Cà pháo nhuận tràng, tiêu đờm
Cà pháo là thức ăn phổ biến ở mọi miền nước ta. Tùy theo từng vùng miền mà cà pháo được chế biến thành nhiều món ăn rất đa dạng như ăn sống chấm với mắm tôm, muối xổi ăn tái, dầm tương hay muối nén, xào, kho…
Người dân Nhật Bản lại thích ăn món cà pháo muối xổi vì cho rằng sẽ ăn như vậy có ích cho tỳ vị, nước của cà ăn sống có công hiệu giải độc.
Cà pháo là thức ăn phổ biến ở nước ta.
Theo Đông y, cà pháo có vị ngọt tính hàn, có tác dụng nhuận tràng, lợi tiểu, trị thũng, tán huyết tiêu viêm, chỉ thống… được ứng dụng làm thức ăn vị thuốc chữa bệnh. Tuy vậy, cà pháo tính hàn, hơi độc do đó cần chú ý khi phối hợp với các thức ăn hàn, nên ăn kèm các gia vị có tính ôn như: tỏi, ớt, sả… người mới ốm dậy, sức khỏe kém, người bị bệnh tăng nhãn áp… không nên dùng. Dưới đây là một số bài thuốc điển hình:
Trị bệnh đường tiêu hóa, đại tiểu tiện ra máu: cà pháo già sao vàng, tán bột mịn, ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 8g.
Video đang HOT
Trị mụt nhọt, côn trùng đốt chống sưng, cầm đau nhức và không làm mủ: cà pháo tươi giã nát, cho vào một ít đường đắp vào vết thương.
Trị phụ nữ huyết hư, da vàng: cà pháo già bổ ra phơi trong bóng râm cho khô, rồi tán bột mịn, ngày uống 2 lần, mỗi lần 8g chiêu với rượu hâm nóng.
Trị bệnh ngoài da, xuất huyết chân răng, chín mé ở tay, nứt đầu vú: cà pháo đốt thành than, tán nhỏ lấy bôi vào chỗ đau.
Trị ho, viêm họng mạn tính: cà pháo tươi 50g, đun chín, thêm mật ong. Ngày ăn 2 lần.
Trị đau thắt lưng, đau dạ dày, đau răng; bế kinh: rễ cà pháo 15g, sắc uống trị chân tay nứt nẻ: cà pháo giã nát với lá lốt, lấy nước bôi hoặc dùng rễ và cả cây cà khô nấu nước ngâm rửa.
Trị nhọt lở loét: tai quả cà đun kỹ lấy nước uống.
ThS.BS. Phan Thị Hiền
Theo suckhoedoisong.vn
Ăn quả sấu có nóng không?
Quả sấu là loại quả đặc trưng của mùa hè. Vậy ăn quả sấu có nóng không, có nổi mụn không?
Ăn quả sấu có nóng không?
Sấu khi còn xanh có vị chua hơi chát, khi quả chín có vị chua, ngọt. Theo Đông y, loại quả này có tính mát, có công năng kiện vị sinh tân, tiêu thực chỉ khát, chỉ ho, tiêu đờm, sử dụng trị nhiều bệnh chứng như nhiệt miệng khô khát, ngứa cổ, đau họng, nôn do thai nghén, say rượu, nổi mẩn, sưng, lở ngứa...
Quả sấu có tính mát nên ăn quả sấu không bị nóng (Ảnh minh họa: Internet)
Sấu chín chứa rất nhiều giá trị dinh dưỡng, bao gồm: 80% nước, 1% acid hữu cơ, 1,3% protid, 8,2% glucid, 2,7% cellulose, 0,8% tro, 100mg% calcium, 44mg% phosphor, với sắt và 3mg% vitamin C.
Ai không nên ăn quả sấu hoặc uống nước sấu?
Nhưng ngươi mắc bệnh viêm loet da day ta trang thê đa toan nên tránh ăn sấu, vì loại quả này có vị chua. Bạn cũng không nên ăn sấu khi đang đói vì nó không những khiến bạn cồn cào trong bụng mà còn hại dạ dày.
Ngoài ra các đối tượng khác như trẻ dưới 12 tháng tuổi cũng nên hạn chế sử dụng loại quả này vì hệ tiêu hóa của những đối tượng này rất nhạy cảm, dễ bị tác động bởi tính axit trong sấu.
Nước sấu ngâm có chứa nhiều đường cũng không tốt cho người bệnh tiểu đường, béo phì, tim mạch và huyết áp.
Theo giadinhvietnam.com
Quả đào nhân - hoạt huyết, nhuận tràng Đào nhân là nhân quả chín cây đào [Prunus persica (L.) Batsch., họ hoa hồng (Rosaceae)]. Đào nhân chứa nhiều dầu béo; ngoài ra còn có amygdalin, men emulsin, cholin, tinh dầu. Đào nhân là nhân quả chín cây đào [Prunus persica (L.) Batsch., họ hoa hồng (Rosaceae)]. Đào nhân chứa nhiều dầu béo; ngoài ra còn có amygdalin, men emulsin, cholin, tinh...