Cá sấu trắng siêu hiếm chào đời ở Mỹ
Một con cá sấu trắng siêu hiếm vừa chào đời ở công viên bò sát bang Florida – Mỹ.
Theo tuyên bố của công viên Gatorland, TP Orlando, bang Florida vào ngày 7-12, con cá sấu trắng cái có chiều dài 49 cm, trườn ra khỏi vỏ và đi vào sử sách với tư cách là một trong những loài cá sấu bạch thể quý hiếm nhất.
Hình ảnh con cá sấu trắng siêu hiếm. Ảnh: AP
Đây là loài cá sấu bạch thể có biến thể di truyền hiếm nhất trong các loài cá sấu ở Mỹ. Loài cá sấu này có nguồn gốc từ một tổ cá sấu bạch thể được tìm thấy ở vùng đầm lầy bang Louisiana – Mỹ năm 1987.
Con cá sấu mới sinh với đôi mắt xanh lam là con cá sấu trắng hoàn toàn đầu tiên di truyền từ những con cá sấu gốc. Chúng khác với cá sấu bạch tạng – những con có mắt hồng và hoàn toàn không có sắc tố nào trên da.
Chủ tịch đồng thời là CEO của công viên Gatorland, ông Mark McHugh, cho biết 3 trong 7 con cá sấu bạch thể gốc đang ở công viên Gatorland.
Video đang HOT
“Loài này vô cùng hiếm. Đây là một chuyện vô cùng phi thường” – ông McHugh nói.
Công viên đang nhờ công chúng giúp đặt tên cho con cá sấu.
Người tham quan công viên sẽ được chiêm ngưỡng con cá sấu hiếm này cùng với người anh em có màu da bình thường của nó vào đầu năm sau.
“Hiện tại chúng tôi đang giữ chúng ở nơi an toàn để theo dõi chặt chẽ sức khỏe và tiến trình sinh trưởng” – ông McHugh cho biết.
Lộ diện 'rồng quái vật' khổng lồ, bà con 90 triệu tuổi của rắn
Một loài quái vật biển hoàn toàn mới vừa được tìm thấy ở Mexico, thân hình dài tới 5,2 m, mõm dài như cá sấu và là kẻ săn mồi cực kỳ đáng sợ.
Theo nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà cổ sinh vật học Herto Rivea-Sylva từ Bảo tàng Sa mạc (Mexico), loài mới được họ đặt tên là Yaguarasaurus regiomontanus, là một thành viên của dòng họ thương long.
Thương long là một nhóm bò sát biển cỡ lớn, cực kỳ hung hãn sống cùng thời với khủng long. Nhiều loài thương long đứng đầu chuỗi thức ăn ở vùng biển nó ngự trị. Con vừa được phát hiện có thể cũng như thế.
Chân dung quái vật thương long Yaguarasaurus regiomontanus - Đồ họa: BẢO TÀNG SA MẠC
Sinh vật vừa được khai quật dưới dạng hóa thạch trong lớp đá vôi nhiều lớp ở Hệ tầng Agua Nueva của Mexico, có niên đại lên tới 90 triệu tuổi, tức thuộc kỷ Phấn Trắng.
Lớp đá nổi tiếng này đã từng để lộ nhiều loài cá và bò sát biển được bảo tồn tinh xảo, bởi nó được hình thành trong môi trường thềm mở trong điều kiện thiếu oxy.
Trong đó, con Yaguarasaurus regiomontanus là một trong các mẫu vật lớn nhất, hoàn chỉnh nhất và đáng sợ nhất.
Một mảnh hóa thạch tinh xảo từ con quái vật - Ảnh: BẢO TÀNG SA MẠC
Theo Sci-News, kết quả phân tích cho thấy nó dài tận 5,2 m khi còn sống và khiến nó trở thành một trong những loài thương long lớn được biết đến sớm nhất.
Cũng như các con thương long khác từng được tìm thấy trên khắp thế giới, loài này là kẻ săn mồi cực kỳ nguy hiểm và to lớn hơn các sinh vật biển cùng thời. Tổng cộng có 40 chỉ thương long đã từng được ghi nhận, trong đó mẫu vật lớn nhất dài tận 12 m.
Người bà con gần nhất của thương long trong thời hiện đại chính là loài rắn.
Các đặc điểm của con Yaguarasaurus regiomontanus này cho thấy nó thuộc về một chi thương long gọi là Plioplatecarpus, và là một con lớn so với các loài khác cùng chi.
Ảnh đồ họa tái hiện sinh vật cho thấy một con vật mình rồng, có vây giống vây của các bò sát biển cùng thời, đầu có mõm dài như cá sấu kèm với chiếc lưỡi rắn đáng sợ.
Theo các tác giả, sinh vật này là một phát hiện quan trọng bởi là thứ đã trỗi dậy sau một sự kiện tuyệt chủng trong kỷ Phấn Trắng.
Rất tiếc, cũng như mọi loài khủng long, dực long, ngư long và thương long khác, nó đã tuyệt chủng sau sự kiện tiểu hành tinh khổng lồ Chicxulub đâm vào Trái Đất 66 triệu năm trước.
Nghiên cứu về loài "rồng quái vật" mới này vừa được công bố trên tạp chí khoa học Journal of South American Earth Sciences.
Cá sấu hung tợn 'làm gỏi' trăn đá châu Phi Chỉ vì chọn sai thời điểm uống nước mà con trăn đá đã trở thành 'bữa trưa' của cá sấu. Bò sát đã có trên hành tinh chúng ta cách đây khoảng 300 triệu năm. Đến nay không ít loài bò sát vẫn còn tồn tại như rắn, trăn, thằn lằn hay cá sấu. Trong một nghiên cứu mới đăng trên Tạp chí...