Ca sỹ nổi tiếng thế giới chạy đua tổng thống Senegal
Ca sỹ nổi tiếng thế giới người Senegal Youssou Ndour tối qua đã tuyên bố sẽ tham gia chạy đua tổng thống, cạnh tranh với đương kim Tổng thống Abdoulaye Wade trong cuộc bầu cử vào ngày 26/2 tới đây.
“Tôi là một ứng cửa viên”, ca sỹ Senegal nổi tiếng nhất thế giới cho biết trên đài truyền hình do chính ông sở hữu, xác nhận những đồn đoán nổi lên từ vài tuần trước đây.
“Tôi đã lắng nghe, tôi đã nghe thấy và tôi đang phản ứng một cách tích cực” Ndour cho biết, ám chỉ đến vô số yêu cầu gia nhập chính trường đối với ông.
“Đó là trách nhiệm của lòng yêu nước”, ông nói. Và ông hi vọng sẽ dùng sức thu hút của một ngôi sao để “qua mặt” được đương kim tổng thống 85 tuổi, người đang tìm kiếm nhiệm kỳ 3.
Ndour, 52 tuổi, đã tuyên bố trong một chương trình ca nhạc hồi cuối tháng 11 vừa qua rằng ông đã thành lập một phong trào chính trị riêng, mang tên Fekke ma ci bolle (có nghĩa Tôi đã tham gia vào Wolof).
Người Senegal dõi theo tuyên bố tranh cử của ca sỹ Ndour.
“Sự thật là tôi đã theo đuổi học cao học, nhưng làm tổng thống là một nhiệm vụ, chứ không phải là nghề. Tôi đã chứng tỏ được khả năng, tâm huyết, quyết tâm và hiệu quả của mình nhiều lần. Tôi đã học trường học của thế giới. Đi lại khắp nơi đã dạy cho tôi nhiều điều như trong sách vở”.
Được tờ New York Times ngợi ca là “một trong những ca sỹ vĩ đại nhất thế giới”, Ndour đã gặt hái được thành công lớn trên trường quốc tế, với phong cách âm nhạc hòa trộn giữa nhạc Mbalax đặc trưng của Senegal với samba, hip-hop, jazz và soul.
Video đang HOT
Ông sinh ra trong một gia đình bình dân ở ngoại ô thành phố Dakar và đã trở thành một biểu tượng ở đất nước quê nhà.
Ở nước ngoài, ông đã hát kết hợp với Peter Gabriel, Sting, Wyclef Jean, Paul Simon, Bruce Springsteen và nhiều cái tên nổi tiếng khác.
Trong tuyên bố vào tối qua, Ndour cho biết chiến dịch tranh cử của ông sẽ gồm những sáng kiến cho hòa bình ở khu vực bất ổn Casamance ở miền nam, sáng kiến để lãnh đạo, quản lý tốt đất nước và sáng kiến về những dự án nông ngiệp cũng như phát triển xã hội.
“Cuộc đời tôi có 10% là cảm hứng và 90% là mồ hôi và nước mắt”, ông nói.
Từ trước, Ndour đã tham gia rất tích cực vào các hoạt động xã hội cũng như chính trị. Năm 1989, Ndour đã tổ chức một buổi hòa nhạc để để thả tù nhân của chế độ apartheid khi đó Nelson Mandela, người sau này trở thành tổng thống da đen đầu tiên của Nam Phi.
Ông sở hữu tập đoàn truyền thông tư nhân Future Medias gồm đài phát thanh RFFM, đài truyền hình TFFM và tờ nhật báo L”Observateur, thường có quan điểm phê phán đối với chính phủ của ông Wade.
Ông Wade đắc cử tổng thống lần đầu tiên vào năm 2000, trong nhiệm kỳ kéo dài 7 năm. Năm 2007 ống tái trúng cử nhiệm kỳ 5 năm, sau khi hiến pháp được cải cách, rút ngắn nhiệm kỳ tổng thống. Năm 2008, khi nhiệm kỳ 7 năm được đưa trở lại, một câu hỏi được đặt ra là liệu ông Wade có quá sức khi tiếp tục làm tổng thống. Phe đối lập cho rằng “có”, tuy nhiên ông Wade khẳng định “không”. Dự kiến tòa án sẽ có quyết định về vấn đề này vào đầu tháng 1 này.
Khoảng 20 ứng cử viên dự kiến sẽ tham gia vào cuộc chạy đua thống lần này ở Senegal.
Theo Dân Trí
Ám ảnh hủ tục cắt âm hộ bé gái ở Senegal
Khoảng 92 triệu trẻ em gái và phụ nữ tại Châu Phi đã trải qua hủ tục kinh hoàng này. Việc cắt bỏ âm vật được xem là cách duy nhất để chứng tỏ cô gái đó đã lớn và đủ điều kiện kết hôn.
Ngày kinh hoàng
Hủ tục cắt bỏ âm vật hay còn gọi là cắt bao quy đầu ở nữ được người dân "lục địa đen" nói chung và người dân Senegal nói riêng thực hiện từ hàng ngàn năm nay. Họ xem đây là một nghi thức truyền thống thể hiện tình yêu thương của cha mẹ dành cho con cái.
Hủ tục đau đớn này khiến các bé gái bị ám ảnh suốt cuộc đời
Sare Harouna cũng giống như hơn 5.000 ngôi làng khác ở Senegal vẫn duy trì hủ tục kinh hoàng này.Thông thường, 4 phụ nữ sẽ được giao trọng trách để giữ chặt tay, chân của các bé gái trong độ tuổi từ 5-7 để thực hiện nghi thức thiêng liêng này. Việc cắt bỏ âm vật sẽ được tiến hành trước bình minh, dưới một tán cây to, bên cạnh những chậu nước suối do chính mẹ các bé gái mang tới.
Bassi Boiro, người phụ nữ lớn tuổi được giao trọng trách "thiêng liêng" này cho biết, bà đã sử dụng một con dao gia truyền để cắt bỏ âm vật của các bé gái trong nhiều năm cho đến khi con dao ấy cắt đậu bắp không nổi. Sau đó bà chuyển sang dùng lưỡi dao cạo để nhát cắt được dứt khoát hơn.
Aissatou Kande vẫn còn nhớ như in cái ngày kinh hoàng ấy. Cô rùng mình kể lại rằng, các bé gái khi tham gia nghi thức này, không hề được sử dụng một chút thuốc gây tê hay giảm đau nào. Vì lẽ đó hủ tục đau đớn này sẽ ám ảnh các bé gái đến hết cuộc đời.
Theo cảnh báo của Tổ chức Y tế thế giới - WHO, hủ tục này hoàn toàn không có lợi cho sức khoẻ của các bé gái. Nó can thiệp đến những chức năng tự nhiên của cơ thể phụ nữ, loại bỏ và làm hư hại các tế bào sinh dục nữ khoẻ mạnh.
Nguy cơ nhiễm trùng, chảy máu ở những trường hợp cắt bỏ môi âm hộ là rất cao. Trường hợp nặng có thể bị xuất huyết, uốn ván, tổn thương một phần bộ phận sinh dục. Các hậu quả về lâu dài có thể là tái nhiễm trùng bàng quang và đường tiết niệu, u nang buồng trứng, vô sinh hoặc tăng nguy cơ các biến chứng khi con và làm tăng tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh.
Chiến dịch vì tương lai
Cộng đồng Senegal đang tạo ra một chiến dịch chống lại hủ tục nói trên. Ngay trong ngày cưới, Aissatou Kande tuyên bố cô sẽ bảo vệ con gái mình đến cùng để thoát khỏi những phong tục cổ xưa khiến hàng triệu phụ nữ đau đớn.
Phong trào phản đối FGM đang lan rộng tại nhiều quốc gia châu Phi
Sự thay đổi đã theo Kande đến ngôi làng mới của chồng cô - nơi những người lớn tuổi vẫn bị áp lực bởi hủ tục cắt bỏ âm vật các bé gái. Sự cương quyết của cô gái trẻ đã tiếp thêm sức mạnh cho nhiều người. Mẹ cô, bà Marietou Diamank tuyên bố "Sẽ không ai được làm điều đó với cháu gái tôi và chúng tôi sẽ không bao giờ cho phép điều đó xảy ra". Chỉ vài ngày sau, người đứng đầu ngôi làng đó cũng tuyên bố chấm dứt vĩnh viễn hủ tục cắt âm vật của các bé gái.
Phong trào phản đối việc cắt bỏ bộ phận sinh dục bé gái đang lan rộng tại Senegal. Sự thay đổi này chính là nhờ vào hàng tỷ đô la đã được đổ vào cho các chương trình chăm sóc sức khoẻ cộng đồng trên toàn thế giới trong những năm gần đây.
Năm 1997, WHO đã phối hợp cùng Quỹ trẻ em quốc tế (UNICEF) và Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) ra một tuyên bố chung để chống lại các hủ tục cắt bỏ âm vật (FGM) ở bé gái trên toàn thế giới. Vào tháng 2/2008, với sự hỗ trợ của Liên Hợp quốc, WHO đã chính thức ra văn bản khuyến cáo chấm dứt hủ tục này.
Trên thực tế, Quốc hội Senegal cũng đã chính thức cấm việc tiến hành hủ tục này từ hơn một thập kỷ trước nhưng không mấy hiệu quả cho đến khi có sự ra đời của một tổ chức cộng đồng có tên Tostan.
Tổ chức này đã phối hợp thực hiện nhiều cuộc vận động, tuyên truyền vì quyền con người để nâng cao nhận thức của người dân Senegal về những nguy cơ mà các bé gái có thể gặp phải khi tiếp tục thực hiện hủ tục này. Một đội ngũ tình nguyện viên được huy động để đến từng ngôi làng vận động người dân. Và bước đầu họ đã có được những thành công, mang lại tương lai mới cho cuộc sống của các bé gái Châu Phi.
Theo VietNamNet
Sao trẻ MU 'biến mất' trước ngày cưới Ba ngày trước khi hôn lễ diễn ra, tiền đạo Mame Biram Diouf khiến vị hôn thê xinh đẹp Mary Orten phát hoảng vì đột nhiên "biến mất". Cầu thủ người Senegal này đang khoác áo Blackburn Rovers theo hợp đồng cho mượn từ Quỷ đỏ. Hôm 30/6, Mary Orten gây sốc với tin nhắn trên mạng Twitter: "Ba ngày nữa là kết...