Cá ông khủng mắc lưới ở giữa đầm Thị Nại
Một con cá ông ( cá voi) bị lạc vào vùng đầm Thị Nại và sa vào lưới của vợ chồng anh Tr.V.H. đang đánh cá giữa khuya.
Chiều 19/11, vợ chồng anh Tr.V.H. ở thôn Vinh Quang 2, xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định cho biết, khoảng 2h cùng ngày, trong lúc đánh bắt cá giữa đầm Thị Nại, gia đình anh bất ngờ phát hiện con cá lớn mắc vào lưới.
Nhiều người tìm đến sờ vào cá ông.
Do không biết là cá ông nên anh Tr.V.H. mang đến các khu chợ ở TP Quy Nhơn (Bình Định) bán. Nhiều người dân TP Quy Nhơn nhìn thấy và cho biết đó chính là cá ông và khuyên anh đem về địa phương để lo mai táng.
“ Tôi chưa bao giờ nghe thấy cá ông hết làm sao biết được, nên bắt được cá lớn thì mừng rỡ mang đi bán. Với lại cá quá nhỏ, lại bơi vào đầm Thị Nại rất khó để nhận biết được. Khi biết cá ông, tôi cùng vợ đã vội đưa cá về nhà rồi nhờ một số cao niên trong làng hướng dẫn, đưa cá ông đến Miễu Bà để mai táng …“, anh Hùng chia sẻ.
Cá ông bị mắc lưới dự kiến sẽ chôn cất vào ngày 20/11.
Qua quan sát, cá ông dài khoảng 1m, nặng trên 20kg, màu đen nhánh, bụng màu trắng, đuôi bẹp như đuôi tôm, bị một vết xước ở miệng, đã chết… Tại thời điểm cá ông chuẩn bị mai táng, có hàng trăm người đổ đến để thắp hương và hỗ trợ công sức, tiền của cho người phát hiện cá ông lo thủ tục mai táng.
Video đang HOT
Người dân nơi đây cho biết, trước đó 100 năm, có 1 con cá ông nặng trên 1 tạ bơi lạc vào đầm Thị Nại rồi chết, được dân làng đem mai táng chôn cất tại địa phương. Theo tục lệ của địa phương, người nào bắt gặp cá ông đầu tiên được cho là gặp điềm may mắn, những năm tới sẽ làm ăn phát đạt.
THANH HẢI
Theo vtc.vn
Ngôi đền lưu giữ hài cốt khổng lồ nổi tiếng nhất VN
Theo truyền thống tâm linh của ngư dân miền Nam, cá voi hay Cá Ông là con vật thiêng luôn phù hộ cho người đi biển. Nhiều đền thờ Cá Ông đã được xây dựng, là nơi lưu giữ hàng trăm bộ xương Cá Ông khổng lồ. Cùng điểm qua các đền thờ Cá Ông nổi tiếng nhất.
1. Nằm ở phường Phước Lộc, thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận, di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia Đình và vạn Phước Lộc là một nơi thờ Cá Ông được hình thành từ lâu đời do các thế hệ ngư dân người Việt đầu tiên đến Bình Thuận lập làng, mở ấp.
Công trình được chia thành hai phần là đình và vạn, trong đó đình là nơi thờ Hoàng Thành bổn xứ có công khai mở đất làng La Gi và vạn là nơi thờ Thần Ông Nam Hải (cá voi) của ngư dân địa phương.
Đình và vạn Phước Lộc được biết đến với bộ sưu tập xương Cá Ông rất lớn. Các bộ xương này được bảo quản bằng tủ kính có nhiều ngăn, có nguồn gốc từ các cá ông lụy bờ được an táng. Sau khi thịt mục rữa, xương được xử lý và đưa vào Vạn Phước Lộc để bảo quản và thờ tự.
Trải qua chiến tranh, đình và vạn Phước Lộc từng bị tàn phá nặng nề và chuyển dời vị trí nhưng những bộ xương cá ông vẫn được người dân bảo vệ bằng mọi giá. Theo lời của các bậc cao niên, bộ xương cá voi cổ nhất trong vạn Phước Lộc có tuổi đời khoảng 200 năm.
2. Tọa lạc tại đường Ngư Ông, phường Đức Thắng, TP Phan Thiết, dinh Vạn Thủy Tú (đình Vạn Thủy Tú) là một trong những địa điểm thờ Cá Ông (cá voi) lâu đời nhất Việt Nam. Theo các sử liệu, dinh được dựng vào năm 1762.
Dinh có quy mô không lớn, nhưng cách bài trí bên trong có nhiều điểm được coi là độc đáo. Hương án chính giữa dinh Vạn Thuỷ Tú thờ Nam Hải cự tộc Ngọc Lân tôn thần; bên trái thờ Thuỷ Long Thánh Phi nương nương tôn thần và bên phải thờ Thái Hiệu tiên sư tôn thần.
Đặc biệt, dinh Vạn Thủy Tú lưu giữ bộ xương cá voi được coi là lớn nhất Việt Nam. Bộ xương này có tuổi đời hơn 2 thế kỷ, dài đến 22 mét. Theo ước tính, khi còn sống Cá Ông phải nặng đến cả trăm tấn.
Ngoài ra, dinh có một phòng lưu trữ, bảo tồn chừng 600 bộ hài cốt của các "Ông", "Bà" và "Cậu", là những loài cá lớn như cá voi, cá heo..., được coi như những hải thần phò trợ, cứu mạng người đi biển theo quan niệm của ngư dân.
3. Được xây dựng vào năm 1820, đình Thắng Tam là ngôi đình cổ nổi tiếng bậc nhất TP Vũng Tàu. Đây là nơi thờ Thần Thành Hoàng Bổn Cảnh và các vị thần trong dân gian quan hệ tới nghề nghiệp, sản xuất của một bộ phận lớn cư dân địa phương từ xưa đến nay.
Trong khuôn viên đình có lăng Ông Nam Hải, được tạo dựng vào năm 1824. Lăng thờ Nam Hải Cự Tộc Ngọc Lân Chi Thần theo tục thờ Cá Ông, được vua Thiệu Trị, vua Tự Đức phong 3 đạo sắc vào những năm 1845, 1846, 1850.
Phía sau các bàn thờ trong chính điện lăng Ông là những bể lớn chứa xương Cá Ông, được thu thập suốt 1 thế kỷ qua ở Vũng Tàu. Trong đó, bàn thờ trung tâm là nơi đặt một bộ xương Cá Ông dài khoảng 18 mét, thuộc về một Cá Ông dạt vào bãi biển Tầm Dương cách đây hơn 100 năm.
Hai bên bàn thờ chính là các bàn Đông Hiến, Tây Hiến, thờ hàng chục bộ xương Cá Ông về sau này. Các bộ xương ở đây có đủ các kích cỡ, thuộc nhiều loài cá heo, cá voi khác nhau...
Theo kienthuc.net.vn
Khánh Hòa: Phát hiện xác cá voi nặng 2 tấn, dài 5m dạt vào bờ biển Một con cá Ông (cá voi) có trọng lượng nặng hơn 2 tấn, dài hơn 5m vừa mới trôi dạt vào bờ biển thuộc khu vực biển Tuần Lễ, xã Vạn Thọ, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa). Đại diện lãnh đạo UBND xã Vạn Thọ cho biết, chiều 18/6, người dân trên địa bàn vừa phát hiện một con cá voi có trọng...