Ca sĩ Kim Anh – kinh hoàng nhớ về những ngày nghiện ma túy
Một lần thoát chết trong tai nạn ô tô thảm khốc, một lần vượt thoát khỏi hố sâu ma túy, sáu mươi tuổi, nữ ca sĩ vẫn uống rượu như lưu linh và cống hiến cho đời những bài hát mang niềm đau nhân thế.
Ca sĩ Kim Anh người gốc Hoa, sinh ra và lớn lên ở cù lao Ông Chưởng (tỉnh Đồng Tháp). Năm 1969, chị nhận được một học bổng về kế toán ở Mỹ. Đầu tháng 5/1975 chị làm thông dịch tiếng Việt cho một số anh chị em nghệ sĩ, cũng là một ban nhạc vừa từ Việt Nam di tản sang.
Tiếp xúc với ban nhạc, chị cũng nghêu ngao hát chơi, ban nhạc rất thích. Từ đó chị trở thành ca sĩ nữ duy nhất của ban nhạc hát hàng đêm tại nhà hàng. Năm 1977, có ca sĩ rủ chị lên New York sống và hát với tư cách là một ca sĩ độc lập. Kim Anh bắt đầu nổi tiếng với dòng nhạc Hoa, nhất là bài “Mùa Thu lá bay”, ca khúc cho phim truyện Đài Loan cùng tên về cuộc đời bạc phận của cô Hàn Ni.
Bị cuốn trong bão tuyết và ma túy
Năm 1978, tai ương giáng xuống cuộc đời Kim Anh. Sau đêm diễn, đang trên đường về nhà thì chị gặp bão tuyết. Khi xe qua cầu, bão cuộn tới, xoáy chiếc xe quay vòng và đập mạnh vào thành cầu. Chị tỉnh dậy trong bệnh viện, toàn thân bầm giập. Mặt phải khâu 285 mũi, bể hàm, chân tay bị liệt, đầu vẹo, lưng cong.
Chị cho biết: “Tôi chỉ nghĩ đến cái chết, đến cách tự tử làm sao cho thật ngọt, cho khỏi ai cứu nổi”. Bác sĩ biết ý nghĩ bi quan của chị nên phải bỏ nẹp vào miệng, băng cứng chân tay ngăn nguy cơ chị cắn lưỡi tự tử.
Sau mấy ngày sốc và suy nghĩ nông nổi, chị vỡ lẽ ra mình phải sống để còn về Việt Nam gặp ba, bởi vì chị hiểu nếu biết chị chết thì chắc chắn ba chị sẽ chết theo.
Khi đó, các bác sĩ bảo chị phải chọn một trong hai: nếu bắt vít vào cánh tay thì lưng cong suốt đời, còn nếu bắt vít vào xương sống thì cánh tay sẽ bị liệt. Chị chọn phương án giữ cho mình cánh tay để còn làm được việc.
Trong khi điều trị, bác sĩ đã cho chị dùng thuốc lá và ma túy để giảm đau. Chị lạm dụng vô ý thức, trở thành một con nghiện. Bốn năm trời vật vã với ma túy, bao nhiêu tiền làm ra nướng hết vào ma túy. Rồi những người hâm mộ chị họ cũng thể hiện lòng hâm mộ bằng việc tặng chị…ma túy. Kim Anh phải một lần nữa vượt qua ma lực của ma túy để trở về với cuộc sống.
Video đang HOT
Uống rượu và hát cho… Ngọc Hoàng rơi nước mắt
Hiện tại, được thường xuyên trở về cất tiếng hát trên chính quê hương, tiếng hát chị khỏe hơn, bớt dằn vặt hơn. Bất cứ chuyến đi đến vùng sâu, vùng xa hoặc ngôi chùa nào trên khắp dọc dài đất nước, chị cũng đều đem tiếng hát của mình an ủi rất nhiều những thân phận còn chịu thiệt thòi.
Hát toàn nhạc buồn, chị có nghĩ những bản nhạc đó ám cả vào số phận của chị hay không?
- Tôi chỉ thấy là mỗi bài hát đều như nói dùm từng khía cạnh, từng sát na cuộc đời mình. Ngày hôm qua bơ vơ và phóng đãng thì có “Con thuyền không bến”, “Ngày về”… đồng điệu. Hôm nay thì “Lạy trời con được bình yên” (Lam Phương), khi tôi hát không chỉ tôi nghẹn ngào mà khán giả cũng khóc. Còn “Mùa thu lá bay” là phần quà quá lớn mà cuộc đời trao tặng cho tôi. Nó là giọt nước mắt chờ chực dành cho mình, vui cũng khóc mà buồn cũng cần.
Trải qua quãng đời dằng dặc đầy thử thách khôn lường, chị có tin vào số phận, như tử vi chẳng hạn?
- Tôi tin có số phận, nhưng số phận phụ thuộc vào luật nhân quả chứ không đơn giản là lá số tử vi. Kim là vàng, còn Anh là anh hùng, tôi nghĩ cái tên Kim Anh của mình có khi bắt mình phải hiên ngang, sắt đá như thế.
Nếu viết hồi ký về cuộc đời mình, chị sẽ có chủ đích cho đọng lại cái gì?
- Sẽ chỉ có sự tha thứ và bao dung. Mình đến với cuộc sống này bằng cái gì, nếu không phải là sẻ chia, vun xới và bao dung? Một hạt cát lọt vào mắt mà múc bỏ cả con mắt là phí phạm. Hiểu cái lý của cả tai họa và hạnh phúc, chấp nhận khi nó đến và cả khi nó ra đi. Số phận là bóng mà, càng chạy trốn nó càng quần quật đuổi theo mình.
Cai ma túy là điều chẳng dễ dàng. Chị làm thế nào để một mình vượt qua những cơn đói thuốc?
- Trong 15 ngày đầu, tôi lăn lộn, cào cấu, đập đầu vào tường đến điên loạn. Cứ cách khoảng vài tiếng đồng hồ, tôi lại bị “vật” một lần. Tôi ở một mình trong căn phòng trên lầu. Vậy là ngoài lăn lộn, tôi còn đem hết sức mình chạy lên, chạy xuống cầu thang liên tục cho nguôi ngoai cơn hành hạ như có hàng trăm ngàn con kiến bò và đục khoét trong xương tủy của mình. Sau 15 ngày đói thuốc, đến đỉnh điểm, máu phọt ra cổ họng, tôi bắt đầu cảm thấy dễ sống hơn.
Kéo dài đến tám tháng thì tôi chiến thắng, không còn cần thuốc. Đó là cai về thể xác, chứ về tinh thần thì đến 10 năm sau, tôi mới chấm dứt được cảm giác thèm thuốc.
Ma túy chị còn bỏ được thì sao đến nay chị vẫn còn uống rượu?
- Bỏ rượu khó hơn bỏ ma túy chứ. Với lại tôi cũng đâu có ý định bỏ rượu bao giờ. Ma túy còn chơi xấu mình, chứ rượu thì lúc nào cũng là người bạn chung tình nhất của tôi. Cuộc sống của tôi sẽ còn lại gì nếu thiếu bạn bè? Rượu là người bạn lớn giúp tôi kết nối những người bạn bằng xương bằng thịt.
Cho tới bây giờ, rượu chưa lấy đi của tôi cái gì cả mà chỉ toàn bù đắp cho tôi, phản tỉnh tôi. Đó cũng là chất tinh khiết ủ ấm và giúp tôi “tẩy mồm” trước khi bước lên sân khấu.
Một cách chủ quan, chị có nghĩ tiếng hát của mình “hay quá trời”?
- Hơn 30 năm theo nghiệp cầm ca, tôi chỉ mới công nhận là mình biết hát mấy năm nay thôi. Đối với tôi, hát không đơn giản là hay hoặc dở, mà hát đúng nghĩa rút cả ruột gan mình để khán giả trở thành tri kỷ, tri âm thì thật tình là tôi chỉ mới biết hát.
Xin cảm ơn chị!
Theo Congly
Xe cứu thương không cứu người trong tai nạn thảm khốc
Tài xế xe cấp cứu Đỗ Văn Mười cho rằng: "Do người nhà bệnh nhân mà tôi đang chở đi cấp cứu trên xe không đồng ý để xe hỗ trợ cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn".
Hiện trường vụ tai nạn giao thông
Trong ngày xảy ra tại nạn thảm khốc trên cao tốc Trung Lương (16-4), xe cứu thương mang BKS 63M-00016 của Trung tâm Y tế huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang do ông Mười điều khiển chở một bệnh nhân bị bỏng lên TP.HCM cấp cứu. Khi xe này đi tới khu vực tai nạn, người dân bên đường đã chặn lại và đề nghị hỗ trợ đưa những người bị thương đi cấp cứu. Xe cứu thương dừng lại, thế nhưng tài xế không cứu người bị nạn mà lại cho xe vọt đi.
Như Tuổi Trẻ đã thông tin, trước đó, bà Nguyễn Thị Nguyên (51 tuổi, ngụ xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang), người đầu tiên đến hiện trường vụ tai nạn trên, kể lại vụ việc: Khi tai nạn xảy ra, cảnh sát giao thông cùng người dân đã dùng xà beng, búa, cuốc... để nạy cửa xe bị nạn, đỡ những người bị thương ra ngoài để bên vệ đường.
Ngay lúc đó bà Nguyên và mọi người lần lượt thấy có hai chiếc xe cứu thương đang chạy từ hướng Tiền Giang về TP.HCM nên cố gắng vẫy tay yêu cầu xe hỗ trợ đưa người bị nạn đi cấp cứu. Các xe cứu thương lần lượt chạy chậm lại, có xe đã dừng để quan sát rồi sau đó vọt đi luôn. Khi ấy bà Nguyên và mọi người rất bức xúc trước thái độ vô cảm của những người trên xe.
Trả lời về việc thấy người bị nạn mà không cứu giúp của tài xế Mười, ngày 19-4 ông Ngô Văn Tỷ - giám đốc Trung tâm Y tế huyện Châu Thành - cho biết đúng vào thời điểm tai nạn vừa xảy ra, ông Mười, tài xế của Trung tâm Y tế huyện Châu Thành, cùng điều dưỡng Nguyễn Văn Ngọc chở một cháu bé bị bỏng đi TP.HCM để cấp cứu. Thế nhưng xe đã không hỗ trợ để đưa những người bị nạn trong vụ tai nạn giao thông đi cấp cứu như người dân yêu cầu.
Khi biết vụ việc, ông Tỷ đã chỉ đạo tài xế Mười làm bản tường trình. Ông Tỷ nói: "Theo bản tường trình vụ việc, tài xế Mười đã cho xe dừng lại và thuyết phục người nhà bệnh nhân cho chở thêm một, hai người đi cấp cứu nhưng họ nhất quyết không cho nên ông Mười đành phải cho xe đi tiếp".
Tài xế Mười kể: "Hôm đó chúng tôi chở cháu bé khoảng 3 tuổi bị bỏng nặng từ cổ xuống chân do ngã vào nồi cháo lên TP.HCM cấp cứu. Đi cùng cháu bé có ba người phụ nữ. Lúc ngang qua điểm xảy ra tai nạn, tôi lập tức nhấn phanh, dừng xe và nói với ba người phụ nữ trên xe là cho chở thêm vài người đang bị nạn đi cấp cứu. Lúc này người dân địa phương cũng đứng quanh xe rất đông, yêu cầu mở cửa xe để đưa những người bị nạn lên nhưng ba người phụ nữ nhất quyết không cho. Họ tỏ ra hung hăng, lớn tiếng chỉ vào cháu bé đang khóc thét và cho rằng nếu đưa những người kia lên sẽ làm con họ bị nhiễm trùng.
Chạy xe cấp cứu đã được gần 10 năm, hễ thấy người bị nạn là tôi cho lên xe chứ đằng nào mình cũng chở, đâu mất mát gì. Hơn nữa trách nhiệm của mình là phải chở, phải cứu người. Thậm chí người ta quá giang mình cũng còn cho đi nữa là. Tôi cũng đâu sợ gì, thuyết phục rằng cho chở thêm một người cũng không sao, nhưng lúc đó ba người phụ nữ trên xe làm rất dữ, nhất quyết không chịu. Đến mức ấy thì tất cả mấy người dân đứng gần cửa xe cấp cứu thấy vậy cũng tản ra cho chúng tôi chạy tiếp. Thực tình tôi cũng không biết làm gì hơn", ông Mười nói.
Sau khi sự việc xảy ra, Trung tâm Y tế huyện Châu Thành đã có văn bản nhắc nhở tài xế, điều dưỡng và những cán bộ trong đơn vị rút kinh nghiệm về vụ việc. "Quan điểm của chúng tôi cứu người là trên hết. Chúng tôi đã nhắc nhở anh em sẽ quyết liệt hơn với người nhà bệnh nhân trong những trường hợp tương tự như vừa rồi", ông Tỷ nói thêm.
Một lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Tiền Giang cho biết theo quy định của Luật giao thông thì bất kỳ xe cộ nào trên đường cũng phải dừng lại hỗ trợ cứu người gặp nạn trong điều kiện có thể. Do chưa có quy định cụ thể về việc xe cấp cứu phải giải quyết như thế nào trong trường hợp thấy người gặp nạn trên đường nên lãnh đạo này chỉ nêu quan điểm cá nhân rằng chỉ có thể xử lý đối với xe cấp cứu không chở ai mà làm ngơ trước tai nạn, còn xe đang chở người cần cứu mà dừng lại kéo dài thời gian (hay bị tác động gì đó) khiến người đang cấp cứu trên xe nguy hiểm đến tính mạng thì ai chịu trách nhiệm. Tùy trường hợp mà tài xế xe cấp cứu có nhiều cách hỗ trợ như điện thoại liên hệ với xe cấp cứu khác nhanh chóng đến hiện trường...
Theo Xahoi
Vụ tai nạn 7 người chết: 3 xe cấp cứu "bỏ chạy" khi thấy nạn nhân thoi thóp? Liên quan đến vụ tai nạn nghiêm trọng làm 7 người chết ở Tiền Giang, người dân rất bức xúc cho biết họ đã ra sức chặn 3 xe cấp cứu trên đường yêu cầu chở các nạn nhân đi cấp cứu nhưng các tài xế đều phớt lờ rồi bỏ đi. Trong vụ tai nạn thảm khốc trên đường cao tốc TPHCM...