Ca sĩ hát với dàn giao hưởng: Đổi món hay “hồn ai nấy giữ”?
Tuy ở ta chưa có nhiều khán thính giả của nhạc giao hưởng, song nhiều ca sĩ thích đưa cả dàn nhạc thính phòng, hoặc dàn dây vào liveshow hay album của mình.
Sự kết hợp này giúp nhiều người tự phong mình nâng đẳng cấp, hoặc làm sang dòng nhạc theo đuổi. Cũng có người cho rằng đó là sự kết hợp tuỳ hứng, “hồn ai nấy giữ”, chứ không mấy ăn nhập giữa giọng hát và dàn nhạc.
Ca sĩ Đức Tuấn (phải) trình diễn cùng Dàn nhạc Nhà hát Giao hưởng vũ kịch TPHCM.
Sau thành công đầu tiên kết hợp với dàn nhạc giao hưởng, Đức Tuấn trở lại chương trình tiếp theo vào ngày 23.11 tại TPHCM và 26.11 tại Hà Nội. Hỗ trợ anh là nhạc trưởng người Anh Paul Bateman – người từng hợp tác với anh trong chương trình “ Music of the night”.
Tuy nhiên, không phải không choáng khi anh tiết lộ mức giá của bản tổng phổ cho một ca khúc nhạc kịch Brodway hay nhạc phim do chính nhạc trưởng này viết là 2.000USD/bài. Càng về sau, mức phí phải trả cho các bản tổng phổ sẽ ít đi, vì có sự pha trộn giữa bài mới và bài cũ. Đó là cách làm của các dàn nhạc chuyên nghiệp.
Theo nhạc trưởng Trần Vương Thạch – GĐ Nhà hát Giao hưởng vũ kịch TPHCM – khi ca sĩ hát các ca khúc VN trên nền nhạc giao hưởng thì anh thường phải viết lại bản phối, nhưng nếu là các trích đoạn nhạc kịch hay ca khúc bán cổ điển nước ngoài thì theo bản có sẵn.
Không giống như Đức Tuấn, từ trước đến nay, nhiều ca sĩ làm liveshow hoặc album với dàn nhạc giao hưởng, nhưng gần như dàn nhạc chỉ để “làm phông nền” hay làm màu cho chương trình mà thôi – điều này đã được một nhạc trưởng nhìn nhận. Kết hợp với dàn nhạc nào cũng còn là một chuyện không nhỏ.
Có những dàn nhạc chuyên nghiệp đến độ chỉ cần ráp một ngày là xong, nhưng cũng có những dàn nhạc phải tập luyện trong một thời gian dài. Vấn đề là nếu mời dàn nhạc của Hồng Kông hay Singapore thì chi phí đắt gấp nhiều lần. Cuối cùng, lựa chọn của những ca sĩ kỹ tính như Đức Tuấn và chỉ huy Paul Bateman là dàn nhạc của Nhà hát Nhạc vũ kịch VN.
Video đang HOT
Trước đó, có nhiều ca sĩ từng kết hợp với dàn nhạc giao hưởng như Thanh Lam, Tùng Dương, Mỹ Linh, Mỹ Lệ… Làm album có yếu tố dàn dựng gắn với giao hưởng là Hồng Nhung, Đàm Vĩnh Hưng… Có thể là lấy bối cảnh một dàn nhạc giao hưởng để làm phông nền cho câu chuyện tình tay ba éo le của Đàm Vĩnh Hưng, hay thể hiện một câu chuyện âm nhạc như Hồng Nhung và thông thường như các ca sĩ khác là hát một ca khúc xưa phối lại cùng dàn giao hưởng cho có nét mới…
Sự kết hợp này chưa thể làm sản sinh ra dòng nhạc kịch, chỉ đơn thuần là nhạc nhẹ kết hợp giao hưởng. Cũng có sự kết hợp khá táo bạo mà thành công như trường hợp ban nhạc Unlimited kết hợp rock với giao hưởng, nhằm thể hiện ý tưởng lẫn sự pha trộn giữa hai dòng nhạc.
Còn dòng nhạc kịch VN hầu như không có đất phát triển nếu có, chỉ là những phần trình diễn các trích đoạn hoặc lồng ghép các ca khúc theo một đường dây kịch bản xuyên suốt. Ca sĩ không phải khổ luyện gì nhiều, mà như lời một đạo diễn ca nhạc, đến với yếu tố “cổ điển” chỉ để đổi món, làm sang, khẳng định đẳng cấp, hoặc chỉ để cảm thấy không hổ thẹn với nghề. Điều này chỉ phục vụ cho chính nghệ sĩ, chứ không làm sang hóa công chúng một cách thực chất.
Cũng có sự kết hợp cải lương và dàn giao hưởng, trong đó, ca sĩ nhạc nhẹ ca vọng cổ trên nền nhạc giao hưởng. Người xem vẫn không nhận ra đâu là phần hồn của cải lương, phần hồn của giao hưởng hòa trộn với nhau.
Sự kết hợp này tạo ra một món thập cẩm mà người xem chỉ có thể xem một lần rồi thôi. Cho nên, mọi sự kết hợp đều có thể hứa hẹn một sự thay đổi nào đó, nhưng chưa hẳn đã là thành công, nếu cứ theo kiểu “hồn ai nấy giữ”, thích cứ việc hát trên “phông nền” nhạc thính phòng.
Theo NLĐ
Sốc với top 3 Sao mai nhạc thính phòng
Khán giả theo dõi cuộc thi Sao mai 2011 bất ngờ khi ban giám khảo công bố kết quả, ca sĩ Nguyễn Khánh Ly được cho là hát tệ nhất lại lọt vào top 3.
Đêm chung kết Sao mai dòng thính phòng diễn ra vào tối 14/8 tại Huế đã gây nhiều bất ngờ. Khá sốc khi thí sinh Khánh Ly được đánh giá từ trước là có giọng hát "tệ" nhất trong số 9 thí sinh lọt vào đêm chung kết bất ngờ được giải Bình chọn và đứng vị trí thứ 5 theo đánh giá của BGK, cộng lại cô lọt vào vị trí thứ 3.
Khánh Ly lọt vào top 3.
Cô gái Bắc Giang Khánh Ly tối qua đã thể hiện hai ca khúc Khát vọng và Cảm ơn mẹ. Với chất giọng yếu, phô, cô thể hiện mờ nhạt, run rẩy. Dễ dàng nhìn thấy Khánh Ly căng thẳng và thiếu tự tin trong phần thi của mình.
Trên một diễn đàn, một khán giả Vương Hiểu Khánh ( Hà Nội) bình luận: "Đêm qua, xem xong Sao mai, tôi bị ức chế, mãi không ngủ được. Tại sao lại có thể vô lý như vậy được chứ? Tôi thấy Ban giám khảo cần phải nghiêm khắc hơn. Khánh Ly hát không ra hơi thế mà điểm vẫn xếp thứ 5 thì tài quá, lạ quá. Giám khảo là các thiên tài còn khán giả không biết nghe nhạc hay sao? Cái bình chọn thì tôi không quan tâm vì bây giờ chuyện đó quá đơn giản. Nhưng nếu như ban giám khảo chấm công tâm, Khánh Ly đứng cuối bảng thì 1 điểm cộng vào cái tổng điểm chưa chia bình quân kia chả có tác động gì lớn".
Khánh Ly nhận giải bình chọn và đạt số điểm khá cao từ BGK đã giúp cô đứng vị trí số 3 cũng khiến nhiều người giễu cợt trên mạng xã hội. Họ cho rằng Sao mai năm nay có nhiều điều "lạ", trong đó một người hát không có gì nổi trội như Khánh Ly lại cứ bất ngờ đi từ vòng nọ đến vòng kia một cách dễ dàng như thế. Cũng trong tối qua, khi công bố kết quả của cô gái Bắc Giang này nhiều thí sinh khác cũng tỏ ra bất ngờ.
Tố Loan.
Thí sinh nổi bật nhất đêm nhạc thính phòng là Tố Loan. Cô gái Hà Nội vẫn khéo léo phát huy được thế mạnh với những ca khúc mang âm hưởng của núi rừng. Với hai ca khúc Tiếng sáo và Ở rừng nhớ anh, Tố Loan được nhận định là hát tốt, có kỹ thuật. Tuy nhiên, cô lại quá sa đà vào việc khoe giọng hát có nhiều kỹ thuật nên xuyên suốt phần biểu diễn thiếu điểm nhấn.
Với ca khúc Lời con muốn nói và Khúc hát đảo quê hương, Vũ Thắng Lợi cũng được đánh giá cao. Ngoài một số lỗi nhỏ mang tính chuyên môn thì phần thể hiện của anh nhận được sự cổ vũ của lượng khán giả lớn. Anh và Tố Loan được đánh giá là gương mặt sáng giá cho ngôi vị quán quân.
Nguyễn Huyền Hương là thí sinh triển vọng của cuộc thi Sao mai năm nay. Cô thể hiện khá tròn hai ca khúc Mai và Du kích sông Thao. Với một ca khúc cảm xúc, trữ tình ngọt ngào, một ca khúc lạ mạnh mẽ sôi nổi thì Huyền Hương đều thể hiện rất tự tin.
Vũ Thắng Lợi
Thí sinh gây nhiều bất ngờ nhất là Đào Văn Mác. So với những đêm thi ở vòng loại thì càng vào sâu anh càng chững chạc và khôn khéo trong cách xử lý bài hát. Anh thể hiện Truyền thuyết Hồ Gươm và Chiến sĩ sông Lô, khoe được chất giọng khỏe khoắn, có kỹ thuật, đặc biệt là rõ lời. Tối qua anh là gương mặt gây ấn tượng nhất trong 9 thí sinh.
Thí sinh duy nhất ở khu vực phía Nam là Phạm Khánh Ngọc gây nhiều thất vọng trong đêm chung kết. Cô hát rời rạc, ít cảm xúc trong ca khúc T háng giêng mùa xuân còn sót lại và Ở rừng nhớ anh.
Hoàng Viết Danh dù biểu diễn đầu tiên nhưng khá tự tin, anh đã có nhiều tiến bộ. Nguyễn Duy Quyết sôi nổi và nhiệt huyết với Nhớ đàn xe nước và Nhớ em nơi ấy Trường Sơn. Ngô Văn Đức của Thái Bình có chất giọng đẹp nhưng bị chê với sở trường hát to lại không phù hợp với hai ca khúc trữ tình như Tìm em và Hà Nội tình yêu tôi.
Kết lại đêm chung Sao mai dòng nhạc thính phòng, 3 thí sinh lọt vào vòng tiếp theo xếp hạng thứ tự là Vũ Thắng Lợi, Tố Loan và Khánh Ly với giải bình chọn.
Ảnh: Vnmedia
Theo Bưu Điện Việt Nam
Bật mí về "Cơn bão Rock" hoành tráng sắp đổ bộ vào Hà Nội "Cơn bão rock" X2011 sẽ đổ bộ vào Hà Nội vào lúc 20h ngày 16/4/2011 tại Sân vận động Bách Khoa với nhiều bất ngờ thú vị...Teens nhà mình còn chờ gì nữa Nếu là Rock fans thì bạn phải nhanh tay săn lùng vé để rủ bạn bè cùng tham gia bởi X2011 có sự góp mặt của 3 ban nhạc Rock...