Ca sĩ Ý Lan tiết lộ lý do không thể về Việt Nam suốt một năm qua
Ý Lan cho biết dù rất nhờ Việt Nam và khán giả nhưng cô lực bất tòng tâm, không thể về nước suốt một năm qua.
Nhân dịp về nước làm hai đêm nhạc chủ đề Hội ngộ tại TP HCM vào ngày 7, 8/6 tại một phòng trà nổi tiếng, Ý Lan đã có những chia sẻ về cuộc sống của chị một năm qua ở Mỹ. Đồng thời, nữ ca sĩ cũng tiết lộ lí do vắng bóng trên sân khấu trong nước, không về nước ca hát vì sức khỏe giảm sút.
“Sau đợt biểu diễn cho liveshow Hương Lan vào tháng 6 năm ngoái, tôi về tới Mỹ thì bị ngất xỉu. Bác sĩ bảo tôi mất sức, suy nhược cơ thể. Vì vậy, tôi phải hạn chế đi diễn xa, chỉ hát ở các tiểu bang trong nước Mỹ. Người hâm mộ ở Việt Nam cứ nhắn tin hỏi tôi vì sao lại vắng bóng lâu như vậy. Tôi cũng nhớ họ lắm nhưng lực bất tòng tâm. Sau một năm dưỡng sức, hiện sức khỏe đã tốt hơn nên tôi quyết định về Việt Nam làm đêm nhạc”, Ý Lan kể.
Ca sĩ Ý Lan. Ảnh: Internet
Trong hai đêm nhạc sắp tới, Ý Lan chia sẻ chị sẽ hát những ca khúc chưa bao giờ hát như một món quà tặng fan sau một năm vắng bóng. Ngoài ra chị về nước dịp mùa mưa nên sẽ chọn những ca khúc phù hợp: Cơn mưa hạ, Nụ hôn trong mưa, Tháng sáu trời mưa, Kiếp nào có yêu nhau, Ngày xưa Hoàng thị, Nghìn trùng xa cách.
Bên cạnh đó, Ý Lan cũng cho biết thêm rằng trong thời gian nghỉ ngơi dưỡng bệnh, chị tranh thủ thực hiện ước mơ ấp ủ 10 năm qua đó là mở studio dạy nhạc tại Mỹ. Lớp dạy nhạc của chị hoạt động gần ba tháng này và đông đảo học viên đến tham gia, trong đó có người nội trợ, bác sĩ lẫn nghệ sĩ như diễn viên Hồng Đào.
Ảnh: Internet
“ Lớp dạy nhạc là nơi tôi chia sẻ truyền đạt kinh nghiệm ca hát cho mọi người. Họ có thể đến để biết cách hát đúng và cũng có thể học để trở thành ca sĩ chuyên nghiệp. Nếu sau này không đi hát nữa, studio dạy nhạc là nơi để tôi vẫn có thể cầm micro hát trong vai trò là một người thầy”, Ý Lan nói.
Ý Lan thổ lộ rằng trong đêm nhạc sắp tới chị sẽ tâm tình cùng người mộ điệu những câu chuyện riêng về cuộc sống của chị hơn một năm qua với nhiều thay đổi về nơi ở, gia đình. Hai đêm nhạc chủ đề Hội ngộ của ca sĩ Ý Lan diễn ra ngày thứ bảy 7/6 và chủ nhật 8/6 tại phòng trà We TP HCM.
Video đang HOT
Ý Lan sinh tại Sài Gòn trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật. Bố là tài tử Lê Quỳnh, mẹ là danh ca Thái Thanh. Ý Lan trở thành ca sĩ chuyên nghiệp từ cuối những năm 1980. Chị hiện sống tại California (Mỹ). Vài năm gần đây, Ý Lan tham gia nhiều chương trình ca nhạc trong nước.
Mẹ Ý Lan – danh ca Thái Thanh sinh năm 1934 nổi tiếng ở Sài Gòn với nhạc tiền chiến, quê hương hay nhạc tình của các nhạc sĩ đương thời. Giọng ca của bà phủ sóng chương trình văn nghệ các đài phát thanh, truyền hình một thời. Những năm 1970, Thái Thanh là giọng ca chủ lực của vũ trường “Đêm màu hồng”. Bà cùng các anh chị em của mình là Thái Hằng, Hoài Bắc, Hoài Trung, Khánh Ngọc, Phạm Duy lập nên ban Hợp ca Thăng Long nổi tiếng. Thái Thanh giải nghệ năm 2002.
Theo Đời sống & Pháp lý
Danh ca Hương Lan: "Tôi nghe tin Hoàng Oanh chết, nên sáng sớm đã chạy qua nhà cô ấy để kiếm"
"Tôi nhớ đêm giao thừa lạnh lắm mà phải đi diễn, sáng mùng một còn lạnh hơn vẫn phải diễn, tôi đi về bệnh luôn" - Hương Lan chia sẻ.
Hôm qua (14/3), trung tâm Thúy Nga Paris by night đã phát sóng một chương trình live stream để trò chuyện cùng hai danh ca Hương Lan và Ý Lan. Tại đây, họ đã chia sẻ đôi điều về bản thân mình.
Hương Lan: "Nghe tin Hoàng Oanh chết, nên sáng sớm đã chạy qua nhà cô ấy"
Tôi bệnh suốt từ hồi trước tết, vừa khỏe lại được một chút thì lại đi show, lạnh quá nên lại bệnh tiếp. Tôi nhớ đêm giao thừa lạnh lắm mà phải đi diễn, sáng mùng một còn lạnh hơn vẫn phải diễn, tôi đi về bệnh luôn. Tôi ho suốt, nói không ra tiếng luôn.
Tôi rất hạnh phúc vì được tham gia vào đêm kỉ niệm 35 năm Thúy Nga tới đây vì tôi đã đứng trên sân khấu Thúy Nga từ ngày đầu tiên tới giờ. Niềm hạnh phúc hơn nữa là tôi được hát với thần tượng của mình - danh ca Hoàng Oanh.
Từ lúc nhỏ xíu, mới 7, 8 tuổi, còn hát cải lương, tôi đã mê Hoàng Oanh. Tôi bắt ba phải mua băng Hoàng Oanh cho mình nghe.
Một ngày, tôi nghe tin Hoàng Oanh chết, nên sáng sớm đã chạy qua nhà cô ấy để kiếm. Thấy Hoàng Oanh bước ra, tôi mừng quá trời.
Hoàng Oanh hỏi tôi sao sáng sớm đã qua thăm vậy, tôi nói: " Người ta đồn chị chết nên em sợ quá phải qua thăm".
Sau đó đi hát, tôi thường gặp Hoàng Oanh, nhưng đã là thần tượng thì dù thế nào vẫn cứ thần tượng.
Đây cũng là lần đầu tiên tôi có màn song ca chính thức với Hoàng Oanh trên sân khấu. Trước đó thì tôi cũng có một lần hát tam ca cùng Như Quỳnh, Hoàng Oanh.
Tôi mê áo dài nên có nhiều áo dài lắm, có những bộ áo dài tôi may xong chưa bao giờ mặc đến. Tôi còn có cả áo dài chuyên mặc để hát cho nhà thờ, nhà chùa vào ban ngày, và áo dài hát vào ban đêm, hay cho chương trình nhỏ, chương trình lớn.
Từ năm hai tuổi, tôi đã mặc áo dài và được bà nội dẫn đi may áo dài rồi, tôi thích áo dài lắm. Bà nội tôi đi đâu cũng mặc áo dài cuốn khăn và tôi cũng đòi phải may y như vậy.
Ý Lan kể chuyện đi tìm khoai hỏng về luộc lên ăn
Trong đêm kỉ niệm 35 năm Thúy Nga tới đây, tôi sẽ lại kết hợp với người tình sân khấu của mình là Vũ Khanh trong một tiết mục có màu sắc nhạc kịch. Tôi chưa bao giờ hát nhạc kịch trên sân khấu nên lo lắng lắm.
Tiết mục này như kể lại tuổi thơ khó khăn của cả tôi và anh Vũ Khanh khi còn bé, ở một xóm nghèo tới độ không có trò chơi nào cả.
Buổi chiều chiều, tôi cứ đợi chợ tan là lại tới các cửa hàng bán khoai, tìm những củ khoai sùng, tức là khoai hỏng bị người ta vứt qua một bên, nhặt nó về để hai đứa luộc lên ăn. Nhưng lúc ăn còn phải chia đôi của khoai cho nhau, chứ không được một củ.
Tiết mục này chỉ diễn ra 5, 6 phút trên sân khấu thôi, nhưng chúng tôi phải trải qua rất nhiều lo lắng, hồi hộp. Tôi và anh Vũ Khanh đã phải đầu tư rất nhiều vào tiết mục này.
Tính đến giờ, cộng đồng hải ngoại đã xa quê hương được 40 năm rồi, nếu không có sự tiếp nối giữa các thế hệ thì làm sao âm nhạc Việt Nam, ngôn ngữ Việt Nam còn tồn tại đến ngày nay.
Mọi người nói tôi là sự tiếp nối của mẹ Thái Thanh, nhưng thực ra ngày xưa, khi mẹ tôi hát tân nhạc của Phạm Duy, Phạm Đình Chương, Ngô Thụy Miên thì tôi lại mê cải lương.
Từ bé, mẹ tôi đã cho tôi xem những chương trình cải lương trên tivi. Lúc đó, tôi nhỏ hơn chị Hương Lan một tuổi, nhưng đã vô cùng hâm mộ chị từ những màn cải lương đó. Cứ coi Hương Lan hát là tôi khóc.
Hồi đó, chị Hương Lan toàn diễn những vai trẻ nhỏ bị mẹ bỏ, mẹ ghẻ đánh đập, thương lắm, người coi khóc nhiều lắm.
Bởi vậy, tôi xin được là người tiếp nối sự đam mê với dòng nhạc cải lương. Đó cũng là lí do vì sao chị Hương Lan luôn cho tôi đứng cạnh trong những chương trình của riêng chị.
Tôi tin áo dài là hình ảnh đẹp nhất cho người phụ nữ Việt Nam. Dù thay đổi thế nào thì ở bất cứ mọi chương trình, tôi đều xuất hiện với chiếc áo dài trước tiên, tôi quý nó vô cùng.
Dòng nhạc của tôi cũng gần gũi với chiếc áo dài. Tôi luôn nghĩ rằng, mình đã sống ở nước ngoài thì luôn phải mặc áo dài để khán giả được tiếp xúc với nó, từ đó nhớ về những kỉ niệm của chính mình.
Tôi luôn hát với chiếc áo dài đầu tiên, rồi sau đó mới thay sang áo đầm, váy ngắn các kiểu.
Theo Trí Thức Trẻ
Elvis Phương, Ý Lan, Đức Tuấn cùng đứng trên sân khấu Gala Sol Vàng Gala Sol Vàng tháng 12 sẽ cùng khán giả nhìn lại chặng đường hơn 4 năm tôn vinh những nhạc sĩ, ca sĩ nổi tiếng, những tuyệt phẩm của nền tân nhạc Việt Nam. Trong đêm Gala Sol Vàng, hình ảnh quê hương Việt Nam tươi đẹp hiện lên qua tiếng hát của những ca sĩ được yêu thích như Phương Dung, Elvis...