Ca sĩ Trọng Tấn nộp đơn từ bỏ Nhạc viện quốc gia
Nam ca sĩ đã gửi đơn xin nghỉ việc lên lãnh đạo Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, quyết định từ bỏ sự nghiệp tại ngôi trường đào tạo nghệ thuật anh đã gắn bó gần chục năm qua.
Cùng với tình yêu say đắm trong nghệ thuật, đất trời còn phú cho Trọng Tấn một giọng hát tuyệt đẹp, mỗi khi anh cất tiếng hát, người nghe lại thấy toát lên sự lịch lãm và thanh cao, giàu tình cảm, một chất giọng mà ít các ca sĩ cùng thế hệ có được. Bước vào con đường hoạt động nghệ thuật không bao lâu, cái tên Trọng Tấn đã nhanh chóng chiếm trọn tình yêu của khán giả yêu mến nghệ thuật âm nhạc trên khắp cả nước và cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Từ một cậu học trò khối A, chưa có chút kiến thức gì về nhạc lý, Trọng Tấn lại quyết định nộp đơn thi vào Nhạc viện Hà Nội để theo đuổi con đường nghệ thuật chỉ bởi một lý do rất giản đơn: “Gia cảnh khó khăn không có điều kiện theo học Đại học nên thi vào Trung cấp thanh nhạc của Nhạc viện Hà Nội để không phải mất tiền đóng học phí”. Phải nói rằng, việc này đối với anh cho đến nay là một “sự lựa chọn hoàn hảo”.
Sở hữu chất giọng tenor thính phòng với làn hơi khỏe, chắc, đầy đặn, âm vực rộng, truyền cảm… Nghe Trọng Tấn hát từ những bản tráng ca, hay những bản tình ca về quê hương đất nước cho đến những bài hát đậm chất trữ tình đều khiến cho người nghe cảm nhận được ở anh một giọng hát hết sức chỉn chu, chuẩn mực cùng căn bản nhạc lý vững vàng.
Là một học trò “cưng” của NSND Trần Hiếu, với hơn 10 năm hoạt động nghệ thuật và trung thành với dòng nhạc cổ điển, Trọng Tấn vẫn luôn nỗ lực để giữ hình ảnh và niềm yêu mến của công chúng đối với con đường mình đã theo đuổi. Những ca khúc đã được đóng đinh tên tuổi của những bậc “tiền bối” như NSND Trung Kiên, NSND Quang Thọ, NS Kiều Hưng, Ngọc Tân… qua sự thể hiện của anh vẫn tạo được dấu ấn đẹp và riêng biệt, đầy xúc cảm.
Kinh nghiệm của những năm tháng “vừa học, vừa hành” của Trọng Tấn đã giúp ích rất nhiều cho việc giảng dạy tại Học viện âm nhạc quốc gia Việt Nam và ngược lại, việc giảng dạy cũng giúp cho anh có thêm nhiều kiến thức và hoàn thiện bản thân hơn. Ngoài việc dạy học trò về kỹ thuật thanh nhạc và kỹ năng biểu diễn, anh còn định hướng cho các em về thẩm mỹ âm nhạc để các em có thể xác định được con đường âm nhạc phù hợp với bản thân, phát huy tối đa tiềm lực sẵn có của các em. Chính điều đó đã tạo nên một thầy giáo Trọng Tấn giảng dạy thanh nhạc được học trò rất yêu quý, ngưỡng mộ.
Tuy nhiên, với tất cả danh vọng hay tiền bạc mà nghệ thuật đã ưu ái dành tặng cho Trọng Tấn cũng đã không đủ sức để níu giữ chân “thầy giáo Vũ Trọng Tấn”. Quyết tâm bỏ lại những ngày tháng cống hiến ở ngôi trường ươm mầm cho những tài năng âm nhạc tương lai, anh đã gửi đơn xin nghỉ việc lên lãnh đạo Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, quyết định từ bỏ sự nghiệp tại ngôi trường đào tạo nghệ thuật mà anh đã gắn bó gần chục năm qua.
Nghe tin này, rất nhiều người, nhiều bạn bè, đồng nghiệp, bên cạnh sự ngạc nhiên là thái độ tỏ ra nuối tiếc, bởi hiện nay để có “chân” trong biên chế Nhà nước không đơn giản, nhất lại là biên chế nhà nước làm giáo viên giảng dạy tại Học viện Âm nhạc. Hơn nữa, anh cũng đang chuẩn bị làm luận án tiến sĩ về chuyên ngành nghệ thuật này.
Tuy nhiên, cũng rất nhiều khán giả mến mộ Trọng Tấn lại ủng hộ quyết định của anh. Nếu cứ chỉ vì hai tiếng “biên chế” và khép mình trong công việc đào tạo tại Học viện, anh không có nhiều thời gian để cống hiến cho nghệ thuật. Trong khi công chúng yêu mến nghệ thuật âm nhạc luôn từng phút, từng giờ, đòi hỏi được hưởng thụ nghệ thuật ca hát chân chính đầy sức cuốn hút từ anh. Với họ, khi Trọng Tấn không còn bị bó buộc về công việc và thời gian, anh sẽ dành trọn sức mình để phục vụ khán giả, phục vụ bộ môn nghệ thuật mà sở trường của anh là biểu diễn phục vụ công chúng.
Video đang HOT
Hy vọng sau quyết định đầy thử thách này, ca sĩ Trọng Tấn sẽ tiếp tục tỏa sáng trên con đường mà anh đã chọn.
Theo Nghệ thuật Biểu diễn
Tiết lộ những người thầy đứng đằng sau các 'sao'
Các ca sĩ đã có tên tuổi như Việt Hoàn, Trọng Tấn, Mỹ Linh, Tùng Dương, Hồ Quỳnh Hương, Anh Thơ vẫn trau dồi kỹ thuật hát thường xuyên từ những người thầy thanh nhạc của mình.
Từ diva, ngôi sao...
Để đến với thành công, nhiều ngôi sao của showbiz đã phải tạm ngưng chuyện học hành từ rất sớm. Song bên cạnh đó lại có nhiều ca sĩ mặc dù đang được đánh giá là những giọng ca "vàng" đang có những vị trí nhất định nhưng vẫn ý thức được việc trau dồi các kỹ năng thanh nhạc từ các giảng viên quen thuộc của mình.
Ca sĩ Mỹ Linh cho biết việc luyện thanh thường xuyên làm cho chị yêu nghề. Thêm nữa, khi có kỹ thuật tốt hơn thì chị sẽ dễ dàng hát theo ý của mình. Từ nhiều năm nay chị vẫn chỉ theo học duy nhất người thầy thân thiết không khác gì người mẹ thứ hai trong cuộc đời, đó là giảng viên thanh nhạc Diệu Thúy.
Ca sĩ Mỹ Linh.
Mỹ Linh nói: "Trước những chương trình quan trọng, tôi thường xuyên đều đặn các ngày đến nhà cô Diệu Thúy để học. Còn không, bình thường một tuần hoặc 10 ngày tôi vẫn đến luyện thanh với cô. Tất nhiên ở nhà hàng ngày hoặc trước giờ hát bao giờ tôi cũng có thói quen tự luyện thanh".
Nếu như diva Thanh Lam trước mỗi chương trình lớn tìm gặp NSND Trung Kiên để nhờ ông hướng dẫn thêm về các kỹ thuật hát thì Hồng Nhung lại chọn cách tự luyện tập từ những bài học đã được lĩnh hội qua các khóa học ở Mỹ, Anh. Chị bảo hôm nào rảnh thì luyện buổi sáng còn không lúc tập với ban nhạc trước mỗi chương trình cũng là cách luyện tập rồi.
Ca sĩ Thanh Lam.
Ca sĩ Tùng Dương cho biết khi đoạt giải Sao Mai điểm hẹn, anh là học trò của giảng viên Lê Huệ. 2 năm đầu học ở Học viện âm nhạc quốc gia anh được NSƯT Đức Long dìu dắt và kể từ năm thứ 3 trở đi anh được đích thân NSND Quang Thọ hướng dẫn. Sau này, dù đã là ca sĩ chuyên nghiệp và thuộc hàng ngôi sao, anh vẫn đến luyện thanh với thầy Quang Thọ.
Ngay cả với một ca sĩ đã nổi tiếng như trường hợp của Hồ Quỳnh Hương nhiều khán giả cũng khá bất ngờ khi cô vừa mới tốt nghiệp ĐH văn hóa nghệ thuật Quân đội. Ít ai biết rằng để đạt số điểm tuyệt đối trong kỳ thi vô cùng khó khăn, nữ ca sĩ đất mỏ đã phải rèn luyện trong 2 năm trời và hạn chế việc chạy sô để chuyên tâm cho học hành.
Hồ Quỳnh Hương.
... cho đến các "giọng ca vàng" dòng dân gian
Không chỉ dòng nhạc nhẹ mà các ca sĩ theo đuổi dòng nhạc cách mạng, dân gian, dân ca, cũng rất chăm chút trong việc trau dồi kiến thức thanh nhạc (cụ thể như việc lấy hơi, luyện thanh/giọng (theo gam), cách ngân giọng, cách rung giọng) và rất nhiều thứ khác có ích trong việc ca hát từ những người thầy của mình.
Ca sĩ Anh Thơ dù hiện đang là giảng viên thanh nhạc của Học viện âm nhạc quốc gia nhưng đôi khi chị vẫn tìm đến giảng viên Hồ Mộ La. Các ca sĩ Trọng Tấn, Lan Anh, Tân Nhàn, Tuấn Anh, Phạm Thu Hà... cũng là học trò quen thuộc của NSND Trung Kiên. NSƯT Việt Hoàn bận cho công việc và gia đình nhưng dịp cuối tuần hay trước các show quan trọng anh vẫn đến nhà thầy Gia Khánh luyện giọng cùng thầy giáo.
Ca sĩ Anh Thơ.
Các ca sĩ dòng dân gian Nguyệt Anh, Thành Lê, Bùi Lê Mận, Linh Hoa,... lại thường xuyên tìm đến NSND Thanh Hoa để nhờ tư vấn bài vở, vỡ bài. Giảng viên Mai Hương cũng là người thầy tin cậy để những gương mặt trẻ như Đinh Mạnh Ninh, Duy Khoa... tìm đến theo học từ nhiều năm nay.
Có thể nói, phổ biến nhất hiện nay của các ca sĩ vẫn là đi hát rồi mới học luyện thanh với thầy cô riêng. Và thực tế cho thấy việc chăm chỉ luyện tập sẽ giúp các ca sĩ sẽ tiến bộ từng ngày. Ca sĩ Quang Dũng cũng không giấu giếm việc đã từng theo học luyện thanh với cô Măng Thị Hội ngay từ khi mới vào TP.HCM đi hát. Sau đó, anh tiếp tục theo học cô Mỹ An và sau này học thêm cô Anh Đào.
Quang Dũng.
Ca sĩ Đan Trường cũng là trường hợp điển hình. Thời gian đầu đi hát, Đan Trường được biết đến và tạo cơn sốt không phải bằng giọng hát mà bằng công nghệ lăng xê của ông bầu Hoàng Tuấn. Nhưng càng ngày, Đan Trường càng nhận được sự yêu mến của khán giả vì sự tiến bộ từng ngày trong giọng hát và cách xử lý ca khúc. Đó là nhờ Đan Trường đã rất chăm chỉ luyện thanh với cô giáo Mỹ An.
Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng từ nhiều năm nay cũng vẫn theo học thanh nhạc từ giảng viên Hoài Nam. Còn Hồ Ngọc Hà cũng tìm đến ca sĩ, giảng viên, ca sĩ Nam Khánh để trau dồi kỹ năng thanh nhạc. Những gương mặt trẻ như Văn Mai Hương, Nguyễn Đình Thanh Tâm hiện đang là "học trò" của giảng viên Hà Thủy.
Hồ Ngọc Hà.
Trả học phí bằng rau, bằng rượu, bằng đĩa...
Các diva, ca sĩ đã trả thù lao, tiền "học phí" ra sao cho các thầy giáo, giảng viên thanh nhạc của mình? Trước thắc mắc này, nhiều người khi được hỏi đều có chung một câu trả rằng những người thầy của họ đều không quan tâm đến việc tiền nong mà họ truyền lại cho những ca sĩ thế hệ sau bằng cái tâm và tình yêu của những người yêu nghề thực thụ.
Mỹ Linh thật thà bảo chị hay mang rau sạch trồng được biếu cô giáo Diệu Thúy. Còn ca sĩ Việt Hoàn thấy thầy Gia Khánh biết uống rượu nên thỉnh thoảng biếu thầy chai rượu hoặc mua hoa quả. Ca sĩ Tùng Dương thổ lộ rằng NSND Quang Thọ rất thích những đĩa nhạc cổ điển quốc tế nên tranh thủ những chuyến đi biểu diễn anh luôn tìm kiếm để mua về tặng người thầy của mình.
Theo Vietnamnet
Mỹ Linh hát nhạc Trần Tiến cùng dàn giao hưởng Diva "Tóc ngắn" sẽ thể hiện ca khúc "Tóc gió thôi bay" theo một phong cách hoàn mới mẻ, độc đáo trong chương trình "Điều còn mãi" tổ chức tại Nhà hát Lớn Hà Nội chiều 2/9. Điều còn mãi là một trong những chương trình hòa nhạc đặc biệt được tổ chức thường niên đúng vào ngày Quốc khánh. Đây là dịp...