Cả nước đã ghi nhận 2 trường hợp tử vong do bệnh sởi
Ngày 15-4, theo báo cáo về tình hình dịch bệnh của Sở Y tế Hà Nội, trong tuần (từ ngày 8 đến 14-4), trên địa bàn thành phố ghi nhận thêm 89 trường hợp mắc sởi. Như vậy, từ đầu năm đến nay, thành phố đã ghi nhận 805 trường hợp mắc sởi, chưa có trường hợp nào tử vong.
Ảnh minh họa
Các quận, huyện có số ca mắc sởi cao là Hoàng Mai, Nam Từ Liêm, Thanh Xuân, Hà Đông, Thanh Trì, Đống Đa. Không riêng Hà Nội, trong thời gian qua, dịch bệnh sởi tiếp tục có xu hướng gia tăng trong cả nước, đặc biệt là tại các tỉnh, thành phố phía Nam. Cụ thể, tuần qua, thành phố Hồ Chí Minh đã ghi nhận thêm 181 trường hợp mắc sởi.
Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, hiện cả nước đã ghi nhận gần 15.000 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, trong đó có khoảng 2.000 trường hợp dương tính với sởi và 2 trường hợp tử vong. Theo nhận định, dịch bệnh sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới do còn nhiều phụ huynh chưa cho con em đi tiêm chủng đầy đủ vắc xin phòng bệnh sởi. Ngoài ra, lịch tiêm vắc xin sởi là khi trẻ đủ 9 tháng tuổi, vì vậy, những trẻ chưa đến 9 tháng tuổi sẽ có nguy cơ mắc bệnh này.
Video đang HOT
Theo hanoimoi
Giám đốc Sở Y tế TP.HCM: Dịch sởi bùng phát là hậu quả việc không tiêm vắc-xin
Ông Nguyễn Tấn Bỉnh khẳng định như trên trong cuộc họp KTXH TP.HCM vào chiều 4/4. Cũng theo ông TP sẽ tổ chức "tiêm vét" để nâng tỷ lệ trẻ được tiêm chủng đầy đủ lên cao hơn.
Gi ám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Tấn Bỉnh.
Tại cuộc họp, đề cập đến tình hình dịch bệnh tại TP Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Tấn Bỉnh cho biết từ tháng 8/2018 dịch sởi tăng rất cao trên phạm vi cả nước, trong đó có TP.HCM.
Ông khẳng định đây là hậu quả của những trường hợp không tiêm vắc-xin, tiêm không đầy đủ trong những năm vừa qua.
Theo ông hàng năm ngành y tế chỉ tiêm chủng được khoảng 95% số trẻ trong độ tuổi. Với TP.HCM 5% tương đương 5.000 trẻ, và dồn lại trong 5 năm sẽ là từ 20.000 - 25.000 trẻ không được tiêm.
"Những trường hợp này sẽ bùng phát theo chu kỳ 5 năm" - ông nói.
Cũng theo ông, một nguyên nhân khác làm dịch tăng cao là do một số người dân nhập cư trước đây chưa được tiêm chủng, hoặc sống ở vùng không có dịch sởi.
Ngoài ra những phụ nữ có độ tuổi 25 (khi chưa được tiêm chủng tốt) sinh con vào thời điểm này cũng khiến trẻ có nguy cơ cao vì con không có được miễn dịch thụ động từ mẹ trong 6-9 tháng đầu đời.
Trước tình hình dịch sở bùng phát, từ tháng 10/2018 Bộ Y tế đã yêu cầu các Sở Y tế kiểm tra và tiêm vét. Qua thống kê thành phố nhận thấy "đúng như những gì dự đoán" khi tình hình tiêm chủng rất thấp, chỉ đạt từ 65-70%.
Khi Sở vào cuộc quyết liệt, đến cuối tháng 3 tỷ lệ này đã đạt 85% và dự kiến tới cuối tháng 4/2019 sẽ đạt 95%. Nếu có thống kê tốt từ cơ sở, Sở kỳ vọng tỷ lệ này có thể ở mức 97-98% trong những tháng tiếp theo.
"Tất cả các trường hợp bị sởi là do không tiêm chủng hoặc có lịch sử tiêm không rõ ràng" - ông nhấn mạnh.
Rút kinh nghiệm những năm trước, năm nay TP đã điều tra lại (bao gồm cả các trường hợp nhập cư) thông qua sổ khám sức khỏe tại các trường tiểu học, mẫu giáo, mần non. Tới đây Sở sẽ thực hiện tiêm vét để tránh tình trạng dịch sởi bùng phát như năm trước.
Nhờ những biện pháp này, số ca bị sởi trong tháng 3/2019 đã giảm một nửa so với tháng 2.
Theo thống kê , từ năm 2018 đến hết tháng 2/2019, TP.HCM có 4.327 ca sởi, trong đó chỉ riêng 2 tháng đầu năm 2019 có hơn 2.600 ca. Bệnh sởi được ghi nhận xuất hiện ở 285/319 phường - xã và số ca sởi tăng cao tại những quận, huyện giáp ranh các tỉnh và có khu công nghiệp.
Theo infonet
Dịch sởi bùng phát ở Mỹ, số ca mắc lớn thứ hai trong gần 20 năm Ngày 1/4, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh của Mỹ (CDC) cho biết, đã có 387 trường hợp mắc bệnh sởi được ghi nhận ở Mỹ tính từ ngày 1/1 đến ngày 28/3, mức cao thứ hai kể từ khi quốc gia này tuyên bố xóa xổ được bệnh sởi vào năm 2000. Năm 2014, số người mắc bệnh sởi...