Ca sĩ Trung Quốc ‘đứng hình’ vì cô dâu khóc lóc đòi hủy cưới
Ngay lúc đám cưới sắp sửa diễn ra, cô dâu tỏ thái độ khó chịu không muốn vào hội trường.
QQ đưa tin cho ngày, ngày 8/7, nam ca sĩ nổi tiếng của The Voice Trung Quốc – Hoàng Dũng – tổ chức lễ cưới tại một nhà hàng ở Bắc Kinh. Không ngờ, lúc hôn lễ sắp diễn ra, cô dâu liên tục la hét bên ngoài sảnh chính. Rất nhiều người nghe thấy giọng cô dâu vọng vào trong: “Không làm cho xong chuyện này, tôi không kết hôn, tôi nói cho các người biết điều đó. Nghe cho kỹ đi”.
Khi mọi người tiến ra ngoài chứng kiến cảnh cô dâu đang khóc lớn và la hét, chú rể Hoàng Dũng (áo trắng) có vẻ bất lực phân bua.
Sau gần nửa tiếng van nài, cuối cùng đám cưới cũng diễn ra suôn sẻ. Trong ảnh, cô dâu và chú rể đang đọc lời thề.
Hình ảnh hạnh phúc trong hôn lễ của ca sĩ Hoàng Dũng.
Trả lời phỏng vấn sau đó, nói về sự cố trong đám cưới, nam ca sĩ lên tiếng phủ nhận rạn nứt tình cảm giữa anh và vợ. “Đây là vấn đề do khâu tổ chức. Vốn chúng tôi thuê phòng tổ chức ở sảnh chính nhưng khách sạn lại chuyển địa điểm và cho một đôi vợ chồng khác thuê khu vực chúng tôi đặt nên cô ấy tức giận. Nhưng rất may, chủ khách sạn sau đó giải thích, nhận lỗi nên mọi chuyện được giải quyết” – anh thanh minh.
Video đang HOT
Nhiều cư dân mạng cho rằng nếu đây là sự thật, Hoàng Dũng đã kết hôn với một người phụ nữ ghê gớm, cá tính mạnh.
Hoàng Dũng sinh năm 1979 tại tỉnh An Huy (Trung Quốc). Anh không chỉ là ca sĩ mà còn là nhạc sĩ tài năng. Anh được chú ý nhiều khi tham dự The Voice Trung Quốc mùa đầu tiên năm 2012. Ngày 22/4, anh công khai chuyện đăng ký kết hôn với bạn gái lâu năm.
Theo Zing
Phố cổ Hà Nội mất mỹ quan vì dù bạt chống nắng
Nắng nóng chiếu thẳng vào cửa hàng nên nhiều hộ dân buôn bán ở tuyến đi bộ Hàng Ngang, Hàng Đào (Hà Nội) đã dùng những tấm bạt đủ màu sắc để che chắn khiến mặt phố nhếch nhác.
Nhiều ngày qua, mặt tiền của những con phố nổi tiếng và sầm uất như Hàng Đào, Hàng Ngang hay Hàng Đường... trở nên nhếch nhác vì những tấm dù, tấm bạt che được căng lộn xộn.
Chị Nguyễn Thị Duyên, kinh doanh quần áo trên phố Hàng Ngang cho biết, giăng những tấm vải bạt để che nắng thay thế cho mái hiên di dộng. Trước đó vào tháng 5, UBND phường Hàng Đào gửi thông báo về việc xử lý mái che, mái bạt di động và thay thế, sửa chữa mái hiên, mái vảy vì cho rằng những loại mái này đang làm mất mỹ quan đô thị.
UBND phường đã yêu cầu các hộ dân phải dỡ bỏ những loại mái đang sử dụng mà không gắn liền với kiến trúc công trình, và thay thế bằng mái hiên mới theo mẫu thiết kế của Ban quản lý phố cổ. Chi phí do các đơn vị, doanh nghiệp, các chủ nhà, chủ kinh doanh mặt phố tự chi trả.
Phải tháo dỡ những tấm mái che di động, nhiều hộ dân đã không đồng tình với phương án mái che mới của phường vì cho rằng "vừa đắt lại chỉ che được khoảng 1,2 m vỉa hè, trong khi mùa hè nắng chiếu vào thẳng nhà không bán được hàng".
Để chống nắng, nhiều hộ dân đã phải dùng những tấm vải, bạt căng trước cửa hàng.
Những tấm bạt, tấm vải dù được buộc vào những viên gạch vỡ nham nhở để ở dưới đường, gây cản trở người tham gia giao thông và người đi bộ.
Nhiều nhà vì không có chỗ buộc nên bạt nhựa xô lệch, gây mất mỹ quan.
Cũng có nhiều hộ kiên quyết giữ nguyên mái che di động cũ vì cho rằng phá đi lãng phí và làm lại theo mẫu của phường đắt, lại không che nắng được.
Có đoạn vỉa hè trên phố Hàng Ngang lụp xụp, tối om bởi hai lớp mái che như thế này.
Ông Nguyễn Văn Hưởng ở phố Hàng Bài cho rằng việc che bằng vải bạt đã làm xấu phố cổ Hà Nội. Dẫu biết là nắng nhưng nhiều người dân thiếu ý thức, giăng kín cả vỉa hè, du khách nước ngoài loay hoay không biết phải đi theo đường nào.
Nhiều tấm bạt dù, tấm vải mỏng che nắng trước nhiều cửa hàng bán túi ở đầu phố Hàng Ngang đã cản trở khách du lịch. Nhiều người đi qua đây phải cúi, lách qua để sang đường.
Cả tuyến phố Hàng Ngang, Hàng Đào hiện nay chỉ có một cửa hàng làm loại mái tôn theo yêu cầu của phường. Loại mái hiên mới được làm bằng tôn, phủ vải màu nâu, nhưng chỉ nhô ra được 1,2 m. Do mặt tiền của hộ này dài hơn 4 m nên chi phí lắp đặt hết khoảng 11 triệu đồng.
Trao đổi với VnExpress, ông Phạm Tuấn Long, Phó ban quản lý phố cổ Hà Nội cho biết, mái hiên di động của người dân đua ra vỉa hè, ảnh hưởng đến người đi bộ. Nhiều nhà có mái di động kéo ra nhưng không bao giờ kéo vào nên rất bẩn và nhem nhuốc. Trước thực trạng này, quận đã chỉ đạo phải tháo dỡ những mái hiên, mái che ảnh hưởng đến trật tự và mất mỹ quan, thay vào đó bằng một mái hiên cố định với màu sắc, kích thước giống nhau.
Đến nay mẫu đã được gửi Sở Quy hoạch Kiến trúc duyệt, chỉ trong một hai hôm tới là có văn bản chỉ đạo thực hiện. Về việc người dân không đồng tình với mái che mới vì giá thành cao, ông Long cho rằng, khi mẫu thiết kế được duyệt, các hộ dân có thể tự lựa chọn loại vật liệu, đơn vị thi công, chứ không phải phường hay ban quản lý phố cổ đứng ra làm.
Bá Đô
Theo VNE
Giao thông Hà Nội lộn xộn vì trời nắng nóng Không đủ kiên nhẫn đứng chờ mấy chục giây của tín hiệu đèn giao thông dưới trời nắng gay gắt, nhiều người đã bất chấp nguy hiểm vượt đèn đỏ tại các ngã tư ở Hà Nội. Xung đột giao thông do người dân vượt đèn đỏ tại các ngã tư ở Hà Nội - Ảnh: Bảo Hoàng Đường phố như chiếc "chảo...