Cả nước đã có hơn 38.700 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng
Thông tin từ Cục Y tế dự phòng cho biết, từ đầu năm 2020 đến nay, Việt Nam ghi nhận 38.704 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng tại 63 tỉnh, thành phố. Số mắc tay chân miệng chủ yếu ở trẻ dưới 10 tuổi.
Ảnh minh họa
Ngày 13/10, thông tin từ Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, tính từ đầu năm 2020 đến nay, cả nước ghi nhận 38.704 trường hợp mắc tay chân miệng tại 63 tỉnh, thành phố. Hiện chưa có trường hợp tử vong.
Số ca mắc tay chân miệng chủ yếu gặp ở trẻ nam (chiếm 60%), trẻ nữ chiếm 40% tổng số mắc. Số mắc tay chân miệng chủ yếu ở trẻ dưới 10 tuổi (chiếm 98,5%), trong đó hay gặp ở nhóm từ 1-5 tuổi, tuổi trẻ đi nhà trẻ và mẫu giáo (chiếm 84%) và dưới 1 tuổi (chiếm 18%).
Theo báo cáo của hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, trong số 38.704 ca mắc có có 20.536 trường hợp nhập viện. So với cùng kỳ năm 2019 (61.226), số mắc cả nước giảm 36,3%, số trường hợp nhập viện giảm 31,4%, so với cùng kỳ giai đoạn 2013 – 2017, số nhập viện giảm 57,6%.
Video đang HOT
Số ca mắc chủ yếu ghi nhận ở khu vực miền Nam 21.054 trường hợp (chiếm 54,4%), miền Bắc 12.671 trường hợp (chiếm 32,7%) miền Trung 4.007 trường hợp (chiếm 10,4%) và Tây Nguyên 972 trường hợp (chiếm 2,5%). Đặc biệt, tại một số tỉnh, thành phố như TP. HCM, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Khánh Hòa ghi nhận số ca mắc gia tăng nhanh trong các tuần gần đây.
Năm 2020, dịch bệnh tay chân miệng bắt đầu gia tăng sớm hơn mọi năm vào tháng 6 – 7, số mắc cao vào tháng 8; các tuần đầu tháng 9 hiện đang có xu hướng chững lại, trong 2 tuần cuối tháng 9, số mắc tăng nhanh (trung bình trên 3.500 trường hợp mắc/ tuần, tăng nhanh ở cả 4 khu vực, chủ yếu khu vực miền Nam). Tuy nhiên, hiện đang vào năm học mới, các em học sinh đến trường, dự báo số mắc sẽ gia tăng tại các tỉnh, thành phố trọng điểm.
Theo các bác sĩ, bệnh tay chân miệng là bệnh có thể dễ dàng lây qua đường tiêu hóa hay tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ các bọng nước, phân, nước bọt hay dịch tiết mũi họng. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào nhưng phổ biến nhất là trẻ dưới 5 tuổi.
Bệnh tay chân miệng có thể xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào trong năm. Trong đó, thời điểm từ tháng 3-5 và từ tháng 9-12, số ca trẻ em nhiễm tay chân miệng có xu hướng tăng rõ rệt. Trẻ mắc bệnh tay chân miệng ở giai đoạn đầu sẽ xuất hiện các triệu chứng, như: sốt, mệt mỏi, đau họng nhẹ, kém ăn…Tuy nhiên, các triệu chứng này lại dễ nhầm lẫn với bệnh viêm da bóng nước do nhiễm khuẩn, nhiễm virus hay bệnh thủy đậu.
Trong 1 đến 2 ngày đầu nhiễm bệnh, bệnh tay chân miệng sẽ xuất hiện những nốt ban hồng có đường kính khoảng vài mm, nổi trên bề mặt da. Sau đó, nốt ban này sẽ trở thành bóng nước. Các vết loét phía trong miệng, trên đầu lưỡi, vòm miệng, lợi có thể bị lở loét, gây đau đớn mỗi khi nuốt. Ngoài ra, các vết loét cũng có thể xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông…
Nhieu trẻ co dau hieu nhung nhieu trẻ cung khong ro dau hieu nen phu huynh khong phat hien. Đang noi, co nhieu trẻ bi bien chung viêm não, viêm màng não, than kinh. So ca bi bien chung do tay chân miệng nam nay nhieu hon so voi cac nam khac.
Bộ Y tế khuyến cáo khuyến cáo người dân cần rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.
Bên cạnh đó, thực hiện tốt vệ sinh ăn uống ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.
Đồng thời, thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất rửa tẩy thông thường. Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
Ngoài ra, sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh. Nếu thấy trẻ nổi các nốt ở tay, chân, miệng, phụ huynh cần theo dõi sát. Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.
Xuất hiện 6 ca tay chân miệng tại một trường mầm non
Ngày 12/10, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh (HCDC) cho biết vừa xuất hiện 6 ca tay chân miệng tại Trường Mầm non phường 5 (quận 11).
Ban giám hiệu nhà trường đã triển khai những phương pháp để giám sát phòng chống dịch tay chân miệng ngay từ khi xuất hiện những ca bệnh đầu tiên.
Trước khi nhận trẻ vào lớp, nhà trường tổ chức đo nhiệt độ, cho trẻ rửa tay và kết hợp cùng Trạm Y tế, Trung tâm Y tế thực hiện khám sàng lọc bệnh tay chân miệng. Lớp học, đồ chơi của trẻ cũng được lau chùi sạch sẽ mỗi ngày bằng dung dịch khử khuẩn để đem lại sự an toàn cho trẻ khi sinh hoạt và vui chơi.
Trẻ được dạy rửa tay sạch sẽ
Cô Võ Thị Hồng Thuỷ, Hiệu trưởng Trường Mầm non Phường 5 cho biết, vào mỗi buổi sáng các cô đón trẻ thì tầm soát trẻ nhằm phát hiện những trẻ có dấu hiệu nghi ngờ sẽ liên lạc với phụ huynh đến cho trẻ đi khám. Sau đó, phụ huynh báo lại kết quả khám cho các cô để các cô nắm được bé có bị bệnh tay chân miệng hay không, từ đó có biện pháp phòng dịch ở lớp học. Bên cạnh đó, trường cũng áp dụng các biện pháp để phòng tránh tay chân miệng như hạn chế cho trẻ ra sân trong những đợt cao điểm như hiện nay; buổi trưa khi trẻ ăn thì cho trẻ ngồi giãn cách, còn khi ngủ cho trẻ nằm đối đầu với nhau.
Ngoài những cách trên, mỗi một lớp cũng có một góc tuyên truyền về bệnh tay chân miệng hướng dẫn ngắn gọn, dễ hiểu kèm những hình ảnh minh hoạ để phụ huynh xem và thực hiện cho đúng.
Trước tình hình bệnh tay chân miệng bước vào mùa cao điểm, HCDC đã kết hợp cùng Trung tâm Y tế quận 11 thực hiện giám sát công tác phòng chống bệnh tay chân miệng tại các trường mầm non trên địa bàn quận. Tính đến hết tuần 40, quận 11 báo về HCDC có 152 ca tay chân miệng, tăng hơn 150% so với trung bình 4 tuần trước, đứng thứ 17 toàn thành phố. Quận 11 cũng đã ghi nhận các chùm ca bệnh tay chân miệng trong trường học.
Trẻ ăn chung bát dễ mắc tay chân miệng Thời tiết mùa hè cùng việc học sinh quay trở lại trường là các yếu tố khiến nhiều bệnh truyền nhiễm có nguy cơ phát triển. Trung tâm Y học Lâm sàng Các bệnh nhiệt đới trẻ em, Bệnh viện Nhi Trung ương, đang tiếp nhận và điều trị cho 2 bệnh nhân mắc bệnh tay chân miệng nặng, đều ở thành phố...