Cà phê ‘Lính’ bày kỷ vật thời chiến
Những vật dụng như ba lô, dép cao su, dù, vỏ đạn, dàn nghe băng cối… được hai người đàn ông lặn lội sưu tầm nhiều năm và trưng bày tại quán cà phê ở phố cổ Hà Nội.
Sau 5 tháng mở cửa, quán cà phê nằm khuất trên phố Hàng Buồm lại được khá đông khách đến tham quan. Đơn giản bởi quán cà phê mặt tiền rộng 2 mét này chứa đầy các vật dụng thời chiến.
Không phải là những người lính, thậm chí chưa một lần khoác áo lính nhưng hai người chủ quán, một là công nhân cơ khí, một là họa sĩ lại có thú sưu tầm vật dụng thời chiến, đặc biệt là những kỷ vật của bộ đội Việt Nam và lính Mỹ.
Để có được những món đồ độc đáo này, anh Lê Tuấn Nghĩa và Nguyễn Văn Phương đã phải lăn lội vào miền Trung, miền Nam suốt nhiều năm để tìm mua lại.
Chạy dọc quán là hai hàng bàn ghế ngồi được thiết kế lạ mắt. Vừa ngồi uống nước khách có thể tận mắt ngắm các kỷ vật trưng bày trong chiếc tủ cũng là mặt bàn được phủ kính, bố trí đèn.
Hệ thống âm thanh của quán cũng được sưu tầm mất rất nhiều năm, với bộ dàn nghe băng cối cổ hiệu Ampex của Mỹ. Khách sẽ được nghe các bản nhạc phát ra từ những chiếc băng dây còn khá chất lượng. Anh Phương cho biết, “mặc dù chỉ mất vài chục triệu để được sở hữu bộ âm thanh này nhưng nếu ai đó có trả tiền tỷ cũng không bán vì nó là vô giá, không thể tính được”.
Video đang HOT
Sau khi quán mở cửa một thời gian, nhiều người tình nguyện mang đến tặng lại các đồ vật thời chiến khiến cho các đồ vật trưng bày ở đây ngày càng phong phú.
Nhiều nhất là những vỏ đạn súng, quả bom bi, lựu đạn và một số vật dụng cá nhân.
Đặc biệt, có cả cuốn sách bằng tiếng Anh dạy lính Mỹ làm sao sống sót được khi một mình ở trong rừng hay ở những khu vực không thể liên lạc được với đồng đội.
Anh Phương kể, nhìn những chiếc ba lô, đôi dép cao su, bình tông đựng nước, mặt nạ phòng độc… nhiều người đã rưng rưng lệ.
Ông Dave Aitke, cựu binh Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam năm 1967-1968, đã tới quán và chia sẻ lên cuốn sổ lưu niệm những dòng cảm xúc.
Theo VNE
Gặp lại người nữ TNXP duy nhất sống sót trong vụ hang Khì
Hơn 46 năm đã trôi qua, nhưng bà Nguyễn Thị Toán (sinh năm 1945, ở thôn Bạch Xá, xã Hoàng Đông, huyện Duy Tiên) vẫn không quên được cái ngày mà quả bom định mệnh rơi vào cửa hang Khì, nơi mà cả tổ TNXP của bà đang trú ẩn khiến 32 người hi sinh.
Cũng như bao chàng trai cô gái khác, sinh ra và lớn lên khi đất nước đang trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, 17 tuổi bà Toán xung phong tham gia đội TNXP làm nhiệm vụ chiến đấu, lấp hố bom, san đường...bảo đảm cho xe tải vận chuyển vũ khí, lương thực vào cho miền Nam ruột thịt.
Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng nhất được Đảng và Nhà nước tặng bà Toán.
Gặp bà Toán ở nhà riêng nghe gợi mở về câu chuyện hơn 46 năm về trước, đôi mắt bà chợt đỏ hoe, thoáng một chút rùng mình khi nhớ đến sự kiện bi hùng đã qua.
Sau khi tham gia TNXP ở một số cứ điểm tại Hà Nam Ninh lúc bấy giờ, tháng 5/1965, tổ TNXP của bà Toán được cử vào thị trấn Hoàng Mai (Nghệ An). Thời điểm đó là lúc không quân Mỹ ném bom dữ dội cầu Đò Lèn (Thanh Hóa) vào cầu Cấm (Nghệ An), nên Hoàng Mai nơi có quốc lộ 1A và đường sắt Bắc Nam đi qua, là một trọng điểm đánh phá của máy bay Mỹ.
Bà Toán được phân công vào tổ 4 với 36 đồng chí (14 nam, 22 nữ) có nhiệm vụ khai thác đá để xây dựng đoạn đường vào ga Hoàng Mai và khắc phục kịp thời các sự cố trên tuyến đường sắt khi bom Mỹ đánh phá.
Sau khi kết thúc 2 đợt chống chiến tranh phá hoại miền Bắc của Mỹ, khu vực thị trấn Hoàng Mai có 250 bộ đội và TNXP hy sinh, hàng nghìn người bị thương. Trong đó có sự kiện đáng nhớ nhất là 33 thanh niên xung phong thuộc Tổ 4 lúc trú trong hang đã bị tên lửa của máy bay Mỹ ném trúng cửa hang, khiến 32 người hi sinh, chỉ còn bà Toán là người duy nhất sống sót và là nhân chứng lịch sử cho sự kiện bi hùng đó.
Bà nhớ lại: "Hồi bấy giờ, bom đạn ác liệt khiến nhiều tuyến đường chủ chốt bị bom phá tan nát, xe không thể lưu thông được. Tổ chúng tôi có nhiệm vụ khai thác đá ở Hoàng Mai khắc phục tắc đường, hỏng cầu khi bom Mỹ đánh phá để mở đường cho các đoàn xe vận chuyển người, lương thực, thuốc men chi viện cho miền Nam".
Nhớ lại ngày định mệnh xảy ra cách đây hơn 46 năm về trước bà cho biết, trong một lần đang cùng đồng đội san lấp hố bom ở gần hang Khì - Hoàng Mai (thuộc xã Quỳnh Thiện, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) thì máy bay địch bay sát tới ném bom dữ dội.
"Hôm đó khoảng gần 10 giờ sáng 28/4/1966 tổ tôi đang làm việc ở mỏ đá thì tổ trưởng ra lệnh và hướng dẫn mọi người chạy vào hang Khì ẩn nấp. Vừa chạy vào đến cửa hang thì máy bay địch nhào tới phóng ngay một quả tên lửa vào đúng miệng hang khiến tất cả 33 người trong đó có cả tôi bị vùi lấp trong lớp đất đá" - người nữ thanh niên xung phong năm xưa không kìm được xúc động mỗi khi nhắc đến chuyện cũ.
Bà Toán đang kể lại sự kiện ở Hang Khì khi bà tham gia TNXP ở Hoàng Mai cùng đồng đội.
Chỉ trong chớp mắt, khói lửa bao trùm mù mịt, trong hang lúc này chỉ còn tiếng rên, tiếng la hét vọng ra. Lực lượng cứu hộ chỉ có dụng cụ duy nhất là xẻng và cuốc chim đề giải cứu đồng đội. Cửa hang bị nhiều tảng đá, có tảng nặng cả tấn bịt kín. Bom Mỹ liên tục bắn phá trong ngày nên việc cứu hộ gặp rất nhiều khó khăn. Đến tận chiều tối khi có lực lượng chi viện, một lỗ cửa hang được cạy ra, mọi người ở ngoài chui vào thì thấy một cảnh tượng đau đớn, 33 thi thể nằm ngổn ngang, nhiều người bị đá đè, biến dạng không còn nhận ra hình dáng.
Tất cả các thi thể được đưa ra, đặt vào hòm dã chiến để mai táng. Do buổi sáng máy bay Mỹ ném bom rất ác liệt nên đội mai táng phải đợi đến đêm mới làm. Nhìn 33 chiếc quan tài nằm trải dài trên sườn đồi trong không gian tĩnh lặng, tang tóc, không ai cầm được nước mắt. Chôn cất được một số người thì đội mai táng dừng lại nghỉ uống nước, thì đúng lúc này mọi người nghe tiếng một người phát ra từ chiếc quan ài khiến mọi người bỏ chạy.
Bà Toán kể lại: "Lúc ấy, tôi tỉnh dậy, thấy người đau nhức toàn thân, cũng không biết mình nằm ở đâu, chỉ thấy khát nước, nên tôi mới gọi xin nước uống. Sau khi được đưa vao lán của đơn vị sơ cứu và chuyển về bệnh viện I Đường Sắt để chữa trị, tôi bị điên loạn mất mấy tháng vì tiếng bom đạn làm ảnh hưởng đến đầu và một phần cũng vì hoảng loạn, sợ hãi. Sau này lúc tôi bình phục mọi nghe mọi người kể là tôi nằm trong quan tài chuẩn bị được chôn cất thì mới tỉnh dậy...".
Câu chuyện về bà Toán - Người duy nhất sống sót diệu kỳ trong hang Khì bị vùi lấp suốt nhiều giờ khiến nhiều người nể phục. Bà đã sống sót và trở về với đời thường từ một tình huống đặc biệt trong.
Hơn 40 năm vượt qua nỗi đau mất mát đồng đội quá lớn. Vì bị thương nặng nên bà Toán sau khi điều trị đã được đưa về quê hương sinh sống với thương tật 4/4. Bà lập gia đình rồi cùng chồng con chăm lo làm ăn.
Mặc dù có đến 7 vết thương trên người, nhưng hàng ngày bà vẫn cùng con cái chăm lo làm ăn.
"Tuy trên người tôi có tới 7 vết thương chủ yếu do mảnh bom găm vào người, đôi lúc trái gió trở trời hay đau nhức nhưng nó nhắc tôi một điều rằng mình còn may mắn trở về với quê hương với gia đình. Tôi cũng đã vào Hoàng Mai một lần thăm lại nơi mà các đồng đội đã ngã xuống, thắp cho họ nén nhang tri ân", bà Toán tâm sự.
Từ sự kiện bi hùng này, Hang Khì được đặt tên là Hang Hỏa Tiễn, được Bộ Văn Hóa - Thể Thao - Du Lịch công nhận là Di tích quốc gia năm 2011, ghi dấu nơi hi sinh oanh liệt của 32 liệt sỹ thanh niên xung phong.
Theo Dantri
Tang lễ "vua voi" Ama Kông được tổ chức theo phong tục địa phương Trưa nay 3/11, theo thông cáo từ dòng họ Knul và dòng họ Ê-ban (thân quyến của "vua voi" Ama Kông), tang lễ của huyền thoại săn voi này sẽ được tổ chức trang trọng theo phong tục địa phương trong 4 ngày, không theo tôn giáo nào. Ngôi nhà sàn cổ tại Bản Đôn, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk - nơi...