Ca sĩ Thủy Tiên: ‘Trong hôn nhân tôi có quan niệm rất Tây’
Cho biết sẽ trở thành người vợ mẫu mực như tấm gương của mẹ, nhưng cô ca sĩ miền Tây này lại bật mí rằng mình có quan niệm rất “Tây” trong hôn nhân…
- Chị đã có điều mình mong đợi chưa?
- Tôi đang có (cười).
- Để xây dựng và gìn giữ tổ ấm của mình, chị định chọn là một người vợ như thế nào?
- Từ bé được sống bên mẹ, chịu sự ảnh hưởng từ mẹ về hình ảnh của một người vợ, nên tôi nghĩ mình sẽ rất giống mẹ. Mẹ tôi là một người phụ nữ của gia đình. Lúc nào mẹ cũng biết hy sinh, nhẫn nhục và sống tất cả cho gia đình. Tôi thấy, nhiều khi trên bàn có món ăn mẹ rất thích, dù chưa ăn mẹ cũng bảo no rồi để dành cho chồng và con.
- Như thế, chắc chị ít làm trái lời mẹ?
- Đối với tôi, có hiếu không có nghĩa là phải nghe lời tất cả, mà là mình phải sống thế nào để cha mẹ hãnh diện về mình. Tôi nghĩ điều đó mới là quan trọng. Riêng chuyện tình cảm, nếu mẹ tư vấn thì tôi cũng nghe lời vì tôi mất cha từ lúc còn nhỏ, bị tổn thương nhiều nên giờ tôi rất sợ mất mẹ.
- Chị nghĩ sao về thực trạng ngày nay có nhiều người lập gia đình và chia tay đều… nhanh?
- Trong hôn nhân tôi lại có quan niệm rất “Tây” – nếu hạnh phúc thì sống với nhau, nếu không thì chia tay, ngay cả khi đã có con, bởi miễn cưỡng không thể có hạnh phúc được. Cuộc đời mình sống có một lần thôi, đừng cố níu kéo điều làm cho hai người không cảm thấy vừa lòng mà nên giải thoát cho nhau.
Video đang HOT
Nếu trong một gia đình bố mẹ lúc nào cũng cãi nhau, không yêu thương, chia sẻ với nhau thì con cái sẽ khổ. Việc tỷ lệ ly hôn cao và sớm sau hôn nhân có thể do họ chưa hiểu thấu tính nết và quan điểm sống của nhau, cũng có thể những quan điểm trái ngược chỉ xuất hiện trong điều kiện sau hôn nhân nên không thấy được trước khi cưới. Nhưng tôi nghĩ tất cả cũng là nhân duyên thôi.
- Như vậy, để gìn giữ quan hệ tốt đẹp đến hôm nay thì Thủy Tiên và người ấy chọn… ít cãi nhau?
- Không, mà ngược lại nữa. Chúng tôi cũng cãi nhau nhiều lắm, nhưng chắc là tôi thường tự cãi nhau với một mình tôi thôi, vì anh ấy chẳng bao giờ thèm cãi lại, lần nào cũng nhường nên lúc nào tôi cũng… thắng (cười). Và thực tế, chúng tôi biết nhường nhịn nhau. Nếu tôi cương thì anh nhịn, im lặng, vuốt giận cho qua và ngược lại. Nếu ai cũng nóng thì không giữ được tình cảm lâu đâu.
- Phải hiểu nhau lắm mới làm được như thế?
- Tôi cũng nghĩ thế. Mình phải ở trong hoàn cảnh, hiểu được thì mới đồng cảm được với người ta. Nhiều sự việc bên ngoài thấy vậy nhưng bên trong không phải vậy. Ranh giới giữa tốt và xấu mỏng manh lắm. Đối với người này họ cư xử xấu nhưng với người khác thì họ lại cư xử tốt nên khó mà coi người đó là người xấu hoàn toàn được. Có những người rất tốt nhưng có lúc họ hành xử theo cách mình không thể hiểu và chấp nhận được. Vậy nên, không thể đánh giá con người qua những sự việc đơn giản.
- Vậy chị thích người ta nói mình là một người thông minh hay một người lắm chiêu?
- Thực ra, tôi nghĩ mình có thích cũng không được nữa. Bản thân mình mới biết được mình làm việc nào đúng, việc nào sai. Tôi không đòi hỏi người ta phải nói mình thông minh và cũng chẳng buồn nếu họ bảo mình lắm chiêu. Nhưng việc họ quan tâm đến mình thì đó cũng là một niềm vui rồi. Sau nhiều chuyện xảy ra tôi đã nhận được bài học là: trước khi phát xét một ai đó thì hãy đặt mình vào trường hợp của họ để hiểu sự cảm nhận của họ nhằm tránh làm tổn thương người ta. Tôi cũng bị tổn thương nhiều lần rồi nên có được sự hiểu ấy và vận dụng vào chính quan hệ của bản thân.
- Có câu: Không mất tất không được, là một người kiếm được khá nhiều tiền, chị có thường cho đi?
- Tôi vẫn đi làm từ thiện thường mà. Đối với tôi, mua sắm vật chất cho bản thân, cho gia đình là một quy luật bình thường, ai cũng vậy chứ không phải riêng tôi, tức là tự tạo tài sản của mình để phòng khi mình không còn làm việc được nữa. Còn việc mua đồ hiệu tôi lại rất tiết chế. Cuộc sống này còn quá nhiều người khó khăn, nếu mình hoang phí quá vào những thứ xa xỉ thì không nên. Nếu dư dả tôi sẽ dùng vào mục đích khác, như tái đầu tư để sinh thêm của cải.
- Khi có người xin tiền, như thế nào thì chị sẽ cho?
- Trước tình huống đó tôi phải suy xét, nếu cảm thấy họ xứng đáng thì sẽ cho. Nếu thấy không thật lòng, không có mục đích rõ ràng thì tôi không cho. Không phải là tôi keo kiệt, nhưng đồng tiền làm ra là mồ hôi công sức của mình, rất khó mới có được nên nó rất quý. Nhưng đôi khi, thấy người xin gầy ốm, rách rưới, khổ quá, có bao nhiêu trong túi tôi lấy ra cho hết, mặc dù không biết họ dùng tiền đó làm gì.
- Nhiều người ghét người sống có nguyên tắc vì cho rằng như thế là cứng nhắc, còn chị thì sao?
- Nên sống có nguyên tắc lắm chứ! Vì các nguyên tắc giúp cho cuộc sống của mình hài hòa hơn. Việc hát của ca sĩ đã phá vỡ nhiều nguyên tắc vì nó không có lịch cố định nên tôi thấy sống theo nguyên tắc sẽ giúp cho mình thành công.
- Đến giờ, qua nhiều trải nghiệm, chị rút ra được điều ý nghĩa nào?
- Có thể nói, đến giờ tôi đã hiểu được ý nghĩa của câu: Thành công không nằm ở cuối đoạn đường mà nằm trên chính con đường mình đã đi qua. Trong suốt hành trình vừa qua, tôi đã trải nghiệm quá nhiều thứ, có vui, có buồn, có khổ, có khóc lóc, có sợ hãi không vượt qua được chính mình nhưng sau đó vượt qua được ở cuối đoạn đường, nhất là khi tham gia Bước nhảy hoàn vũ.
Đó là thành công lớn nhất đối với tôi mà không tiền bạc nào có thể mua được. Ban đầu tôi cũng muốn mình nhất nhì, nhưng dần dần hiểu ra rằng đoạn đường mình đi qua quan trọng hơn đích đến, và đây đơn thuần là giải trí, quan trọng là mình làm sao để có khán giả chứ không phải là được giải gì. Nếu có giải mà khán giả không công nhận là mình xứng đáng thì bản thân mình cũng đâu có vui.
Theo Tinnhanh
Muốn vào chùa vì vợ và con chèn ép
Một ông già đã ngoài 60 nhưng chưa một ngày được hưởng hạnh phúc có vợ hiền, con thảo.
Năm nay tôi 61 tuổi, có vợ và 2 con. Vợ chồng con gái tôi đều là công nhân viên chức nhà nước. Con gái lớn đã lấy chồng và sinh được một cháu trai. Cháu có nhà riêng, đầy đủ tiện nghi, sống chỉ cách nhà tôi 1 km. Con trai út của tôi 18 tuổi, vừa mới thi đại học. Nhìn bề ngoài, gia đình tôi có vẻ thanh bình êm ấm với vợ chồng là Đảng viên, con cái học hành, công việc ổn định; nhưng có ai thấu hiểu rằng, trong cái vỏ bọc đó, tôi cay đắng âm thầm chịu đựng suốt 30 năm.
Nhà tôi có một cửa hàng tạp hóa. Vì bận bán hàng nên trưa hôm đó, tôi chưa kịp nấu cơm. Khoảng 11h, con gái và con rể tôi đi làm về, chưa có cơm ăn ngay. Con gái tôi mặt hầm hầm, giận dữ nói: "Đồ ăn hại, ở nhà cả ngày có bữa cơm mà không xong". Cháu còn dùng nhiều lời lẽ như mắng con ở. Sở dĩ, vợ chồng con gái vẫn thường xuyên về nhà tôi ăn là do vợ tôi muốn gần gũi, chăm sóc con gái và cháu ngoại. Hơn nữa, tôi đã về hưu, công việc cũng rỗi rãi.
Lúc đó, tôi giải thích là do bận bán hàng nên hơi chậm nhưng cháu cứ cãi át cả đi. Tôi nổi nóng, quát: "Đã thế, từ ngày mai trở đi, chúng bay về nhà nấu lấy mà ăn, chứ tao không hầu được". Cháu nghe thấy tôi nói vậy thì khùng lên chỉ vào mặt tôi bảo: "Mày là gì mà đuổi tao. Mày không phải bố tao. Tao cứ ở nhà mẹ tao đấy...".
Uất ức quá, tôi tát cháu mấy cái. Cháu cũng chẳng vừa, lao vào ẩu đả làm tôi ngã gẫy chân, đến nay vẫn đang trên giường bệnh. Con rể tôi chứng kiến từ đầu tới cuối hoảng quá, nổ xe máy chạy về nhà. Con trai út của tôi lao vào can ngăn. Với tôi, tuy gẫy xương có đau một tí nhưng tim tôi đau đớn vạn lần.
Sở dĩ nó ngang nhiên hỗn xược với tôi như vậy là từ câu chuyện cách đây hơn 30 năm. Khi đó, tôi là bộ đội chiến trường miền Nam. Năm 1970, tôi bị thương nặng, được chuyển ra Bắc điều dưỡng. Trong hồ sơ thương tật của tôi có ghi "ảnh hưởng chức năng sinh dục". Tôi cũng chỉ biết vậy. Năm 1983, vợ tôi có bầu và sinh con gái. Lúc đầu tôi vẫn đinh ninh là con mình nhưng mấy năm sau tôi bắt đầu nghi ngờ. Tôi đi kiểm tra lại sức khoẻ. Bác sĩ nói tôi khó có khả năng sinh con, nếu thụ thai, nguy cơ quái thai là rất lớn.
Trước sức ép của gia đình 2 bên và nghi ngờ về thân phận đứa con gái đầu, tôi muốn có thêm đứa con nữa để nương tựa tuổi già. Vợ chồng tôi bàn nhau, nhờ một người bạn thân giúp vợ tôi mang thai. Cuối năm 1993, vợ tôi sinh cháu trai út. Sự việc đã được giữ bí mật đến nay và tôi vẫn luôn hàm ơn anh bạn.
Nhưng cuộc đời thật trớ trêu, khắc nghiệt. Vợ tôi dần dần thay đổi. Cô được bổ nhiệm chức trưởng phòng. Có tiền, có quyền, vợ tôi ăn chơi, du lịch, đi nhà hàng khách sạn trong nước và nước ngoài. Cũng từ đó, vợ tôi sắm két bạc riêng, đồng thời mọi chi tiêu sắm sửa vợ tôi tự quyết không cần hỏi ý kiến tôi, mặc dù sổ lương hưu của tôi là do vợ tôi quản. Mọi chi phí cá nhân của tôi như đi thăm viếng, sinh hoạt hội hè, mua sắm... tôi phải tự lo. Rất may, tôi còn ít tiền hỗ trợ thương binh của Nhà nước. Với cửa hàng, tôi chỉ là người bán hàng không công. Mọi việc nhập hàng, giá bán do vợ tôi định đoạt. Bớt cho ai đồng nào thì tôi phải gọi điện xem vợ đồng ý hay không.
Tưởng nhẫn nhục thế cho êm ấm gia đình. Nhưng được đằng chân lân đằng đầu, vợ tôi công khai trước mặt các con là tôi không phải là bố chúng nó. Tôi chỉ là bình phong để con cái hưởng ưu đãi con thương binh mà thôi. Đến lúc có tiền, vợ và con gái tôi nói thẳng: cứ tính xem chế độ ưu đãi từ trước đến nay chúng được hưởng là bao nhiêu sẽ trả hết. Tôi ngậm đắng nuốt cay vì biết mình không có con, phải sống dựa vào chúng. Chỉ có con trai út là thương tôi thật lòng. Cháu nói với tôi "bố là bố duy nhất của con, dù bố không đẻ ra con nhưng có công để con có mặt trên đời này và nuôi con 18 năm nay".
Đau đớn ê chề, tôi có nên nói hết sự thật ra để từ bỏ gia đình này, vào chùa hoặc đến nơi nào đó cho đỡ nhục nhã hay không? Tôi rất thương con trai út. Tôi sợ cháu chưa hiểu hết sự hy sinh của tôi mà nghe theo lời mẹ, lời chị dần dần sẽ nghĩ sai về tôi. Nhưng cứ ở cái nhà này thì hai mẹ con sẽ đẩy cuộc sống của tôi đến địa ngục tăm tối. Bao nhiêu đêm mất ngủ, tôi không biết nên giải quyết ra sao.
Theo VOV
Đắng lạ chè hột gà trà tàu Tên lạ, hình dáng lạ, khi thưởng thức hương thơm, vị đắng của trà quấn quýt cùng cái mềm, béo của trứng càng tạo nên một sự phối hợp lạ không kém. Chè trứng gà trà tàu là một món ăn rất nổi tiếng của người Hoa, giúp an thận bổ phổi, đẹp da, thanh giọng. Nhiều công dụng như vậy nhưng cách...