Ca sĩ Kim Anh: ‘Tôi nợ người chồng đầu tiên lời cảm ơn’
Những ngày đầu tháng 4 – đúng dịp kỷ niệm ngày mất của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, ca sĩ Kim Anh xuất hiện tại Hà Nội bên cạnh người tri kỷ của cố nhạc sĩ là danh ca Khánh Ly.
- Nói đến cuộc đời ca sĩ hát “ Mùa thu lá bay”, nhiều người thường nghĩ đến nỗi buồn nhiều hơn niềm vui. Vậy tình yêu của những người đàn ông đã đến với bà có đủ mang lại hạnh phúc và xua tan đau đớn?
- Khi còn ở Mỹ theo diện du học, tôi đã kết hôn lúc chưa tốt nghiệp phổ thông. Cuộc hôn nhân bấy giờ không vì tình yêu mà vì tôi cần người bảo lãnh để ở lại. Người đàn ông ấy thấy tôi quá trẻ cũng không muốn cưới. Đứa con ra đời một năm sau, đó là kết quả của hai cuộc đời ghép lại. Cuối cùng điều gì đến cũng phải đến. Chúng tôi chia tay, người ấy nuôi con để tôi được đi hát như ước nguyện của mình.
Sau này tôi bị tai nạn, khi rời khỏi chiếc xe lăn, việc đầu tiên tôi làm là quyết đi tìm con vì nhận ra không gì quý giá bằng con lúc này. Chồng cũ của tôi đã có vợ mới, cô ấy ngăn cản mọi cuộc gặp gỡ giữa mẹ con tôi. Tôi nhờ đến luật sư, nhưng khi ra tòa thì tôi nhận được kết luận với sức khỏe hiện tại tôi không thể nuôi con, chỉ có một ân huệ là thỉnh thoảng được gặp con cho đến khi nào khỏi bệnh hẳn.
Ca sĩ Kim Anh. Ảnh: NVCC
Còn người đàn ông thứ hai là một diễn viên kịch người Pháp. Anh gặp và yêu tôi trong thời gian tôi cai nghiện. Chúng tôi có với nhau một đứa con, từng sống những ngày hạnh phúc nhưng cuộc sống của vợ chồng nghệ sĩ, một người đi hát, một người đi diễn nhiều ghen tuông, hờn giận. Sau cơn tự ái vì lời “nói mỉa” của chồng về tính chung thủy, tôi lẳng lặng mua vé máy bay về Mỹ, chấm dứt một tình yêu tưởng chừng đã là cứu cánh, là bến đỗ cuối cho cuộc đời mình.
- Các con bà có bao giờ trách mẹ đã không giữ được cuộc sống gia đình êm ấm?
- May mắn cho tôi là các con đều ngoan ngoãn, có hiếu. Dù bao năm xa cách, có tuổi thơ thiệt thòi nhưng các con tôi luôn bản lĩnh, sớm trưởng thành. Con đầu của tôi học kế toán, không liên quan gì đến nghiệp ca hát nhưng khi tôi làm cuốn băng để gửi về Việt Nam, cháu đã cùng tôi ghép vỏ, dán nhãn thật cẩn thận. Con thứ hai của tôi năm nay đã 28 tuổi, đang hoạt động trong lĩnh vực âm nhạc.
Sao nhiều người cứ nói đến tiền?
- Bà chia sẻ thế nào về việc trở về Việt Nam hát suốt thời gian qua? Liệu thu nhập có đủ để bà trang trải cuộc sống không?
- Năm 1991, tôi nhận được lời mời về nước biểu diễn. Lúc đó, tôi đã không còn lộng lẫy, vinh quang như thời son trẻ nhưng khán giả vẫn đón nhận nồng nhiệt, yêu mến. Có khán giả còn viết ca khúc Ánh sáng và bóng đêm để tặng tôi và nói rằng mọi cuộc gặp gỡ, sẻ chia hay mất mát trên đời đều là định mệnh. Còn về thu nhập, tôi không hiểu sao nhiều người cứ nói đến bao nhiêu ngàn đô, tiền tỉ… những điều đó liệu có thể định vị được giá trị con người hay không?
Tôi quan niệm tiền nhiều thì tiêu nhiều, tiền ít thì tiêu ít. Thu nhập chính của tôi là thù lao hát phòng trà, sự kiện và phục vụ khán giả miễn phí. Thỉnh thoảng, có thời gian rảnh rỗi tôi lại đi hát trong chùa, ăn cơm chay hoặc thăm các cụ trong viện dưỡng lão.
- “Bài không tên số 2″ cũng là một ca khúc bà từng thể hiện thành công, có ý: Đời một người con gái, ước mơ nhiều nhưng cuối cùng chỉ còn mối tình mang theo. Vậy với bà, mối tình nào mang lại nhiều day dứt?
- Bao nghiệt ngã, vinh quang tôi trải qua trong đời đều lắng đọng lại mãi trong tâm trí. Hạnh phúc của tôi là gặp được người mình ước mơ, gặp được người mình chưa bao giờ gặp và vin vào những niềm vui cuộc sống. Với những người đàn ông đã đến và đi, tôi nợ người chồng đầu tiên một lời cảm ơn vì đến lời yêu tôi cũng không thể nói hay câu tôi muốn nói nhất là “Em vô cùng trân trọng anh” thì cũng không nói được. Thôi, tôi đành giữ mãi những tình cảm ấy trong tâm mình vậy!
Video đang HOT
Cảm ơn ca sĩ Kim Anh về cuộc trò chuyện!
Là ca sĩ tên tuổi của thập niên 80, nhưng cuộc đời Kim Anh cũng nổi tiếng truân chuyên với nhiều nỗi buồn và nước mắt. Ca sĩ Kim Anh nhớ lại khoảng thời gian nhiều biến cố trong cuộc đời: “Năm 1978, khi tôi đang mưu sinh tại New York (Mỹ) thì chứng kiến một trận bão tuyết khủng khiếp. Một người quen đang đỗ xe trong garage cho tôi đi nhờ xe về nhà, nhưng xe qua cầu thì gặp tai nạn. Gần 3 năm trời tôi nằm trong nhà thương, sống nhờ vào lòng tốt của thiên hạ mà không một người thân bên mình. Bấy giờ, chân tay tôi bị liệt, mặt chằng chịt vết thương và toàn thân chịu gần 300 mũi khâu. Tôi đã xác định hoặc là mình sẽ chết, hoặc ngồi xe lăn cả đời như một “phế nhân”. Lúc đủ tỉnh táo, tôi giật mình nhớ ra mình còn giọng hát và có lẽ tai nạn thảm khốc này là định mệnh với một người hát nhạc buồn suốt đời chăng? May sao lúc hoạn nạn, tôi gặp những người tốt nhưng cuộc hồi sinh tưởng như đầy hy vọng ấy đã vụt tắt sau thời gian nằm điều trị, tôi lạm dụng thuốc lá và morphine để cắt cơn đau mà không lường được tất cả những thứ đó biến mình thành con nghiện. Suốt nhiều năm, tôi vật vã với ma túy. Mãi đến năm 1984, sau một cú sốc, tôi quyết đi Pháp cai nghiện. Gia đình người quản trang ở một nghĩa trang miền Đông nước Pháp đã cưu mang tôi. Tôi dự định sống an phận tại Pháp nhưng định mệnh lại “xua” thân phận đầy thương tổn của tôi cất bước khắp nơi”.
Theo Thùy Phương/Báo Gia đình & Xã hội
Người nấu phở sáng cho Chủ tịch Trương Tấn Sang tại Berlin
Hôm được gọi chuẩn bị bữa sáng cho Chủ tịch nước, cả nhà lo hơn mừng, nhỡ có sơ suất gì thì gay go...
Thành Koch (trái) và nhạc sỹ Phú Quang tại quán Thành Koch
Trong lịch trình chuyến thăm CHLB Đức cuối năm 2015 của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và phu nhân, có hai buổi "ăn sáng tại phòng". Kết thúc chuyến đi, tôi mới biết hai bữa sáng ấy, Chủ tịch và phu nhân ăn phở và bún cá rô. Và đầu bếp được tin cậy "chọn mặt gửi vàng" là vợ chồng Thành Koch, Việt kiều quê gốc Nam Định...
Thương hiệu "Thành Koch"
Thành Koch là ai mà lại được tin tưởng "chọn mặt gửi vàng" nấu bữa sáng cho nguyên thủ và các khách VIP tại Berlin?
Đang đi tìm câu trả lời, ngay trong chuyến công tác cùng chuyên cơ Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, tôi may mắn được đến thưởng thức những món ăn Việt Nam ngay tại quán Thành Koch. Chả là trong đoàn có một người bạn đã từng đến ăn tại quán này trong những lần sang Đức công cán, mời tôi ăn tối.
Vừa đặt chân vào quán, tôi gặp ngay Thành Koch và vợ đang bận túi bụi với nhóm thực khách cũng vừa đến từ Việt Nam. Quán ăn giản dị nhưng sạch sẽ.
Trên bàn ăn bày biện nào là ngan luộc, cá kho, các món dê, xách bò xào măng, nộm hoa chuối... Nhìn bàn tiệc, không ai nghĩ đây là quán ăn giữa thủ đô Berlin của nước Đức xa xôi. Với những người đi công cán trời Âu nhiều ngày, được ăn những món quê nhà là một may mắn.
Thành Koch vốn dân Nam Định, cái nôi của phở truyền thống. Lại học được chút bí quyết của phở Hà Nội. Nên phở Thành Koch có cái tao nhã của phở Hà Nội, mà đặc trưng là nước hầm từ xương phải trong, ngọt tự nhiên. Cộng với cái vị phở dậy mùi, đậm đà của phở Nam Định. Nên hễ ăn một lần thì khó có thể quên.
Thành Koch tên thật là Trần Đình Thành, vừa bước sang tuổi 53. Vợ anh là Nguyễn Thị Kim Anh, sinh năm 1969. Cả hai đều quê gốc Nam Định.
Hỏi sao lại có biệt danh Koch, anh bảo "tiếng Đức thì Koch là đầu bếp, mình tự xưng thế để mọi người dễ nhớ nghề nghiệp". Không chỉ có thế, Thành còn lấy tên và biệt danh đặt tên quán luôn: Thành Koch.
Đến nay, sau 20 năm mở nhà hàng, quán Thành Koch đã là một điểm đến có tiếng của cộng đồng người Việt tại Đức và làm cho không ít người Đức mê mẩn ẩm thực Việt.
Cuộc đời của vợ chồng Thành Koch cũng bầm dập, lên bổng xuống trầm. Năm 1992, khi cuộc sống ở vùng quê nghèo đất Thành Nam quá khó khăn, Thành tìm cách sang Tiệp Khắc (cũ) theo kiểu đi "chui".
Sau đó mới tìm đường sang Đức. Thời điểm đó, nước Đức mới thống nhất cũng đầy rẫy khó khăn. Thành Koch một thân một mình kiếm sống.
Ban đầu, anh xin làm chân rửa bát cho một quán ăn của người Tàu. Thấy Thành khéo tay, lam làm, ông chủ đưa lên phụ bếp, dần thành bếp chính.
Cuộc sống nơi đất khách quê người cũng chẳng dễ dàng, chưa kể Thành lúc nào cũng đau đáu với nỗi nhớ vợ con còn ở TP Nam Định. Thời đó, phần lớn người Việt muốn ở lại Đức làm ăn hoặc phải có vai vế, hoặc chọn cách lấy người bản địa để được nhập tịch.
Nên nở rộ hiện tượng "kết hôn thật, tình giả". Không có cách nào khác, Thành cũng đành "ký hợp đồng" hôn nhân với một phụ nữ bản địa.
Cũng từ đó, Thành có chỗ đứng vững hơn, được nhập tịch. Thời gian sau, Thành chia tay với "người vợ" Đức. Năm 1996, Thành Koch bảo lãnh đưa vợ con sang. Từ đó, anh chuyên tâm với nghề đầu bếp, mở nhà hàng, bán phở.
Nói về nghề nấu phở, anh bén duyên khi làm phụ bếp cho Thành "béo", một đầu bếp chuyên nghiệp. Nghe đâu nhà Thành "béo" có cửa hàng ăn ở phố Hàng Buồm (Hà Nội).
Gọi là Thành "béo" vì anh béo núc ních, bụng to, mắt híp tịt. Thành "béo" có quán phở trong ký túc xá dành cho người Việt. Học nghề được một thời gian ngắn, Thành Koch tách ra mở quán riêng.
Bây giờ thì vợ chồng Thành Koch đã có hai nhà hàng tại Berlin, một tại phố Herzberg Str, một nhà hàng tại một Center lớn nhất Berlin. Năm 2014, khi ông Klaus Wowereit, thị trưởng Berlin cùng nhiều lãnh đạo cấp cao và nhà đầu tư cắt băng khánh thành tòa nhà MALL OF BERLIN nằm trên đường Leipziger Platz 12, 10785, Thành Koch cũng khai trương quán.
Khi đó, tờ báo điện tử Việt Báo (tin tức của người Việt tại châu Âu) đăng tin rất hoan hỷ: "Đây là Center lớn nhất, đẹp nhất Berlin, nằm ngay sát Potsdamer Platz với gần 300 quầy bán đủ các mặt hàng của nhiều doanh nghiệp khắp Thế giới tham gia...
Thật tự hào, trong số gần 300 quầy hàng nằm trong Center có rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam tham gia, chủ yếu là quầy ăn uống, trong đó có quán ăn của Thành Koch".
Bà Mai Thị Hạnh (trái), phu nhân Chủ tịch nước và chị Kim Anh, vợ của chủ quánThành Koch
Món phở và bữa sáng đáng nhớ
Duyên cớ nào mà vợ chồng Thành Koch lại được phục vụ bữa sáng cho Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và phu nhân, trong chuyến thăm lịch sử của một nguyên thủ Việt Nam đến nước Đức thống nhất, kể từ năm1990?
Cái duyên ấy bắt đầu từ Đại sứ Việt Nam tại CHLB Đức Đoàn Xuân Hưng, ông cũng là thực khách thường xuyên của quán Thành Koch.
"Hôm được anh Hưng gọi chuẩn bị bữa sáng cho Chủ tịch nước, cả nhà lo hơn là mừng, vì nhỡ đâu có sơ suất gì thì gay go", chị Kim Anh tâm sự.
Bởi thế, vợ chồng tôi chuẩn bị rất kỹ, từ nguyên liệu, nước dùng, hương vị... Tất cả phải đảm bảo chu đáo, an toàn. Sau đó mới dám nghĩ đến ngon.
Bữa sáng đầu tiên, vợ chồng dậy sớm, vì theo lịch trình phở phải mang đến khách sạn Sheraton trước 8h. Thực đơn bữa sáng đầu tiên là phở bò và phở gà.
Thành Koch chọn nguyên liệu bò tơ ngon, mềm và gà "chạy bộ" nuôi thủ công. Ở Đức mùa đông 8h trời vẫn tờ mờ tối. Vợ chồng đến khách sạn trước 7 giờ trời còn tối om.
Nước phở và nguyên liệu được mang tới, tất cả đều phải qua cảnh vệ phía Đức kiểm nghiệm. "Cũng may mà mình đã lường trước, nhắc anh Thành không cho mì chính vào nước phở, nên mới qua được khâu kiểm tra" - Chị Kim Anh kể.
Bữa sáng đó, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng phu nhân ăn phở gà. Chị Kim Anh trực tiếp lên phòng phục vụ, hâm nóng nước phở. Còn Thành Koch thì "ngại" không dám lên.
"Trong suốt bữa ăn, trong khi mọi người vừa ăn vừa nói chuyện thì mình hồi hộp muốn tắc thở. Chỉ đến khi thấy các bát đều cạn. Và sau đó phu nhân Chủ tịch ngỏ lời khen ngon, mình mới thở phào", chị Kim Anh nhớ lại.
Sáng hôm sau, vợ chồng Thành Koch lại được tín nhiệm phục vụ món bún cá rô cho vợ chồng Chủ tịch và khách VIP trong đoàn. Dùng xong bữa sáng, Chủ tịch nước nói: "Lần đầu tiên tôi đi công tác nước ngoài mà được ăn sáng như ở nhà. Ăn những món ăn Việt Nam ở nước ngoài thấy ngon và rất ấm áp. Cám ơn Đại sứ và gia đình chị Kim Anh". Còn phu nhân Chủ tịch nước hẹn nếu có dịp trở lại sẽ đến quán ăn thưởng thức. Rồi bà mời chị Kim Anh chụp ảnh chung.
Thành Koch tâm sự: "Đây là một kỷ niệm đáng nhớ nhất trong đời đầu bếp của vợ chồng tôi. Quán Thành Koch đã được tiếp nhiều quan chức, nghệ sĩ, du khách Việt.
Tuy nhiên, được phục vụ sáng cho Chủ tịch nước trong chuyến công tác quan trọng như thế thì đây là lần đầu tiên. Lời khen ngợi của Chủ tịch nước như tiếp thêm động lực và sức mạnh để mình tiếp tục phát triển chuỗi nhà hàng Thành Koch".
Hiện vợ chồng Thành Koch đang đầu tư xây dựng thêm một nhà hàng rộng 960m2 nữa để làm trung tâm Ẩm thực và Tổ chức sự kiện đẳng cấp 5 sao. Nhà hàng này đặt tại vị trí trung tâm của Đông Đức Fernsehturm, Berlin và dự định sẽ khai trương vào tháng 4/2016.
Chia tay vợ chồng Thành Koch, chị Kim Anh hẹn gặp lại tại Việt Nam dịp trước Tết Bính Thân. Chị bảo, nhờ sự may mắn nên được thực khách ủng hộ, vợ chồng cũng "ăn nên làm ra", nên mỗi năm chị vẫn dành ra chút tiền về Việt Nam làm từ thiện.
Theo Nhật Anh
baogiaothong.vn
Theo_Giáo dục thời đại
Đủ trò giả danh, vào tận nhà để lừa đảo Không manh động, liều lĩnh như tội phạm cướp hay trộm đột nhập, đang xuất hiện không ít loại đối tượng chuyên "giả nai" hoặc đóng vai người tốt, tìm cách tiếp cận nhà dân (thường là các hộ có người già ở nhà), cửa hàng tạp hóa, lợi dụng sơ hở lấy cắp, đánh tráo tiền, tài sản giá trị. Tạo niềm...