Cà rốt bảo vệ dạ dày
Cà rốt có thể giúp phòng chống nhiều bệnh tật khác nhau, theo Hãng tin ANI dẫn nguồn từ các chuyên gia y tế. Đó là nhờ cà rốt chứa nhiều vitamin và khoáng chất, ngoài những dưỡng chất quan trọng khác.
Tiến sĩ Mian Iftikhar, một chuyên gia y tế Ấn Độ, cho biết cà rốt – đặc biệt là nước ép cà rốt – tốt hơn cho sức khỏe dạ dày và đường tiêu hóa, đồng thời có thể giúp đối phó với nhiều vấn đề về tiêu hóa khác như rối loạn dạ dày, loét dạ dày tá tràng, viêm dạ dày, bệnh Crohn (bệnh viêm mạn tính ảnh hưởng đến đường tiêu hóa), tiêu chảy… Nước ép cà rốt, kết hợp với cải bó xôi và một ít nước chanh, có thể điều trị hiệu quả chứng táo bón, ông Iftikhar cho biết thêm. Nước ép cà rốt còn có tác dụng làm sạch ruột.
Bác sĩ gia đình, tiến sĩ Syed Hasnain Ali Johar, cho biết sử dụng cà rốt hợp lý sẽ giúp chống béo phì, ngộ độc máu, bệnh nướu răng, mất ngủ, viêm thận, túi mật, gan, bệnh Alzheimer, viêm loét đại tràng và đi tiểu đau buốt.
Video đang HOT
Tiến sĩ Johar cho biết, cà rốt chứa nhiều vitamin A, C, D, E, K, B1 và B6. Cà rốt cũng giàu biotin, kali, can xi, ma giê, phốt pho, natri hữu cơ và một số khoáng chất khác. Vị bác sĩ này còn cho hay, cà rốt có thể giúp nâng cao chất lượng sữa mẹ, cải thiện làn da, tóc và móng tay.
Ông Johar lưu ý rằng món canh, súp cà rốt được cho là phương thuốc tự nhiên hữu hiệu điều trị tiêu chảy, đồng thời cung cấp chất lỏng chống tình trạng mất nước, bổ sung dưỡng chất sodium, kali, can xi, phốt pho, lưu huỳnh và ma giê.
Nhất Linh
Theo thanh niên
Nguyên nhân và cách phòng ngừa viêm dạ dày
Điều trị viêm dạ dày tùy thuộc vào nguyên nhân, và phần lớn các nguyên nhân dễ chẩn đoán và điều trị.
Dấu hiệu và triệu chứng
- Cảm giác cồn cào hoặc đau rát (khó tiêu) ở bụng trên, một số người mô tả như có vị chua hoặc nóng rát dạ dày. Ăn có thể gây nặng hơn hoặc cải thiện được những khó chịu.
- Buồn nôn.
- Nôn.
- Chán ăn.
- Ợ hoặc chướng bụng
- Cảm giác đầy vùng bụng trên sau khi ăn.
Ở phần lớn các trường hợp, các dấu hiệu và triệu chứng viêm dạ dày là tương đối nhẹ và trong thời gian ngắn. Đôi khi, viêm dạ dày có thể gây xuất huyết dạ dày, nhưng ít khi nặng trừ khi cũng bị loét niêm mạc dạ dày. Dấu hiệu xuất huyết dạ dày bao gồm nôn ra máu (có thể giống màu bã cà phê), và phân có máu (thường màu đen hoặc như hắc ín).
Viêm dạ dày xảy ra đột ngột được gọi là viêm dạ dày cấp. Trong giai đoạn cấp của bệnh, viêm dạ dày gây buồn nôn và đau hoặc khó chịu vùng bụng trên. Viêm dạ dày tiến triển từ từ được gọi là viêm dạ dày mạn, các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh có thể khác với dấu hiệu và triệu chứng của viêm dạ dày cấp. Bạn có thể đau âm ỉ vùng bụng trên, cảm giác đầy bụng và chán ăn sau vài miếng ăn. Với nhiều người, viêm dạ dày mạn thực sự không có dấu hiệu và triệu chứng nào.
Nguyên nhân
- Nhiễm H. pylori. Là nguyên nhân của phần lớn các trường hợp loét dạ dày.
- Thường xuyên dùng thuốc giảm đau. Một số thuốc - cụ thể là thuốc chống viêm phi steroid như aspirin, ibuprofen (Advil, Motrin, ...), naproxen (Aleve) và ketoprofen (Orudis) - có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày.
- Uống quá nhiều rượu. Rượu có thể kích thích và ăn mòn lớp nhầy lót dạ dày. Nghiện rượu có thể làm tăng viêm dạ dày.
Stress làm tăng sản sinh axít dạ dày và tiêu hóa chậm, gây rối loạn dạ dày. (ảnh minh họa)
- Sử dụng cocain. Cocain có thể gây tổn thương dạ dày, dẫn tới xuất huyết dạ dày và viêm dạ dày.
- Stress. Stress nặng do đại phẫu, tổn thương do chấn thương, bỏng hoặc nhiễm trùng nặng có thể gây viêm dạ dày, cùng với loét và xuất huyết dạ dày.
- Rối loạn tự miễn. Một loại viêm dạ dày (viêm teo dạ dày) có thể do rối loạn tự miễn khi hệ miễn dịch tấn công các tế bào khỏe mạnh của niêm mạc dạ dày. Điều này làm cho niêm mạc dạ dày từ từ mỏng đi (teo). Lần lượt, dạ dày sản sinh acid ít hơn. Viêm teo dạ dày nặng và thiếu máu ác tính thường đi kèm nhau và hay gặp nhất ở người già. Viêm teo dạ dày là dạng viêm dạ dày mạn tính và hiếm khi gây các triệu chứng dạ dày-ruột.
- Bệnh Crohn. Bệnh đường ruột này gây viêm mạn tính niêm mạc đường tiêu hóa - hiếm khi gặp ở dạ dày (viêm dạ dày). Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh Crohn, thường là đau và tình trạng suy nhược, bao gồm đau bụng và tiêu chảy toàn nước.
- Xạ trị liệu và hóa trị liệu. Các liệu pháp điều trị ung thư như hóa trị liệu và xạ trị liệu có thể gây viêm niêm mạc dạ dày, dẫn tới loét và viêm dạ dày.
- Bệnh trào ngược mật.
Các dạng viêm dạ dày ít gặp khác do bệnh toàn thân như suy gan hoặc suy thận.
Phòng ngừa
Phòng ngừa viêm dạ dày tùy thuộc vào nguyên nhân gây viêm. Để giúp ngăn ngừa viêm dạ dày, và các rối loạn tiêu hóa nói chung:
- Ăn nhiều bữa nhỏ. Nếu bạn thường xuyên khó tiêu, ăn nhiều bữa nhỏ để đệm cho chất tiết acid dạ dày. Ngoài ra, tránh ăn các thực phẩm kích thích như gia vị, cam quít hoặc thực phẩm có nhiều gia vị nếu bạn bị viêm hoặc loét dạ dày.
Cố gắng tập luyện ít nhất 30 phút vào hầu hết các ngày trong tuần.
- Hạn chế hoặc tránh uống rượu.
- Không hút thuốc lá.
- Thay thuốc giảm đau. Nếu có thể, tránh dùng thuốc chống viêm phi steroid - aspirin, ibuprofen, ketoprofen và naproxen. Thay vào đó, thay thuốc giảm đau chứa acetaminophen.
- Tuân thủ khuyến nghị của bác sĩ. Bác sĩ có thể khuyên bạn dùng thuốc giảm độ axít dạ dày hoặc thuốc chẹn axít không cần đơn để ngăn ngừa tái phát viêm dạ dày.
Tự chăm sóc
- Thực hiện thói quen ăn uống lành mạnh. Cái gì bạn ăn cũng quan trọng như cách mà bạn ăn. Ăn các khẩu phần vừa phải, ăn nhiều bữa, và thư giãn khi ăn.
- Duy trì cân nặng khỏe mạnh. Ợ nóng, chướng bụng và táo bón thường gặp nhiều hơn ở người thừa cân.
- Tập luyện nhiều. Tập luyện làm tăng nhịp thở và nhịp tim, là hoạt động có lợi nhất mà bạn có thể làm để tiêu hóa tốt. Tập thể dục kích thích hoạt động của các cơ đường ruột, giúp đẩy chất cặn bã xuống ruột nhanh hơn. Cố gắng tập luyện ít nhất 30 phút vào hầu hết các ngày trong tuần.
- Hạn chế stress. Stress làm tăng sản sinh axít dạ dày và tiêu hóa chậm, gây rối loạn dạ dày.
Theo SKDS
Những chứng bệnh từ bia Bia hàm chứa phong phú thành phần dinh dưỡng như các loại đường, vitamin, acid amino, muối vô cơ và nhiều loại vi lượng..., được gọi là "bánh mỳ dịch thể". Nhưng những nghiên cứu y học mới đây cho thấy nếu uống nhiều trong thời gian dài sẽ gây ra " bệnh bia". Bệnh tim bia Trong nước giải khát các loại...