Cà pháo muối xổi chuẩn vị Quảng Nam-ăn với cơm đến no bụng mà dạ vẫn còn thèm
Ngay khi dứt cuộc trò chuyện, tôi thông báo với má: “Cậu ở quê gửi cây nhà lá vườn, trong đó có cà pháo – chắc là làm được mấy lọ cà muối xổi, để dành ăn dần mùa dịch”.
Cậu ở quê gọi điện thoại bảo: “Cậu đóng thùng gửi mấy trái bí đỏ, dưa gang, cà pháo vườn nhà cho con đó. Nhớ chiều ra bến đón xe lấy”.
Công đoạn làm cà pháo muối xổi.
Chiều mưa, bến xe thành phố thưa người. Tôi khệ nệ với thùng hàng thực phẩm nặng cậu gửi lên cho cháu gái kẹt ở phố.
Đã nhiều lần nhận quà của cậu nhưng đợt quà này trông nặng hơn nhiều, có lẽ cậu hiểu ở phố những ngày này cách ly xã hội do dịch Covid-19, cháu hạn chế ra đường nên sẵn tiện gửi nhiều.
Mở từng bọc quà ra, trong đó ngoài những thực phẩm cậu thông báo tất nhiên không thể thiếu cà pháo còn có cả mấy trái dưa leo, khổ qua, ớt…
Nhà cậu ở quê vườn rộng, bên cạnh trồng các loại đậu, bắp, mướp, rau… vợ chồng cậu mợ còn tranh thủ vun thêm vài luống cà pháo để đến ngày thu hoạch mang đi bỏ chợ, một phần để cải thiện bữa ăn. Có lẽ do đất vườn tơi xốp, giàu dinh dưỡng nên rau quả nhà cậu nhiều.
Nhớ những lần về thăm cậu, được ăn cà pháo muối xổi, mon men hỏi mợ cách muối mà tôi cũng khá rành món này. Tỉ mẩn cắt bỏ cuống cà, bổ làm đôi. Sau đó đem ngâm cà vào nước muối pha loãng khoảng hai mươi phút rồi rửa lại bằng nước sôi để nguội.
Tiếp tục đem phơi nắng cho cà vừa héo, như vậy cà sẽ không bị đắng chát và loại bỏ được nhựa trong cà, sẽ ngon giòn hơn rất nhiều.
Video đang HOT
Các gia vị đi kèm để biến những quả cà nhỏ thành món muối xổi đúng điệu phải có đủ bộ như tỏi, riềng (hoặc gừng) giã thật nhỏ, ớt cắt lát, giấm, đường, nước mắm đều phải đúng liều lượng và được khuấy đều cho gia vị tan hết.
Sau đó sắp từng lớp cà vào lọ thủy tinh trước khi đổ toàn bộ gia vị sao cho ngập hết cà. Vài tiếng sau, cà thấm thía là có thể ăn được.
Cà pháo muối xổi như là một loại mắm, có thể ăn kèm với rau lang luộc, rau sống chuối chát, khế, dưa leo… So với các loại cải, dưa môn, dưa muối…. thì cà pháo muối xổi có vị rất riêng. Ai mới ăn lần đầu đều cảm thấy mùi ngai ngái nhưng nếu ăn thường xuyên lại xem nó như món “ruột”.
Đặc biệt theo kinh nghiệm dân gian, cà pháo vị ngọt, tính hàn, có tác dụng tán huyết, tiêu viêm, lợi tiểu, chữa nhuận tràng…
Mùa dịch, thực phẩm khan hiếm, bữa cơm gia đình chỉ cần một nồi cơm nóng xới lên rồi đơm ra từng chén, cứ thế ăn cùng với cà pháo muối đến no bụng mà dạ vẫn còn thèm.
Từng trái cà giòn giòn, hội tụ đủ hương vị mặn, ngọt, chua, cay, càng thương hơn đôi bàn tay gầy gò của cậu mợ cần mẫn chăm chút cho cây trái vườn nhà.
Đậm đà mà dân dã cùng cà pháo chua ngọt
Cà pháo, món ăn dân dã nhưng rất quen thuộc với mọi người. Và hôm nay, hướng dẫn bạn thực hiện món cà pháo chua ngọt thiệt là ngon.
1. Nguyên liệu
- 1 kg cà pháo,
- 1/2 kg muối,
- 1 củ riềng,
-,1 củ gừng,
- 200 g ớt xay,
- 1 củ tỏi,
- Đường cát, nước mắm.
2. Cách làm
- Cà pháo mua về gọt bỏ cuống, rửa sạch để ráo nước. Đun sôi khoảng 1 lít nước, cho muối vào hòa tan. Tỏi đập dập cho vào cùng.
- Cho cà pháo vào hũ thủy tinh, chế nước muối đã nguội vào ngập mặt cà, đậy kín nắp lại trong khoảng 7 ngày là được.
- Cà pháo sau khi ngâm lấy ra rửa lại với nước ấm, thái đôi để làm mắm cà.
- Gừng, riềng gọt vỏ, thái sợi. Cho 300 ml nước lọc, 1 thìa canh nước mắm, 200 g đường cát rồi đun sôi.
- Nước mắm đường để nguội, cho gừng, riềng, ớt xay vào trộn đều.
- Tiếp đến cho cà vào trộn thật đều.
- Cho cà vào lọ thủy tinh, đậy nắp kín lại trong khoảng 1 ngày cho thấm gia vị.
Cà pháo ngâm chua ngọt thường được ăn kèm với thịt luộc và cơm trắng, rất đậm đà. Món ngon này thường làm hao cơm lắm đó.
Chúc các bạn ngon miệng.
Mách bạn cách làm món đu đủ cà pháo muối xổi chống ngán ngày Tết Đu đủ cà pháo muối xổi là món ăn thích hợp để chống ngán cho những bữa cơm ngày Tết Nếu kết hợp với món đu đủ, cà pháo muối xổi chua chua cay cay giòn sựt sựt ăn kèm chống ngán lại ngon miệng hơn. Dịp Tết nhiều nhà thường ăn các món nhiều đạm, dầu mỡ như bánh chưng, giò chả...