Cà phê muối xứ Huế
Ly cà phê là sự kết hợp của vị ngọt, đắng, mặn nhờ được pha với sữa lên men và muối tinh.
Đến Huế, du khách có thể chọn quán cà phê sân vườn trên đường Đặng Thái Thân, gọi ly cà phê muối và hòa mình trong nhịp sống trầm mặc của người dân cố đô.
Thức uống gồm sữa đặc bên dưới, thêm lớp sữa lên men với muối và trên cùng là phin cà phê nhôm truyền thống. Sau khi chờ khoảng 3 phút, màu sắc ly cà phê dần biến đổi khi giọt cà phê đen rơi dần xuống lớp kem muối trắng tinh. Thực khách khuấy đều, thả thêm đá viên là có thể thưởng thức.
Ban đầu, người uống có thể cảm thấy chưa quen. Hương vị khác lạ được tạo nên từ vị ngọt của sữa, chút đắng của cà phê và vị mặn của muối hòa quyện lại với nhau. Muối có vai trò trung hòa, làm bật lên vị ngọt của sữa và tiết chế cà phê đắng. Bí quyết của một ly cà phê ngon là lượng muối vừa đủ, khiến cho hương vị đồ uống thêm béo và đậm đà.
Mỗi ly cà phê có giá 15.000 đồng. Bạn có thể chọn quán có phong cách bình dân ở đường Nguyễn Lương Bằng. Ảnh: Ngân Dương
Cà phê muối xuất hiện tại Huế cách đây 10 năm, khi vợ chồng chị Hương muốn mở quán cà phê và bắt đầu tìm kiếm ý tưởng. Chị tình cờ đọc được câu chuyện tình về đôi trai gái đã chọn quán cà phê cho lần hẹn đầu tiên. Do quá căng thẳng, chàng trai gọi phục vụ cho thêm ít muối vào ly cà phê. Sau này họ kết hôn, mỗi sáng người vợ đều pha cho chồng ly cà phê có thêm chút muối. Khi người chồng mất, ông để lại lá thư cho vợ có đoạn viết, ông chưa bao giờ thích uống cà phê muối, nhưng vẫn uống mỗi khi vợ pha vì muốn cả cuộc đời được ở bên vợ.
Video đang HOT
Được truyền cảm hứng từ câu chuyện đó, vợ chồng chị Hương bắt đầu thử nghiệm pha chế và bán món cà phê lạ này. Ban đầu, anh chị cũng gặp khó khăn khi mọi người đều nghĩ đây là ý tưởng kỳ lạ. Sau đó, chị tiếp thu phản hồi của khách và cải thiện công thức pha chế. Dần dần, quán trở nên đông khách, nhiều người hiếu kỳ đến thử và yêu thích. “Tôi cảm thấy may mắn vì đồ uống này được nhiều người lựa chọn khi tới Huế. Có nhiều lời ngỏ ý muốn mua lại công thức nhưng tôi không bán vì muốn giữ lại như một nét riêng của ẩm thực xứ Huế”, chị nói. Mỗi ngày, quán chị bán từ 500 đến 700 ly cà phê.
Hiện nay, cà phê muối đã xuất hiện tại nhiều nơi ở Huế và Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM. Giá thành từ 27.000 – 35.000 đồng mỗi ly….. Ảnh: Ngân Dương
“Uống lần đầu không cảm thấy thích, nhưng càng uống càng nghiện. Vị cà phê mặn mặn, béo mà không hề ngấy. Ngoài ra giá 15.000 đồng mình thấy rất rẻ, lúc nào thời tiết mưa buồn là mình lại nhớ tới cà phê muối”, Thảo Anh, một thực khách tới đây chia sẻ.
Quán bar ở Nhật Bản cấm trò chuyện
Đưa ra quy định khách không được nói chuyện, chỉ trao đổi thông tin bằng chữ viết, quán bar Decameron trở thành điểm hút khách trong mùa dịch.
Tọa lạc tại phố đèn đỏ Shinjuku ở Kabukicho - khu vui chơi náo nhiệt bậc nhất Tokyo (Nhật Bản) - quán bar mới mở Decameron gây ấn tượng bởi không khí yên ả lạ thường, đến mức người ta có thể nghe thấy tiếng bút chì sột soạt trên giấy.
Giữa hàng nghìn quán bar sôi động tại Kabukicho, Decameron lại có phong cách khác biệt cùng quy định kỳ lạ: không ai được nói chuyện ở đây. Thay vì trò chuyện với nhân viên pha chế hay người ngồi cạnh trên những chiếc ghế trước quầy bar, khách đến đây chỉ được trao đổi thông tin bằng cách viết ra giấy.
Trong thời gian dịch bệnh bùng phát, chính phủ Nhật Bản luôn xem Kabukicho là nơi có nguy cơ lây nhiễm virus corona cao. Do đó, lượng khách hàng tới đây đã giảm mạnh từ khi dịch Covid-19 xuất hiện. Việc mở một quán bar mới ở thời điểm này bị cho là khó hiểu, nhất là khi chính quyền yêu cầu các hàng quán giảm thời gian kinh doanh để chống dịch.
Bất chấp nhiều mối lo, Decameron đã khai trương vào ngày 22/7. Quán bar yêu cầu khách giao tiếp bằng chữ viết như một biện pháp giảm bớt lo ngại nhiễm bệnh khi uống rượu trong một không gian kín, chật chội.
Quán được trang bị nước rửa tay cho khách. Mỗi người đều sử dụng sổ tay và bút chì riêng biệt để ghi lại suy nghĩ của bản thân. Trong suốt thời gian ghi chép, họ thậm chí có thể nghe thấy tiếng tủ lạnh kêu ro ro và tiếng bút chì trên giấy bởi không khí thực sự yên ắng.
Các loại đồ uống được ghi trên tấm bảng đen phía sau bóng đèn lớn. Tất cả đồ uống gồm bia, rượu, cà phê, mojitos và Negronis đều có giá 1.000 yen (9,45 USD) và phí vào cửa là 500 yen. Khách hàng có quyển sổ để ghi tên món cùng tất cả những điều họ muốn giãi bày.
Bên cạnh mục đích phòng dịch, hình thức trao đổi thông tin kỳ lạ tại quán bar này còn nhằm giúp khách hàng được suy ngẫm về cách mình giao tiếp hàng ngày. Trong khi nhiều quán bar tại khu vực này đã phải tạm đóng cửa, thậm chí phá sản vì dịch, việc kinh doanh của Decameron lại đang phát triển theo chiều hướng khá tốt.
Ông Sato (phóng viên) tỏ ra thích thú với quán bar đặc biệt. Ông trao đổi với người pha chế về món đồ uống mình chọn và vài điều thắc mắc. Quá trình này mất 10-15 phút. Nhiều người cho rằng cách giao tiếp này quá mất thời gian, song ông Sato hài lòng với trải nghiệm mới lạ.
Các nhà tù Thái Lan sẽ thành điểm du lịch? Bộ trưởng Tư pháp Thái Lan Somsak Thepsutin cho biết, nước này có kế hoạch biến 72 nhà tù trên khắp đất nước thành điểm thu hút khách du lịch, tờ Bangkok Post đưa tin. Ảnh minh họa Tại những nhà tù này sẽ có các cuộc thi "nấu ăn và pha chế rượu" và các cửa hàng, nơi du khách có thể...