Cà phê Sơn La thơm mùi hoa, ít vị đắng sắp tấn công “chợ” thế giới
Những ngày này, đi dọc theo Quốc lộ 6 hướng từ huyện Mai Sơn lên TP.Sơn La, đâu đâu cũng thấy cảnh bà con nông dân tấp nập thu hoạch cà phê. Khắp nương vườn nhộn nhịp tiếng nói cười vui vẻ, chuyện trò rôm rả vì cà phê năm nay được giá…
Ăn ngon ngủ yên từ khi trồng cà phê
Tỉnh Sơn La có gần 18.000ha cà phê, được trồng trên các sườn dốc, chỏm đồi ở độ cao 600-1.200m so với mặt nước biển. Đây là một trong những cây trồng chủ lực mang lại nguồn thu nhập ổn định cho hàng ngàn nông dân, trồng tập trung ở các huyện Mai Sơn, Thuận Châu và TP.Sơn La, với sản lượng cà phê mỗi năm ước đạt hơn 60.000 tấn. Giá cà phê thời điểm hiện tại dao động từ 7.000-7.500 đồng/kg quả tươi, ổn định so với năm ngoái.
Những ngày này, trên khắp các sườn đồi hay nương vườn ở Sơn La, đâu đâu cũng tấp nập nông dân thu hái cà phê. Ảnh: Q.Đ
“10 tháng đầu năm 2018, giá trị xuất khẩu nông sản của tỉnh Sơn La đã đạt 115 triệu USD, trong đó các mặt hàng nông sản chủ lực như cà phê, tinh bột sắn, chè đường đã được xuất khẩu tới 12 thị trường trên thế giới. “Giải pháp cơ bản của Sơn La là ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, bảo đảm xúc tiến mở rộng thị trường xuất khẩu”.
Ông Cầm Ngọc Minh – Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La
Vẫn luôn tay thu hái cà phê, nông dân Quàng Văn Chiến ở bản Hùn (xã Chiềng Cọ, TP.Sơn La) chia sẻ với chúng tôi: So với mọi năm, cà phê năm nay được giá nhưng quả không sai lắm. Nếu như các năm trước, mỗi ha cà phê cho năng suất trung bình từ 15 – 20 tấn quả tươi, thì năm nay chỉ được khoảng 10 tấn đổ lại. Tuy nhiên, do giá bán ổn định, trên 7.000 đồng/kg nên so với cây ngô, cây sắn, trồng cà phê vẫn lãi gấp nhiều lần.
“Bao nhiêu cà phê thu hái từ trên nương về đều được thương lái thu mua hết, nhiều hộ gia đình còn hợp đồng với các doanh nghiệp chế biến bao tiêu sản phẩm, nên bà con trồng cà phê bây giờ rất yên tâm, không còn lo đầu ra như trước” – ông Chiến nói.
Mấy năm nay, nhận thấy giá cà phê ổn định nên nhiều hộ nông dân Sơn La đã mạnh dạn chuyển đổi một số diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng cà phê. Năm nào cũng vậy, cứ vào mùa thu hoạch là nhiều lao động nông nhàn ở một số địa phương lại đổ về đây hái thuê cà phê cho các chủ vườn.
Anh Cà Văn Thành – nông dân trồng cà phê ở TP.Sơn La cho biết: “Gia đình có 2ha cà phê, vì thế mùa thu hoạch năm nào cũng phải thuê 4-5 công nhân thu hái. Giá thuê thu hái hiện khoảng 150.000 đồng/người/ngày, còn nếu hái khoán thì 1.500-2.000 đồng/kg. Có ngày mỗi nhân công thu hái được vài tạ cà phê, thu nhập lên tới vài trăm ngàn đồng” – anh Thành cho hay.
Quyết tâm ghi dấu ấn trên bản đồ cà phê thế giới
Video đang HOT
Ngày 8.11 vừa qua Công ty CP Phúc Sinh (Phúc Sinh Group) đã khánh thành và đưa vào hoạt động nhà máy chế biến cà phê Phúc Sinh Sơn La tại Bản Mạt, xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn. Nhà máy này có quy mô 45ha, giai đoạn 1 đã hoàn thành sau 8 tháng thi công với vốn đầu tư trên 100 tỷ đồng, công suất 20.000 tấn cà phê tươi/năm. 100% công nhân, lao động trong nhà máy là người địa phương.
Nhiều nông dân thu hái cà phê về tách vỏ phơi khô rồi mới bán. Dù vất vả hơn nhưng được thêm vài giá khi bán cho các thương lái. Ảnh: Q.Đ
Đây là lần đầu tiên một nhà máy chế biến cà phê đạt tiêu chuẩn toàn cầu BRC và trang trại theo tiêu chuẩn UTZ được xây dựng và triển khai tại Sơn La, dù đây là một trong 3 vùng trồng cà phê Arabica lớn nhất ở nước ta. Nhà máy Phúc Sinh có công nghệ chế biến cà phê ướt hiện đại theo công nghệ của Colombia, sẽ sản xuất và chế biến các loại cà phê để xuất khẩu và phục vụ tiêu dùng trong nước.
Ông Hoàng Văn Chất – Bí thư Tỉnh ủy Sơn La cho biết, mặc dù nhà máy cà phê Phúc Sinh Sơn La hiện mới chế biến được khoảng 15% sản lượng cà phê của tỉnh, nhưng việc đưa nhà máy này vào hoạt động sẽ giúp đưa sản phẩm cà phê của Sơn La đến nhiều thị trường thế giới hơn qua hệ thống phân phối cũng như đối tác của Công ty Phúc Sinh. Đây cũng là động lực để thu hút các doanh nghiệp đầu tư mạnh mẽ hơn vào lĩnh vực nông nghiệp tại Sơn La.
Với sức sống mãnh liệt, không phải chịu cảnh cao nguyên khô hạn khi vào mùa như ở Tây Nguyên, cây cà phê Arabica ở Sơn La cho quả có mùi thơm hương hoa, ít vị đắng, được nhiều khách hàng xếp vào hạng cà phê đặc biệt – Specialty Coffee, sánh ngang với những cái tên danh tiếng trên bản đồ cà phê thế giới.
Ông Phan Minh Thông – Chủ tịch HĐQT Phúc Sinh Group cho biết, cùng với việc xây dựng nhà máy chế biến, Phúc Sinh sẽ phối hợp chính quyền địa phương nâng tầm giá trị của cà phê Sơn La bằng việc xây dựng thương hiệu Blue Sơn La.
“Nhờ sự giúp đỡ nhiệt tình của lãnh đạo và chính quyền tỉnh, tôi đã tiến hành xây dựng nhà máy với thời gian rất nhanh, chỉ 8 tháng. Ngày 28.9 khai trương nhà máy và hôm nay bắt đầu chạy để mang sản phẩm cà phê Sơn La ra thế giới trong thời gian sớm nhất. Đây cũng là nhà máy quy mô bài bản nhất trong hệ thống Phúc Sinh” – ông Thông nói.
Theo Danviet
Mùa thu hoạch cà phê Sơn La, được bao nhiêu thương lái "khuân" hết
Dù đã vào cuối vụ, song giá cà phê tươi ở Sơn La vẫn đang dao động từ 7.000 - 7.500 đồng/kg, ổn định so với năm ngoái. Với mức giá trên, người nông dân trồng cà phê đang có lãi nên bà con gấp rút thu hoạch những diện tích còn lại, sớm kết thúc vụ thu hoạch.
Những ngày này, dọc Quốc lộ 6 theo hướng đi từ huyện Mai Sơn lên thành phố Sơn La qua Thuận Châu, đâu đâu cũng bắt gặp cảnh bà con nông dân Sơn La đang khẩn trương kết thúc vụ thu hoạch cà phê. Bởi vậy, khắp nương vườn luôn nhộn nhịp tiếng nói, tiếng cười vui vẻ, chuyện trò rôm rả.
Những ngày này, trên khắp các sườn đồi hay nương vườn, đâu đâu cũng tấp nập cảnh nông dân thu hái cà phê
Tỉnh Sơn La có gần 18.000 ha cà phê, được trồng trên các sườn dốc, chỏm đồi ở độ cao 600m - 1.200m so với mặt nước biển. Đây là một trong những cây trồng chủ lực mang lại nguồn thu nhập ổn định cho hàng ngàn người nông dân. Sản lượng cà phê ước đạt hơn 60.000 tấn, trồng tập trung chủ yếu ở các huyện Mai Sơn, Thuận Châu và Thành phố Sơn La...
Giá cà phê thời điểm hiện tại đang dao động từ 7.000 - 7.500 đồng/kg quả tươi. Tranh thủ thời tiết thuận lợi, được giá bán cà phê, bà con nông dân đang gấp rút thu hái để bán.
Già đình ông Quàng Văn Chiến tranh thủ thu hái cà phê.
Đang tất bật hái cà phê, nông dân Quàng Văn Chiến, bản Hùn (xã Chiềng Cọ, Thành phố Sơn La), chia sẻ: So với mọi năm cà phê năm nay được giá nhưng quả không sai lắm. Tuy vậy, bà con nông dân vẫn phấn khởi vì được giá.
Ông Chiến cho hay: Nếu như các năm trước, ước tính mỗi ha cà phê cho năng suất trung bình từ 15 tấn đến 20 tấn quả tươi, thì năm nay chỉ được khoảng 10 tấn đổ lại, có giá bán trên 7.000 đồng/kg. So với cây ngô, cây sắn, trồng cà phê vẫn lãi gấp nhiều lần. Bao nhiêu cà phê thu hái từ trên nương về đều được thương lái thu mua hết, nhiều hộ gia đình còn hợp đồng với các doanh nghiệp chế biến bao tiêu sản phẩm, nên bà con trồng cà phê bây giờ rất yên tâm, không còn lo đầu ra như trước.
Những vườn cà phê chín đỏ vào cuối vụ
Mấy năm nay giá cà phê ổn định, nhiều người nông dân Sơn La đang tích cực chuyển đổi một số diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng cà phê. Năm nào cũng vậy, cứ vào mùa thu hoạch cà phê nhiều lao động nông nhàn ở một số địa phương đổ về thu hái thuê cà phê cho các chủ vườn để kiếm thêm thu nhập.
Anh Cà Văn Thành, một nông dân trồng cà phê ở TP. Sơn La, cho biết: Gia đình có 2 ha cà phê, vào mùa thu hoạch năm nào cũng thuê 4 - 5 lao động để thu hái với mức giá 150.000 đồng/ngày, còn nếu hái khoán thì 1.500 đồng - 2.000 đồng/kg. Có ngày mỗi nhân công thu hái được vài tạ cà phê.
Việc thu hái cà phê chủ yếu bằng thủ công, sau đó cà phê được chở bằng xe máy ra các điểm tập kết bán cho thương lái.
Sơn La là tỉnh miền núi nằm ở phía Tây Bắc, với đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm hai mùa rõ rệt, mùa đông lạnh khô, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều, rất thuận lợi để phát triển nông nghiệp. Những năm gần đây, tỉnh Sơn La đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất dốc, thay thế cây trồng hiệu quả thấp sang trồng các loại cây giá trị kinh tế cao, trong đó có cà phê.
Hiện nay, cà phê đang được trồng tập trung thành vùng chuyên canh, áp dụng khoa học công nghệ, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất. Với đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng tại Sơn La, cây cà phê Arabica được trồng tại mảnh đất này cho hương vị thơm ngon đặc biệt, được nhiều khách hàng đánh giá cao.
Tuy cà phê không được mùa như các năm nhưng người nông dân trồng cà phê vẫn phấn khởi vì giá cà phê ổn định.
Thông tin đáng chú ý là mới đây, nhà máy chế biến cà phê Phúc Sinh Sơn La đã chính thức khai trương, đi vào hoạt động với công suất 20.000 tấn quả tươi/năm. Nhà máy này sẽ là đầu mối sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm cà phê cho bà con nông dân Sơn La.
Nhằm "ghi tên" cà phê Sơn La trên bản đồ cà phê thế giới, tỉnh Sơn La đã có kế hoạch đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tiêu thụ nông sản, thu hút đầu tư phát triển thêm nhiều nhà máy chế biến tại địa phương, kết nối thị trường tiêu thụ trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu, nâng cao hiệu quả sản xuất cà phê.
Theo đánh giá của người trồng cà phê, so với những vụ năm trước quả không sai lắm.
Thời điểm này cà phê đã bước vào cuối vụ
Nhiều nông dân thu hái cà phê về tách vỏ phơi khô rồi mới bán. Mặc dù vất vả hơn nhưng lại được thêm vài giá khi bán cho các thương lái.
Theo Danviet
Sơn La: Khi cả cán bộ và dân cùng xắn tay, làng, bản đẹp thế này đây Những con đường bê tông phẳng lỳ, thẳng tắp, xuyên qua các bản, lên tận những dãy đồi phủ kín rừng cây ăn quả xanh mướt. Những ngôi nhà vững chãi, tường xây kiên cố; điện, đường, trường, trạm... được xây dựng khang trang, đó là minh chứng cho sự đổi thay ở xã Nông thôn mới - Hát Lót (huyện Mai Sơn,...