Cà rốt vô cùng tốt nhưng bạn phải biết chắc điều này trước khi ăn
Nếu bạn lạm dụng cà rốt quá nhiều, những lợi ích “vàng” mà loại củ này mang lại cho bạn có thể sẽ biến thành “thảm họa” với sức khỏe của bạn.
1. Tác dụng tuyệt vời của cà rốt
Cà rốt rất giàu chất dinh dưỡng, protid, lipid, glucid và chất xơ, nhiều nguyên tố vi lượng và các vitamine, trong đó hàm lượng carotene là cao nhất (trong 100g cà rốt có tới 3,62mg carotene)
Cà rốt có khả năng điều tiết cơ năng sinh lý của cơ thể, tăng cường thể chất, tăng miễn dịch, kháng khuẩn, giải độc, làm hạ đường huyết, dự phòng tích cực các bệnh lý do thiếu vitamin A, cao huyết áp, vữa xơ động mạch, đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim, chống lão hóa,…
Tác dụng trẻ hóa
Cà rốt có chứa chất chống oxy hóa và vitamin A là những chất giúp trẻ hóa da, làn da sẽ khỏe mạnh, sáng hơn, chống nhăn và làm chậm quá trình lão hóa của da, trị tàn hang, nám má.
Phòng chống các bệnh tim mạch
Cà rốt chứa nhiều beta- carotene, alpha -carotene và lutein-những chất chống oxy hóa, giảm cholesterol máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch. Cà rốt cũng giàu chất xơ, rất tốt cho đường tiêu hóa.
Tốt cho răng miệng
Ăn cà rốt cải thiện sức khỏe răng miệng, làm sạch những mảng bám trên răng. Cắn cà rốt làm tăng quá trình sản xuất nước bọt, cân bằng độ axít, chống lại các vi khuẩn gây sâu răng.
Tốt cho gan
Cà rốt được coi là thực phẩm giải độc, trị mụn vì nó làm sạch gan. Cà rốt giúp giảm mật và chất béo dự trữ trong gan. Tuy nhiên nếu ăn quá nhiều cà rốt, sử dụng dài ngày sẽ gây hiện tượng thừa vitamin A, gây vàng da và hại gan.
Video đang HOT
2. Một số tác hại khôn lường của cà rốt
Nếu bạn lạm dụng cà rốt quá nhiều, những lợi ích “vàng” mà loại củ này mang lại cho bạn có thể sẽ biến thành “thảm họa” với sức khỏe của bạn.
Gây rối loạn kinh nguyệt
Phụ nữ ăn quá nhiều (hơn 0,5 lít nước ép cà rốt hoặc hơn 300g cà rốt/ngày) sẽ gây ra hiện tượng rối loạn kinh nguyệt, thậm chí là vô kinh một thời gian.
Do đó, bạn chỉ nên ăn với số lượng vừa phải, một tuần chỉ nên ăn 2-3 lần để hấp thu dinh dưỡng và giúp phát huy tối đa giá trị của nó có lợi nhất cho sức khỏe của bạn!
Mắc bệnh vàng da
Carotene – hoạt chất tạo nên màu vàng cam cho cà rốt. Nếu cơ thể bạn nạp quá nhiều chất carotene sẽ khiến da bị biến đổi thành màu vàng do gan bị nhiễm độc.
Gây táo bón
Tuy có lượng chất rất dồi dào nhưng chất xơ chứa trong cà rốt ở dạng không hòa tan, nếu ăn cà rốt quá nhiều mà không uống đủ nước sẽ làm chúng bị tắc nghẽn tại ruột và gây nên hiện tượng táo bón.
Chất hemoglobin trong cà rốt khi gặp natri trong cơ thể sẽ biến thành methemolobine – chất có thể khiến bạn bị ngộ độc.
Gây ngộ độc natri
Khi bạn ăn quá nhiều cà rốt sẽ khiến lượng methemolobine trong cơ thể sản sinh ra quá nhiều, cơ thể không thể xử lý kịp thời, gây ngộ độc.
Không những ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn mà nó còn có thể lấy đi tính mạng của bạn khi không sớm phát hiện và xử lý kịp thời.
Kim Ngưu (T/h) – Nguồn ảnh: Internet
Theo khoe365
Ăn cà chua với những thực phẩm này có thể thành 'độc dược'
Không phải thực phẩm nào cũng có thể kết hợp ăn cùng cà chua vì những phản ứng có hại có thể xảy ra, biến món ăn thành 'độc dược' cực kỳ hại sức khỏe.
Cà chua từ lâu ai cũng biết rất có lợi cho sức khỏe. Chất lycopene có trong cà chua là chất chống oxi hóa, giúp cơ thể chống lại nhiều bệnh tật và bệnh ung thư. Lycopene là loại chất cơ thể không tự tạo ra được mà chỉ bổ sung qua đường ăn uống...
Mỗi ngày nên uống 1 ly nước ép cà chua chin. trong 100g cà chua chín tươi sẽ đáp ứng được 13% nhu cầu hằng ngày về Vitamin A, 8% nhu cầu Vitamin B6, từ 33-50% nhu cầu Vitamin C. Ngoài ra, còn có Vitamin B1 (0.06mg), B2 (0.04mg), PP (0.5mg). Các chất bổ dưỡng như đạm, đường, chất béo và khoáng vi lượng Canxi, Sắt, Kali, Phosphor... rất tốt trong việc làm đẹp da, chống lão hóa, xóa các nếp nhăn, ngoài ra còn có khả năng chống các bệnh tim mạch...
Theo những nghiên cứu gần đây, cà chua còn có tác dụng ngăn chặn hiện tượng tắc nghẽn ở gan, phòng chống bệnh xơ gan.
Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng có thể kết hợp ăn cùng cà chua vì những phản ứng có hại có thể xảy ra, biến món ăn thành 'độc dược' cực kỳ hại sức khỏe.
Cà chua thường được chế biến làm salad, do đó việc kết hợp với dưa chuột là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên không nhiều người biết rằng một trong những món "đại kỵ" của cà chua chính là loại quả này. Ảnh minh họa: Internet
Dưa chuột: Cà chua thường được chế biến làm salad, do đó việc kết hợp với dưa chuột là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên không nhiều người biết rằng một trong những món "đại kỵ" của cà chua chính là loại quả này. Lý do là dưa chuột chứa một loại enzyme catabolic, sẽ phá hủy hàm lượng vitamin C có trong các loại rau khác. Trong khi đó, cà chua có chứa số lượng lớn vitamin C. Nếu bạn ăn hai loại thực phẩm với nhau, vitamin C trong cà chua sẽ bị phân hủy và bị phá hủy bởi các enzyme catabolic trong dưa chuột, khiến chúng chẳng còn bổ béo gì với sức khoẻ.
Khoai lang: Cà chua cũng rất "không ưa" các loại khoai, trong đó có khoai lang. Khi kết hợp với khoai lang, nó sẽ khiến hình thành chất khó tiêu, rất dễ dẫn đến đau bụng, tiêu chảy và rối loạn tiêu hóa.
Khoai tây: Tương tự như với khoai lang, dùng cà chua với khoai tây cũng sẽ làm khó tiêu, dẫn đến đau bụng, tiêu chảy và rối loạn tiêu hóa.
Cà rốt: Một số gia đình có thói quen hầm cà rốt cùng cà chua nhưng đây cũng không phải là sáng tạo hay ho. Vì cà rốt chứa enzym phân giải vitamin C có trong cà chua, đồng thời khi dùng chung hai loại thực phẩm này sẽ làm giảm các thành phần dinh dưỡng của nhau, không tốt như bạn nghĩ.
Cà chua chứa acid tannic, có thể hình thành chất khó tiêu trong dạ dày, gây tắc nghẽn đường ruột khi sử dụng cùng bia rượu. Ảnh minh họa: internet
Gan lợn: Cà chua chứa nhiều vitamin C, gan heo chứa nhiều nguyên tố đồng, sắt, có thể làm oxy hóa vitamin C trong cà chua, làm mất đi lợi ích vốn có của loại quả này.
Bia, rượu: Cà chua chứa acid tannic, có thể hình thành chất khó tiêu trong dạ dày, gây tắc nghẽn đường ruột khi sử dụng cùng bia rượu.
Không nên ăn hạt cà chua: Hạt cà chua cũng như hạt ổi, trong đường ruột, không tiêu hoá được. Trong quá trình vận chuyển thức ăn của đường ruột, người ta sợ nó lọt vào ruột thừa dễ gây viêm ruột thừa. Không nên cho trẻ ăn những thực phẩm có nhiều hạt, đặc biệt là những hạt có kèm theo chất camen dễ gây táo bón, trẻ lại nhiều giun thì dễ biến chứng thành thắt ruột do giun, không lợi cho sức khoẻ.
Không ăn cà chua khi đói: Bởi chất pectin và nhựa phenolic chứa nhiều trong cà chua. Khi bạn ăn cà chua vào những lúc đói, những chất này có thể phản ứng với a-xít, ảnh hưởng lớn đến dạ dày. Dạ dày tiêu thụ những chất này có thể gây nên tình trạng nôn mửa, đau bụng. Chính vì vậy, không nên ăn cà chua trong khi đói, nhất là đối với những trường hợp giảm béo với cà chua, cần phải cân nhắc kĩ lưỡng khi sử dụng.
Không dùng cà chua nấu chín trong thời gian dài: Bởi khi sử dụng cà chua đã bị nấu chín kĩ hoặc để trong thời gian dài, dinh dưỡng và hương vị sẽ bị mất đi. Bên cạnh đó, nếu ăn phải cà chua không còn chất dinh dưỡng có thể gây nên tình trạng ngộc độc thực phẩm, không tốt cho sức khỏe.
Cà chua chưa chín có chứa số lượng lớn các yếu tố "alkaloid" nếu tiêu thụ sẽ dễ gây ngộ độc thực phẩm nhiều hơn. Ảnh minh họa: Internet
Không ăn cà chua xanh: Cà chua chưa chín có chứa số lượng lớn các yếu tố "alkaloid" nếu tiêu thụ sẽ dễ gây ngộ độc thực phẩm nhiều hơn. Các triệu chứng ngộ độc do ăn cà chua xanh thường là buồn nôn, nôn mửa, tiết nước bọt, yếu sức, mệt mỏi và các triệu chứng khác... thậm chí trường hợp nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng. Còn khi cà chua chín, các chất độc hại trong cà chua có tên là "alkaloid" sẽ giảm dần và sẽ biến mất trong cà chua chín đỏ. Vì vậy, với những quả cà chua màu xanh lá cây chưa chín, tuyệt đối không nên thưởng thức.
Không ăn quá nhiều cà chua: Bởi ăn quá nhiều cà chua có thể dẫn tới hiện tượng cơ thể không dung nạp loại thực phẩm này dù chỉ một lượng nhỏ. Nếu tình trạng không được chữa kịp thời, để lâu ngày, bệnh kéo dài sẽ dẫn tới các bệnh nghiêm trọng hơn về đường tiêu hóa như đau dạ dày và bí khí. Triệu chứng của hiện tượng này ở mỗi người là khác nhau. Nếu cơ thể không hấp thụ khoai tây, ớt hay hạt tiêu thì cũng không thể dung nạp cà chua.
Theo Tiền Phong
7 thực phẩm nên dùng khi bị cảm lạnh Ngay khi có các dấu hiệu của cảm lạnh, hãy chọn những thực phẩm sau mà ăn nhé, theo Reader. Trà lạnh chứa chất chống ô xy hóa nhiều hơn trà nóng - SHUTTERSTOCK Súp gà, phở gà Ăn một bát phở gà không chỉ là đem đến sự thoải mái cho bạn khi bạn bị cảm lạnh, nó còn cung cấp nhiều...