Ca tái mắc Covid-19 ở TP.HCM không lây nhiễm từ cộng đồng
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM cho biết, thanh niên 27 tuổi tái nhiễm Covid-19 ở TP.HCM không phải trường hợp lây nhiễm tại cộng đồng và nguy cơ lây rất thấp.
Liên quan đến bệnh nhân 1.007 vừa được Bộ Y tế công bố, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) cho biết, đây là trường hợp bệnh nhân thứ 77 của TP.
17 nhà dân trong khu phố ở quận Tân Phú bị phong tỏa
Bệnh nhân được đón về từ Guinea xích đạo – Châu Phi ngày 29/07, thời điểm nhập cảnh chưa có mã bệnh nhân Covid-19.
Sau đó, BN được cách ly tại BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương, xuất viện về TP.HCM ngày 14/8. Bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm theo quy định giám sát bệnh nhân Covid-19 sau xuất viện của TP.
Kết quả hai lần xét nghiệm vào ngày 16 và 17/8 là âm tính. Ngày 18/8 có kết quả dương tính với Sars-CoV-2. Bệnh nhân được chuyển cách ly điều trị và đến ngày 20/8 được cấp mã là bệnh nhân 1.007.
HCDC khẳng định đây không phải trường hợp bệnh nhân lây nhiễm tại cộng đồng và nguy cơ lây nhiễm cho cộng đồng là rất thấp.
Liên quan đến ca bệnh này, ngành y tế quận Tân Phú đã thực hiện điều tra dịch tễ xác định được 2 người F1, 4 người F2; đồng thời phong tỏa 17 hộ dân xung quanh và cách ly, lấy mẫu xét nghiệm cho 52 người liên quan.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm Covid-19
TP vẫn đang triển khai hoạt động giám sát y tế đối với người đến từ Hà Nội, Hải Dương, Bắc Giang, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Trị và chia theo 4 nhóm.
Cụ thể, các trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân Covid-19 phải khai báo y tế tại khu cách ly quận huyện, lấy mẫu xét nghiệm và thực hiện cách ly tập trung.
Người về từ khu vực đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng.
Video đang HOT
Trường hợp từng đến các địa điểm được Bộ Y tế thông báo (những nơi ca nhiễm hay nghi nhiễm từng đến) sẽ khai báo tại trạm y tế, cách ly tại nhà, lấy mẫu xét nghiệm khi có triệu chứng nghi ngờ.
Nhóm 4 là những người không thuộc 3 nhóm trên sẽ khai báo trên ứng dụng tokhaiyte.vn và tự theo dõi sức khỏe theo hướng dẫn của y tế; lấy mẫu xét nghiệm khi có triệu chứng nghi ngờ.
Thời gian áp dụng các hình thức giám sát này là 14 ngày, tính từ ngày đến TP.HCM.
Ca mắc Covid-19 mới tại Quảng Nam đi nhiều nơi, tiếp xúc nhiều người
Sở Y tế tỉnh Quảng Nam thông tin chi tiết về lịch trình di chuyển của 1 ca mắc Covid-19 mới do Bộ Y tế công bố.
BN 999 (nam, SN 1994, trú tổ 10, đội 4, thôn Vân Quật, xã Duy Thành, huyện Duy Xuyên)- là chồng của BN 775.
Ngày 11/7, BN đi thăm anh vợ là BN 671 tại phòng 309 Khoa Ngoại – Thần kinh, BV Đa khoa Đà Nẵng.
Quảng Nam tăng cường nhiều biện pháp phòng chống Covid-19
Từ ngày 12 đến 20/7, BN ở tại nhà, tiếp xúc với người trong gia đình.
Chiều 21/7, BN cùng vợ đi thăm BN 671 tại phòng 309 Khoa Ngoại – Thần kinh, BV Đa khoa Đà Nẵng, có tiếp xúc nhiều người.
Ngày 22/7, BN ở tại nhà. Ngày 23/7, BN đến BV Bình An (huyện Duy Xuyên) thăm anh vợ là BN 671, có tiếp xúc với nhiều người.
Từ ngày 24 đến 27/7, BN ở tại nhà, tiếp xúc với người trong gia đình. Khoảng thời gian từ 11/7 đến 27/7, BN có đến nhà anh L.V.Đ, chị N.T.T.D, anh T và anh P (xã Quế xuân, huyện Quế Sơn). Ngoài ra, BN có đến thăm nhiều người khác và mua đồ tại quán Hoa Thống nhiều lần, quán chị T (gần trường Mẫu giáo xã Duy Thành).
Ngày 28/7, BN đến Trung tâm Y tế Duy Thành khai báo y tế và được yêu cầu cách ly tại nhà.
Từ ngày 29/7 đến 6/8, BN chỉ ở nhà, không đi đâu, có 2 người hàng xóm đến nhà BN chơi.
Ngày 4/8, BN được lấy mẫu xét nghiệm lần 1, có kết quả âm tính, còn vợ BN thì dương tính.
Ngày 7 đến 18/8, BN được cách ly tại Trường THPT Hồ Nghinh. Ngày 13/8, BN được lấy mẫu xét nghiệm lần 2 cho kết quả âm tính.
Ngày 18/8, BN được lấy mẫu xét nghiệm lần 3 cho kết quả dương tính.
Ngày 20/8, BN được chuyển điều trị tại Khu điều trị Điện Nam – Điện Ngọc (BV Đa khoa khu vực Quảng Nam).
Bệnh nhân 100 tuổi mắc Covid-19 âm tính lần một
Bác sĩ Mai Văn Mười, Phó GĐ Sở Y tế tỉnh Quảng Nam cho biết, sau 4 lần có kết quả dương tính, trải qua quá trình điều trị, thì BN 592 đã có kết quả xét nghiệm âm tính.
BN 592 là cụ bà 100 tuổi, được xem là bệnh nhân Covid-19 lớn tuổi nhất Việt Nam.
“Sau gần 3 tuần được điều trị tại BV Đa khoa TƯ Quảng Nam, BN 592 đã tiếp xúc tốt, các chỉ số sinh hiệu ổn định”, bác sĩ Mười nói.
BV Đa khoa TƯ Quảng Nam đang điều trị cho 54 bệnh nhân, BV Đa khoa Khu vực Quảng Nam điều trị 24 bệnh nhân.
70 bệnh nhân F1 Bệnh viện Đà Nẵng hết cách ly
Các bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Khu vực Miền núi phía Bắc Quảng Nam sau khi Bệnh viện Đà Nẵng phong tỏa, nay ba lần âm tính nCoV, hết thời gian cách ly.
Bác sĩ Tô Mười, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Khu vực Miền núi phía Bắc Quảng Nam, ngày 16/8 cho biết bệnh viện đã tiếp nhận, cách ly và điều trị cho 95 bệnh nhân từ Bệnh viện Đà Nẵng với sự hỗ trợ của Bệnh viện Bạch Mai. Đây là những bệnh nhân không nhiễm nCoV, thuộc diện F1, được chuyển về đây để giải tỏa áp lực cho Bệnh viện Đà Nẵng đang bị phong tỏa.
Bệnh viện đã lập khu cách ly riêng để điều trị cho các bệnh nhân này. Nhiều bệnh nhân có bệnh nền nặng như suy thận, suy tim, cao huyết áp, đái tháo đường, có những trường hợp phải thở máy. Dưới sự giúp đỡ của nhóm bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai chi viện, bệnh viện đã điều trị tốt tất cả bệnh nhân. Ngày 15/8, các bệnh nhân đã đủ thời gian cách ly 14 ngày, kết quả xét nghiệm âm tính với nCoV ba lần liên tiếp.
"70 bệnh nhân đủ điều kiện xuất viện bao gồm người bệnh nhẹ và ổn định. Những trường hợp còn lại tiếp tục được giữ lại bệnh viện để điều trị", ông Mười nói.
Ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế tại Thành phố Đà Nẵng đánh giá cao bệnh viện trong việc tiếp nhận các bệnh nhân thuộc diện F1 và nhân viên y tế, giúp giảm tải cho Bệnh viện Đà Nẵng và tránh nguy cơ lây nhiễm cho các bệnh nhân.
Ông Nguyễn Trọng Khoa trao quyết định đủ điều kiện ra viện cho bệnh nhân. Ảnh: Tuấn Dũng.
Bác sĩ Lương Quốc Chính, khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai, cùng các đồng nghiệp của mình đã có mặt ở đây hỗ trợ bệnh viện. Cách đây 20 ngày, Bệnh viện Đa khoa Khu vực Miền núi phía Bắc Quảng Nam cũng phát hiện hai trường hợp dương tính với nCoV. Toàn bộ khoa Hồi sức tích cực của bệnh viện bị phong tỏa, các bệnh nhân khác, người nhà và cả nhân viên y tế của bệnh viện đều rất hoang mang. Đúng lúc đó, Ban Giám đốc của bệnh viện được Bộ Y tế đề nghị tiếp nhận khoảng 100 bệnh nhân thuộc diện F1, trong đó có nhiều bệnh nhân rất nặng, được chuyển về từ Đà Nẵng nhằm giảm tải cho tâm dịch.
"Ban Giám đốc và toàn bộ nhân viên y tế của bệnh viện 'đứng tim luôn', tôi phải mô tả như vậy mới đúng thực tế tình hình lúc đó", bác sĩ Chính nói.
Tính đến nay, để chi viện cho Đà Nẵng và Quảng Nam, Bệnh viện Bạch Mai đã cử 54 cán bộ y tế và các chuyên gia vào miền Trung chống dịch.
"Nhớ lại những ngày đầu và trong thời gian cách ly, nỗi sợ bệnh nhân F1 có thể trở thành bệnh nhân F0 bất cứ khi nào, bệnh nhân nặng có thể diễn biến xấu đi, thậm chí tử vong bất cứ lúc nào, tinh thần nhân viên y tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng", bác sĩ Chính nói. "Cuối cùng, mọi người đã vượt qua được tất cả, ai cũng được giữ an toàn, khỏe mạnh và chiến thắng dịch bệnh. Sau đợt cách ly thứ nhất này, bệnh viện lại sẵn sàng tiếp nhận các bệnh nhân thuộc diện F1 chuyển đến nhằm giảm tải cho tâm dịch. Lúc này, kinh nghiệm chống dịch và tinh thần nhân viên y tế ở đây rất tốt".
Các bác sĩ kiểm tra tình trạng sức khỏe của bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa Khu vực Miền núi phía Bắc Quảng Nam. Ảnh: Bác sĩ Lương Quốc Chính.
Xem BS Bạch Mai và đồng nghiệp Quảng Nam chiến đấu trong tâm dịch COVID-19 Toàn bộ khoa Hồi sức tích cực của bệnh viện bị phong tỏa. Khi Ban Giám đốc của bệnh viện được đề nghị tiếp nhận 100 bệnh nhân thuộc diện F1, trong đó có nhiều bệnh nhân rất nặng, được chuyển về từ Đà Nẵng. Ban Giám đốc và toàn bộ nhân viên y tế của bệnh viện khá lo lắng vì nhiệm...