá như bệnh của em là gánh nặng thì anh Hai sẽ không ngại gì mà không gánh đỡ cho em".
Cuộc hội ngộ của hai anh em kết nghĩa thu hút sự quan tâm của nhiều người. Trong vòng vây của ống kính máy ảnh, bà Đào vẫn không ngừng khóc.
Qua giây phút xúc động ban đầu, hai anh em trò chuyện không ngớt. Ông Được hỏi thăm những cây cao su của anh đã lớn chưa? Thu nhập của anh thế nào? Có đủ ăn không? Trước những bận tâm của ông Được, vợ chồng ông Đào chỉ biết khóc.
Trong giờ phút hội ngộ, ông Được nhiều lần nhắc lại câu nói: "Nếu không có anh chị Hai em đã chết từ lâu rồi. Em xin lỗi anh chị". Ông nói lời xin lỗi để thay lời cảm ơn, nghe trong đó có sự day dứt của một món nợ ân tình không bao giờ trả hết.
Hai người cháu ruột của ông ngồi cạnh đôi mắt cũng đỏ hoe. Anh Phan Hữu Lợi nói: "Gia đình tôi với gia đình bác Đào quả không biết thể nào là đủ. Mà chả có gì có thể đền đáp nổi, công ơn cưu mang chú tôi suốt chục năm trời, anh em tôi chỉ biết khắc dạ ghi tâm".
Bà Đào đứng sau lưng chồng, chốc chốc lại ôm ngực chạy ra hành lang bệnh viện để có thể thoải mái khóc. "Nhà tôi nuôi chú ấy 10 năm, tiếng là vậy chứ chú ấy khổ lắm. Nhà tôi nghèo, cơm bữa đói bữa no. Chú ấy ốm thì mới phải ở nhà trông cậy vợ chồng tôi. Còn đi được là chú ấy vẫn đi làm thuê, làm mướn để kiếm cái ăn. Những lần ốm, tôi mua được tý cá, tý thịt để nâng sức thay thuốc thang cho chú ấy. Biết bao lần vợ chồng tôi vì nghèo mà bất lực nhìn chú Được vật vã kêu đau", bà nhớ lại.
Nghĩ về quá khứ, lại nhìn hôm nay, thấy ông Được đang nhận được sự chăm sóc tốt nhất của các y bác sĩ, ông Đào tin rằng em ông sẽ khỏe lại, sớm trở về để được sống bên gia đình ruột thịt, tại quê hương bản quán, với đủ đầy vật chất và yêu thương, bù lại 40 năm đói rách lang bạt. Ông cầm tay ông Đào nói: "Em sẽ khỏi bệnh thôi. Bọn giặc với bao nhiêu súng đạn chả giết nổi em, bây giờ thì có lý do gì mà em chết được. Em sẽ khỏe và sẽ về trong đó thăm quê...".
Theo Dantri
Bắt quả tang Metro bán hàng "quá đát" Đội quản lý thị trường số 15 vừa tiếp cận, kiểm tra siêu thị Metro Hoàng Mai, bắt quả tang siêu thị này đang bán hàng hết hạn sử dụng. Những ngày qua, người tiêu dùng liên tiếp phản ánh về việc Metro Hoàng Mai (Hà Nội) bán hàng quá hạn sử dụng. Để làm rõ thông tin, PV và người tiêu dùng...