Ca sĩ từ chối nhận cát-xê trong đêm nhạc tưởng nhớ Nguyễn Ánh 9
Nhạc sĩ Nguyễn Quang cho biết sẽ có hai đêm diễn tại TP.HCM và Hà Nội tưởng nhớ cha anh nhân ngày giỗ đầu của ông.
Chiều 5/4, nhạc sĩ Nguyễn Quang tổ chức họp báo giới thiệu live show Nguyễn Ánh 9 mang tên Buồn ơi chào mi tại TP.HCM. Hai đêm nhạc do chính con trai trưởng của cố nhạc sĩ đảm nhiệm vai trò đạo diễn âm nhạc.
Tất cả ca khúc gắn liền với tên tuổi ông như Buồn ơi chào mi, Đêm nay ai đưa em về, Bơ vơ, Cô đơn sẽ được trình bày bởi các ca sĩ phòng trà được yêu thích gồm Yến Xuân, Hương Giang, Thụy Long…
Live show ở Hà Nội có sự tham gia của NSƯT Đức Long, NSƯT Kim Tiến… Nhạc sĩ Nguyễn Quang xúc động khi được sự ủng hộ của các ca sĩ khi tất cả đều từ chối nhận cát-xê.
Nhạc sĩ Nguyễn Quang trong buổi họp báo. Ảnh: BTC.
Video đang HOT
Anh cho biết không ngại mời các ca sĩ phòng trà, thậm chí còn hoan nghênh cả những giọng ca không chuyên nhưng thực sự yêu thích và muốn hát nhạc Nguyễn Ánh 9. “Gia đình tôi mong muốn tạo nên bầu không khí tưởng niệm thành kính mà mọi người dành cho ông. Khán giả sẽ được thưởng thức trọn vẹn cảm xúc suốt đêm nhạc”.
Điều đặc biệt, khán giả đến thưởng thức hai đêm diễn sẽ được tặng CD Nguyễn Ánh 9 – Kỷ niệm. Album gồm 9 ca khúc nổi tiếng do Nguyễn Quang hòa âm phối khí cầu kỳ. Nam nhạc sĩ đã làm việc liên tục nhiều tháng qua để có sản phẩm ưng ý, ra mắt đúng vào ngày giỗ đầu của cha.
Nguyễn Quang kể trong quá trình thu âm, anh nhiều lần phải dừng lại vì xúc động, nước mắt dâng trào khi bao nhiêu kỷ niệm với cha ùa về. Riêng bài Cô đơn, anh phải chơi piano tới 50 lần mới hoàn thành bản phối.
Là người thực hiện nhiều tâm nguyện của cố nhạc sĩ tài hoa nên trong ngày giỗ đầu của cha, Nguyễn Quang muốn tự mình đứng ra tổ chức live show tưởng nhớ ông.
Nguyễn Quang chơi nhạc trên cây đàn của cha. Ảnh: BTC.
“Gia đình đã phải từ chối không ít tổ chức, cá nhân muốn đứng ra tổ chức live show mang tên Nguyễn Ánh 9 trong ngày giỗ đầu của ông để kinh doanh. Tuy nhiên, gia đình luôn ủng hộ và tri ân hát nhạc Nguyễn Ánh 9 trong các đêm nhạc hoặc dùng tên tuổi của ông để phục vụ các hoạt động âm nhạc vì cộng đồng, từ thiện”, anh khẳng định.
Live show Buồn ơi chào mi sẽ diễn ra vào lúc 20h ngày 14-15/4 tại phòng trà Nguyễn Ánh 9, TP.HCM và ngày 20/4 tại Nhà hát Lớn Hà Nội.
Theo Zing
Ngư dân lo sợ ảnh hưởng sinh kế
Sáng 22.3, tại cảng cá Thọ Quang, ngư dân Nguyễn Quang (SN 1977, trú ở Quảng Ngãi)- chủ tàu cá QNg 94611 TS vừa trở về sau một chuyến biển nửa tháng cho rằng, đối với nghề khai thác giã cào, việc cấp hạn ngạch khai thác để tránh tận diệt nguồn thuỷ sản sẽ khiến ngư dân khó sống. Bởi nghề này, ngư dân đánh bắt đủ loại cá, trong khi Việt Nam chưa đủ trình độ để phân loại từng loại cá.
Ngư dân Quang cho biết, đối với nghề giã cào, ngư dân đi đánh bắt theo tuyến, theo mùa và theo con cá. Như mùa này ngư dân chủ yếu khai thác cá heo, mực nhỏ. "Nghề này mà cấp hạn ngạch khai thác hoặc cấm đánh bắt, và buộc phải phân loại ra cấm khai thác cá bé thì 100% khó thực hiện. Nhà nước cần lựa chọn phương án sao cho phù hợp, nếu triển khai cần có biện pháp hợp lý. Cấm ngư trường này, ngư dân còn đi tìm ngư trường khác được. Còn cấm khai thác mấy tháng, ngư dân sống bằng gì?" - ngư dân Quang nói.
Còn ngư dân Nguyễn Văn Thông (phường Nại Hiện Đông, quận Sơn Trà, Đà Nẵng) cho rằng: "Đề xuất cấp hạn ngạch khai thác sẽ làm khó cho ngư dân, bởi ngư dân đi biển quanh năm. Trong một năm mất hết 3-4 tháng mưa bão, tàu cá phải nằm bờ. Nếu cấm tiếp 2-3 tháng khác thì ngư dân chúng tôi lấy gì ăn?".
Đánh bắt cá trên biển. Ảnh: G.T
Ngư dân Lê Dũng - chủ tàu kiêm thuyền trưởng tàu ĐNa 90098TS, công suất 840 CV (quận Thanh Khê, Đà Nẵng) cho rằng, vấn đề đưa ra về cấp hạn ngạch khai thác hay cấm khai thác tránh tận diệt nguồn thuỷ hải sản trong một thời gian là việc khó thực hiện.
"Bởi ngư dân quanh năm bám biển, coi biển là nhà. Chúng tôi đi khai thác nhiều vùng biển chứ không phải riêng khu vực Hoàng Sa. Ngư trường nào cạn kiệt, ngư dân chúng tôi chuyển đi đánh bắt ngư trường khác, còn nếu cấm khai thác mùa nào đó, chắc có lẽ ngư dân khó thực hiện. Nếu Nhà nước có biện pháp cấm khai thác vùng biển nào, cấm khai thác trong đôi ba tháng..., phải có biện pháp xử lý, hỗ trợ hợp lý thì ngư dân mới tuân thủ được. Tôi đã hơn 20 năm đi biển, khai thác vùng khơi xa các loại cá ngừ, cá thu, cá dũa... Có chuyến chỉ được 1-2 tấn cá, có khi 10-15 tấn. Có chuyến có thu nhập, có chuyến huề vốn, có chuyến thậm chí lỗ vốn. Nếu cấm khai thác trong một thời gian thì ngư dân sẽ làm gì?" - anh Dũng băn khoăn.
Ông Trần Văn Lĩnh - Chủ tịch Hội Nghề cá Đà Nẵng cho rằng, không có nguồn tài nguyên nào mà khai thác không cạn kiệt nếu con người cứ khai thác thiếu hiểu biết, bừa bãi. Phải hạn chế lòng tham của con người trong việc khai thác nguồn tài nguyên, trên cơ sở hiểu biết bền vững về giới tự nhiên.
Theo ông Lĩnh, biển là một hệ sinh thái hoàn chỉnh và cân bằng, bất cứ một sự khai thác quá mức về một chủng loài nào đó, một khu vực nào đó hoặc bất cứ sự phát triển quá mức của một chủng loài hay khu vực đều gây ra sự mất cân bằng sinh thái, huỷ hoại môi trường. Do vậy, việc ngăn chặn cấm khai thác một loài hải sản ở một thời kỳ nhất định là điều cần thiết.
"Tuy nhiên, muốn làm được phải có hiểu biết tường tận về hệ sinh thái đang quản lý, như từng loài phân bổ ra sao, từng loài sinh sản thế nào, mùa nào... rồi mới ra hạn ngạch hay lệnh cấm là cần thiết. Còn lại bất kỳ sự can thiệp nào dù thiện ý bao nhiêu nhưng không xuất phát từ sự hiểu biết tường tận về tài nguyên, chỉ tạo ra "cửa quyền" cho bộ phận quản lý và có thể ảnh hưởng nguy hại đến người dân" - ông Lĩnh nhận định.
Theo Danviet
Con trai Nguyễn Ánh 9 nén đau thương tập nhạc cùng Tuấn Ngọc Nhạc sĩ Nguyễn Quang - con trai của tác giả "Cô đơn" nén đau thương để chuẩn bị cho chương trình gala Vàng son một thuở cùng Tuấn Ngọc, Lưu Bích. Đêm nhạc có sự góp mặt của nhiều giọng ca nổi tiếng, đặc biệt là 3 ca sĩ hải ngoại cũng là 3 anh em ruột - Tuấn Ngọc, Lưu Bích và...