Cá nước ngọt suy giảm nghiêm trọng trên toàn cầu, 1/3 nguy cơ tuyệt chủng
Theo nghiên cứu mới đây, cá nước ngọt đang bị đe dọa ở mức báo động, với khoảng 1/3 số loài có nguy cơ tuyệt chủng trên thế giới.
Số lượng cá nước ngọt giảm ở mức báo động – Ảnh: GETTY IMAGES
Những số liệu trên được tổng hợp trong báo cáo mang tên The World’s Forgotten Fishes (Những loài cá bị lãng quên trên thế giới). Đây là công trình tổng hợp lại những nghiên cứu phạm vi toàn cầu của 16 tổ chức uy tín trong lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên, bao gồm Tổ chức bảo tồn quốc tế (CI), Quỹ bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF), Tổ chức sách đỏ (IUCN)…
Theo đó, số lượng các quần thể cá nước ngọt trên toàn cầu đang “rơi tự do”. Các quần thể cá di cư giảm đến 76% kể từ năm 1970. Cá lớn, nặng hơn 30kg, bị xóa sổ ở hầu hết các con sông. Trên toàn cầu, số lượng cá cỡ lớn giảm 94%.
Ngoài ra, 1/3 số loài cá nước ngọt có nguy cơ diệt vong. Chỉ riêng trong năm 2021, 16 loài cá nước ngọt đã được đưa vào danh sách tuyệt chủng.
Video đang HOT
Theo nhóm nghiên cứu, các nguyên nhân rất đa dạng như ô nhiễm và phá vỡ hệ sinh thái, đánh bắt quá mức mang tính hủy diệt, sự du nhập của các loài ngoại lai, biến đổi khí hậu…
Ngoài ra, hầu hết các con sông trên thế giới hiện đã bị ngăn dòng lấy nước để tưới tiêu hoặc làm đập thủy điện, khiến dòng chảy tự nhiên của chúng bị gián đoạn, gây khó khăn cho cuộc sống của cá nước ngọt.
Các dòng sông ô nhiễm là một trong những nguyên nhân làm suy giảm số lượng cá nước ngọt – Ảnh: REUTERS
Báo cáo cho thấy đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái nước ngọt đang bị mất đi với tốc độ gấp đôi đại dương và rừng. Trích dẫn tài liệu của IUCN, báo cáo cho thấy trong hơn 10.000 loài cá được khảo sát thì có đến 30% có nguy cơ tuyệt chủng.
Trong khi đó, theo WWF, sông, hồ, vùng ngập nước dù chiếm chưa đến 1% tổng diện tích Trái đất nhưng lại là nơi cư ngụ của gần 1/4 loài động vật có xương sống và chiếm hơn một nửa loài cá của Trái đất.
Vì vậy, việc thay đổi hệ sinh thái không chỉ ảnh hưởng đến số lượng cá nước ngọt mà còn trực tiếp tác động đến đời sống của hơn 200 triệu người đang sống hoàn toàn dựa vào cá từ sông, suối, ao hồ như nguồn thực phẩm chính.
Tranh cãi về chi phí mua sữa đặc cho Tổng thống Brazil
Dư luận Brazil dấy lên làn sóng phản đối khi có tin chính phủ chi 2,9 triệu USD mua sữa đặc cho Tổng thống Bolsonaro.
Sau khi đắc cử năm 2018, Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro nổi tiếng vì thường xuyên dùng sữa đặc trong bữa sáng. Một hộp sữa đặc cỡ nắm tay có giá khoảng 0,8 USD.
Truyền thông Brazil dẫn số liệu từ Bộ Kinh tế nước này cho thấy chính phủ năm 2020 đã chi 15,6 triệu real (2,9 triệu USD) cho thức uống ưa thích của Tổng thống, đồng nghĩa với 7.200 lon sữa mỗi ngày.
Tuyên bố làm dấy lên làn sóng chỉ trích trong dư luận và phe đối lập nước này. "Những người chịu trách nhiệm phải bị trừng phạt", Ciro Gomes, chính trị gia cánh tả nổi tiếng Brazil, viết trên Twitter, yêu cầu Tòa án Tối cao điều tra "chi tiêu vô lý của Bolsonaro".
Tổng thống Brazil Bolsonaro uống nước ngọt. Ảnh: Reuters
Nữ nghị sĩ Samia Bomfim cho rằng người dân Brazil xứng đáng được biết 7.200 lon sữa được được tiêu thụ như thế nào mỗi ngày. "Gia đình tổng thống có dùng hết được số sữa này không?" bà nói.
"Với số tiền mà Bolsonaro mua sữa đặc, đã có thể mua 8.000 bình oxy cứu giúp người dân Brazil", nghị sĩ Marcelo Freixo nói, nhắc tới cuộc khủng hoảng Covid-19.
Ngoài khoản chi cho sữa đặc, chính quyền Bolsonaro còn được cho là chi hơn 406.000 USD mua kẹo cao su, 1,64 triệu USD cho sôcôla và 5,8 triệu USD cho đồ uống có ga trong năm ngoái.
Trang web kiểm tra dữ liệu Aos Fatos cho hay những con số trên do báo Metropoles đưa ra là khoản chi của chính phủ liên bang, không phải riêng tổng thống. 2,6 triệu USD trong số 2,9 triệu USD mua sữa đặc là khoản tiền mua sữa cho hàng chục nghìn nhân viên Bộ Quốc phòng.
Thomas Traumann, một chuyên gia truyền thông chính trị, dự đoán bê bối sữa đặc không thể "hạ bệ" Tổng thống Bolsonaro, nhưng nó cũng giáng đòn mạnh vào ông, người đang chịu áp lực vì hệ thống y tế sụp đổ.
Eduardo, con trai của Bolsonaro, đã bảo vệ bố trên Twitter, gọi sữa đặc là "loại thực phẩm giàu calo" không thể thiếu trong ẩm thực Brazil. Filipe Martins, một phụ tá của Tổng thống, đã chỉ trích những cáo buộc "ngu xuẩn và bất hợp pháp" nhằm vào Tổng thống.
Australia: Cá mập tấn công người trên sông Swan Ngày 14/1, một người đàn ông đã bị cá mập tấn công khi đang bơi trên khu vực sông Swan thuộc thành phố biển Perth của Australia. Mặc dù thành phố nổi tiếng với những chú cá mập ở ngoài khơi, nhưng đây là vụ cá mập tấn công người trên sông đầu tiên kể từ năm 1969. Theo giới chức địa phương,...