Cả nước còn hơn 2.600 F0 nặng, trong đó 2.232 bệnh nhân phải thở oxy
Bộ Y tế cho biết, số bệnh nhân COVID-19 nặng đang điều trị là 2.649 ca, trong đó 2.232 bệnh nhân phải thở oxy.
Bộ Y tế cho biết số lượng bệnh nhân phải thở ô xy qua mặt nạ: 1.934 ca; thở ô xy dòng cao HFNC: 298 ca; thở máy không xâm lấn: 106 ca; thở máy xâm lấn: 294 ca; ECMO: 17 ca.
Trung bình số bệnh nhân tử vong trong 7 ngày qua là 86 ca. Việt Nam ghi nhận tổng số ca tử vong do COVID-19 tính đến nay là 38.862 ca, chiếm tỷ lệ 1,6% so với tổng số ca nhiễm.
Như vậy, tổng số ca COVID-19 tử vong của nước ta xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ. Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 129/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 24/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Điều trị bệnh nhân COVID-19. (Ảnh: Bộ Y tế)
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 2.484.481 ca nhiễm, đứng thứ 34/225 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 2.477.326 ca, trong đó có 2.216.122 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Thông tin từ Bộ Y tế, tổng số liều vaccine phòng COVID-19 đã được tiêm là 185.254.387 liều. Trong đó, tiêm mũi 1 là 79.203.047 liều, tiêm mũi 2 là 74.674.139 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 liều cơ bản) là 31.377.201 liều.
Bộ Y tế sẽ tiếp tục chỉ đạo các tỉnh, thành phố tổ chức triển khai chiến dịch tiêm chủng mùa Xuân trên địa bàn đảm bảo hiệu quả và an toàn, tiêm chủng theo đúng số lượng vaccine phòng COVID-19 đã được cấp, không được để lãng phí vaccine.
Ảnh: Bệnh viện dã chiến điều trị COVID-19 lớn nhất Hà Nội trước ngày hoạt động
Bệnh viện với quy mô 500 giường sẽ được khánh thành vào 1/9 để tiếp nhận, điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng và nguy kịch.
Video đang HOT
Sau hơn một tháng xây dựng, Bệnh viện điều trị người bệnh mắc COVID-19 nặng và nguy kịch tại quận Hoàng Mai, Hà Nội, đang được hoàn thiện những công đoạn cuối cùng để đưa vào sử dụng.
Đây được coi là một trong những cơ sở hiện đại nhất Việt Nam để điều trị bệnh nhân mắc COVID-19. Bệnh viện được chia thành 3 khu: Khu xanh là văn phòng hành chính; khu vàng là các dãy ký túc xá, nhà ăn, xét nghiệm, kho vật tư thiết bị y tế và khu đỏ là nơi điều trị.
Khu hành chính sẽ chỉ huy mọi hoạt động của bệnh viện. Bệnh viện sẽ được chia ra gồm khu chỉ huy chuyên môn và khu chỉ huy hành chính.
Khu điều trị gồm 500 giường bệnh gồm các khối nhà: Khối VIP gồm 9 giường bệnh, các khối nhà 20 giường dùng để điều trị bệnh nhân nặng và nguy kịch, các khối nhà 38 giường dùng để điều trị bệnh nhân có diễn biến nhẹ hơn.
Đến nay toàn bộ các đơn nguyên của dự án đã sẵn sàng để lắp đặt trang thiết bị y tế. Một số khu vực đã được lắp đặt đầy đủ trang thiết bị như: Hệ thống vách ngăn, hệ thống cung cấp oxy, camera theo dõi, máy thở, máy lọc không khí cùng nhiều loại máy móc khác.
Các máy thở được cung cấp đầy đủ cho mỗi giường bệnh.
Tất cả các phòng bệnh đều lắp hệ thống camera để kịp thời theo dõi diễn biến của bệnh nhân. Bệnh viện sẽ được điều hành, theo dõi và hội chẩn từ xa.
Đây là bệnh viện đi đầu tại Việt Nam trong áp dụng hệ thống điều hòa không khí cho phòng điều trị bệnh nhân COVID-19. Theo đại diện chủ đầu tư, giải pháp được áp dụng là thông gió một chiều để hạn chế phát tán virus và chống lây nhiễm chéo. Ngay đầu giường bệnh sẽ có hệ thống hút khí thải từ bệnh nhân. Một màng lọc chuyên dụng được đặt tại lỗ hút khí để giữ lại virus và sau đó tia cực tím sẽ xử lý số virus này.
Một hệ thống khác gồm 360 máy lọc không khí chuyên dụng cũng được lắp đặt để phân hủy, ức chế nấm mốc và vô hiệu các loại virus đến 99%.
Các con đường xung quanh bệnh viện đều được phân luồng "sạch" và "không sạch", tương ứng với khu vực có nguy cơ cao và nguy cơ thấp hơn. Ngoài ra, bệnh viện còn có vùng đệm gồm 69 nhà tắm khử khuẩn và nhiều không gian xanh. Những người ra vào khu điều trị cũng phải qua các bước khử khuẩn đúng quy định.
Bệnh viện đang trong quá trình hoàn tất, lắp đặt các giường theo tiêu chuẩn điều trị hồi sức tích cực, cùng hệ thống chẩn đoán hình ảnh như hệ thống CT, siêu âm, phòng mổ... để đưa vào sử dụng trong giai đoạn đầu.
Khu vực xét nghiệm đang được hoàn thiện những công đoạn cuối để khớp nối hệ thống.
Tháp chứa oxy hóa lỏng có dung tích khoảng 16 m3 đảm bảo cung cấp cho toàn bộ bệnh nhân. Theo đại diện Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, khi bệnh viện đạt tối đa công suất giường bệnh, dự kiến mỗi tháp này sẽ đủ cung cấp trong khoảng 2 ngày.
Theo đại diện chủ đầu tư, hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện đạt tiêu chuẩn đầu ra ở kênh A theo Tiêu chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải y tế. Hệ thống này được vận hành và cảnh báo tự động thông qua smartphone, tránh việc sai số, giảm độc hại cho người vận hành.
Các công nhân thi công 3 ca liên tục mỗi ngày để đảm bảo tiến độ dự án. Họ sẽ được áp dụng quy trình "một cung đường, hai điểm đến" để đảm bảo hạn chế tiếp xúc, tránh nguy cơ lây nhiễm virus SARS-CoV-2.
Khi đi vào hoạt động, sẽ có khoảng 1.000 nhân viên y tế làm việc tại đây với gần 300 bác sĩ và khoảng 700 điều dưỡng.
Bệnh viện nằm biệt lập với khu dân cư để đảm bảo an toàn. Hiện, lối vào duy nhất của bệnh viện là khu vực ngõ 587 Tam Trinh với mặt đường nhỏ, hẹp. Trong khi đó, một con đường khoảng 4 làn xe đang được chính quyền quận Hoàng Mai đẩy nhanh GPMB và thi công để mở thêm luồng vào bệnh viện.
Đến chiều 29/8, dự án đã hoàn thành khoảng 95% khối lượng thi công. Dự kiến ngày 1/9, bệnh viện được khánh thành và sau đó 3 ngày sẽ bắt đầu tiếp nhận bệnh nhân COVID-19 tại Hà Nội cùng 5 tỉnh lân cận.
Quảng Ngãi thành lập đơn nguyên điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng Tổ hỗ trợ công tác phòng, chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế tại Quảng Ngãi (gọi tắt là Tổ hỗ trợ) vừa đề xuất tỉnh Quảng Ngãi thành lập đơn nguyên điều trị bệnh nhân COVID-19 mức độ nặng với quy mô 20 giường bệnh. Phun thuốc tiêu độc, khử trùng tại khu vực dân cư có trường hợp dương tính với...