Cà phê, lúa gạo hết cảnh “đói” vốn
Vừa qua, dự án trị giá 238 triệu USD đã được vay từ Ngân hàng Thế giới (WB) đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Theo đó, số vốn vay này đã được quyết định đầu tư vào ngành hàng lúa gạo và cà phê. Trao đổi với NTNN, TS Cao Thăng Bình, chuyên gia nông nghiệp cho rằng, 2 ngành này đang rất “đói” vốn nên dự án trên sẽ có rất nhiều ý nghĩa.
Theo ông, vì sao số vốn vay này lại được quyết định đầu tư vào lúa gạo và cà phê?
- Lúa gạo và cà phê là 2 lĩnh vực mũi nhọn của nông nghiệp, mỗi ngành đem về cho đất nước hàng tỷ USD/năm từ xuất khẩu. Tuy nhiên, cả 2 ngành hàng đang phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt với các nước mới bước vào thị trường xuất khẩu lúa gạo như Myanmar, Campuchia, chưa kể nước có truyền thống như Thái Lan, trong khi đa phần nông dân sản xuất quy mô nhỏ lẻ, manh mún, chưa chú trọng đầu tư cho chất lượng.
Theo thống kê, hệ số sử dụng tài nguyên của Việt Nam rất cao, trồng lúa phải sử dụng nhiều nước tưới, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật…, dẫn đến hiệu quả thấp, tính cạnh tranh kém. So với các nước trong khu vực, tỷ suất lợi nhuận trồng lúa trên 1ha thấp nên đời sống người trồng lúa gạo nước ta rất bấp bênh; đa phần khách hàng các nước chỉ biết đến gạo Việt Nam bởi giá rẻ. Tương tự như lúa gạo, sản xuất cà phê cũng gặp phải những hạn chế, rào cản về vốn, kỹ thuật, thị trường… nên rất cần có những chiến lược dài hơi, căn bản để vực dậy hai ngành này.
Video đang HOT
Để nâng cao lợi nhuận cho nông dân thêm 30% cần sớm giúp nông dân tiếp cận tín dụng. Ảnh: T.X
Để triển khai Dự án VnSAT với mục tiêu tăng lợi nhuận cho người trồng lúa, cà phê thêm 30%, hiện Ngân hàng Đầu tư Phát triển Việt Nam (BIDV) đã được Chính phủ chọn làm ngân hàng bán buôn, quản lý và cho vay lại số vốn tín dụng tương đương 105 triệu USD. BIDV sẽ chọn khoảng 10 ngân hàng thương mại khác triển khai cho nông dân vay trong thời gian tới”. TS Cao Thăng Bình
Dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững (VnSAT) đang được kỳ vọng rất lớn, theo ông khoản vốn vay từ WB để triển khai dự án VnSAT liệu có giải quyết được nhưng tồn tại của 2 ngành hàng này?
- Chúng tôi đánh giá rất cao dự án VnSAT và tin tưởng khi triển khai sẽ khắc phục các điểm yếu của ngành lúa gạo, cà phê. Các tồn tại về chất lượng lúa gạo, sự phung phí sử dụng nước ngầm, sử dụng quá mức phân bón, thuốc bảo vệ thực vật ở ĐBSCL sẽ được cải thiện.
Một tín hiệu vui đã tới với người dân ở vùng trồng lúa và cà phê lớn nhất nước là ĐBSCL và Tây Nguyên khi mới đây, các định chế tài chính đã cam kết sẽ hỗ trợ thủ tục cho nông dân để giải ngân khoản tín dụng vay lại của WB một cách nhanh nhất. Tuy nhiên, để khắc phục được những tồn tại như tôi phân tích ở trên, rất cần có sự tuyên truyền rộng rãi, vào cuộc của các cơ quan chuyên môn như khuyến nông, ngành bảo vệ thực vật địa phương.
Để tạo đột phá cho người dân trồng lúa và cà phê, theo ông cần có giải pháp gì để giúp họ tiếp cận được vốn tín dụng giá rẻ của dự án?
- Hiện toàn bộ các hợp phần của dự án đã được thiết kế xong và bước vào giai đoạn triển khai. Tôi cho rằng, về thủ tục cho vay, các ngân hàng cần tiếp tục nghiên cứu để đơn giản hóa hơn các thủ tục. Chúng tôi cũng đã gợi ý để làm sao khi các ngân hàng cho vay đạt hiệu quả hơn và có sự liên kết của các mô hình tổ chức nông dân. Đối với những nông dân áp dụng công nghệ giống nhau, thay vì áp dụng cho từng người, thủ tục vay vốn các ngân hàng cũng hoàn toàn có thể áp dụng cho từng nhóm để giảm bớt thủ tục cho nông dân.
Bên cạnh đó, dự án này còn có cả các đơn vị quản lý địa phương ở các cấp cùng tham gia, nếu có trở ngại trong quá trình cho vay họ sẽ bàn với ngân hàng để giảm các thủ tục sao cho hiệu quả, nhưng vẫn phải đảm bảo tuân thủ theo các quy định an toàn vốn của ngân hàng.
Xin cảm ơn ông!
Theo Danviet
Cơ hội đầu tư cho vùng Tây Nguyên
Tại Đăk Lăk vừa diễn ra Chương trình "Gặp gỡ địa phương - Ngoại giao đoàn" năm 2016 khu vực Tây Nguyên, do Bộ Ngoại giao phối hợp Ban Chỉ đạo Tây Nguyên và UBND tỉnh Đăk Lăk tổ chức, với sự tham dự của gần 150 đại biểu là đại sứ, đại biện, đại diện các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam, cùng doanh nghiệp (DN)của 5 tỉnh Tây Nguyên.
ông dân huyện Lăk (tỉnh Đăk Lăk) chăm sóc vườn ca cao chuyên canh. Ảnh: Thiên Hương
Theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, vùng Tây Nguyên (gồm 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông và Lâm Đồng) là địa bàn chiến lược về kinh tế - xã hội và quốc phòng, có bề dày lịch sử với nền văn hóa phong phú, đa dạng, mang đậm bản sắc các dân tộc... "Do đó, Chương trình "Gặp gỡ địa phương - Ngoại giao đoàn" năm 2016 đã chọn khu vực Tây Nguyên nhằm tạo điều kiện để các địa phương quảng bá tiềm năng, thế mạnh và thiết lập mối quan hệ với các cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức quốc tế, DN nước ngoài tại Việt Nam. Đây sẽ là diễn đàn bổ ích để lãnh đạo và DN các tỉnh Tây Nguyên và bạn bè quốc tế kết nối, trao đổi kinh nghiệm phát triển và cơ hội hợp tác, qua đó góp phần vào sự phát triển bền vững của vùng, tăng cường tình hữu nghị và hợp tác cùng có lợi" - Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh.
Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Đăk Lăk - ông Y Phu Êban cho biết, những khó khăn về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực là nguyên nhân khiến Tây Nguyên phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, do đó hội nghị sẽ là kênh kết nối hiệu quả giữa các nhà đầu tư nước ngoài với DN địa phương, giúp Tây Nguyên trở thành điểm đến năng động trong mắt các nhà đầu tư.
Nhiều ý kiến tại chương trình cũng nhấn mạnh sự cần thiết của liên kết vùng trong phát triển kinh tế, đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cao nguồn nhân lực nhằm phát triển nông nghiệp công nghệ cao, gia tăng giá trị cho những loại nông sản có thế mạnh tại Tây Nguyên như cà phê, ca cao, hồ tiêu, bơ... cũng như đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch, văn hóa.
Theo Danviet
Thương lái "năn nỉ" nông dân giảm giá bán lúa Giá lúa gạo tai ĐBSCL tiếp tục rơt mạnh, khiến thương lái đang phai thương lương lai vơi nông dân vê gia hoăc bo coc. Vơi tinh hinh gia lua gao giam manh, thương lai đang thương lương lai hoăc bo coc. Trong anh, nông dân Tiền Giang đang cân lúa giao cho thương lái. Ông Nguyễn Văn Hải, một thương lái đang...