Cả nước còn gần 154.000 hộ dân chưa được tiếp cận điện
Cả nước có khoảng 153.911 hộ dân, chiếm tỷ lệ 0,74% chưa có điện; 717.352 hộ dân có điện nhưng cấp điện không ổn định, liên tục…
Báo cáo về tình tình cấp điện miền núi, nông thôn và hải đảo giai đoạn 2016 -2020, Bộ Công Thương cho biết, tỷ lệ các hộ gia đình có điện tăng từ 2,5% vào năm 1975 lên tới 96% vào năm 2009 và 99,53% vào năm 2019 bao gồm cả thành thị và nông thôn. Việt Nam đã thành công trong việc cung cấp điện cho hơn 17 triệu hộ dân nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.
Ảnh minh hoạ.
Tại khu vực nông thôn tỷ lệ số hộ dân được sử dụng điện tính đến 31/12/2019 đạt 99,26%; chỉ còn khoảng 0,74% số hộ dân nông thôn chưa được tiếp cận điện.
Quyết định số 1740/QĐ-TTg ngày 13 tháng 12 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo giai đoạn 2016 – 2020 có thể được xem là chặng đường cuối cùng cho Chương trình điện khí hóa nông thôn của Việt Nam.
Video đang HOT
Giai đoạn 2016-2020, huy động vốn ngân sách trung ương cho Chương trình là 4.743 tỷ đồng cùng với vốn đối ứng của các chủ đầu tư, Chương trình đã đạt được những kết quả đáng khích lệ: cấp điện cho 17/17 xã đạt 100%; Số hộ dân được cấp điện là 204.737 hộ dân, cấp điện cho 5 đảo (Đảo Lý Sơn; Bạch Long Vỹ; Nhơn Châu; Cù Lao Chàm; đảo Trần và Cái Chiên).
Giai đoạn 2021-2025, Chương trình sẽ triển khai cấp điện cho khoảng 871.263 hộ dân (trong đó, khoảng 153.911 hộ dân, chiếm tỷ lệ 0,74% chưa có điện; 717.352 hộ dân có điện nhưng cấp điện không ổn định, liên tục) của 6.811 thôn bản trên địa bàn 2.197 xã.
Đề xuất bổ sung cấp điện lưới quốc gia hoặc các nguồn điện năng lượng tái tạo cho các đảo còn lại: Đảo Cồn Cỏ tỉnh Quảng Trị; Thổ Chu, An Sơn và Nam Du tỉnh Kiên Giang; Các thôn đảo: Ninh Tân, Ninh Đảo, Điệp Sơn, Bích Đầm tỉnh Khánh Hòa; cấp điện lưới cho Côn Đảo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An cho biết, mục tiêu mở rộng tiếp cận điện năng cho các hộ chưa có điện là một thách thức lớn đặt ra cho giai đoạn tới và cần được ưu tiên triển khai ngay sau khi huy động được nguồn lực tài chính. Thách thức là phải xác định được cách thức thích hợp nhất để cung cấp điện cho các hộ còn lại vì hầu hết là ở các vùng sâu vùng xa miền núi, hải đảo, khả năng cấp điện từ lưới điện quốc gia sẽ có suất đầu tư lớn.
Theo ông An, cần cân nhắc thúc đẩy giải pháp cấp điện bằng nguồn năng lượng tái tạo do thời gian gần đây, chi phí của trang thiết bị năng lượng tái tạo đã giảm đáng kể.
Bão Vamco đổ bộ Quảng Bình - Thừa Thiên-Huế, miền Trung mưa lớn
6h sáng 15/11, Bão số 13 Vamco tiến vào vùng biển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế, mạnh cấp 8 - 9, các tỉnh Trung Trung Bộ đang mưa lớn.
Theo trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, lúc 6h sáng nay (15/11), tâm bão số 13 nằm ngay trên vùng biển các tỉnh từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế với sức gió mạnh nhất cấp 8-9 (60-90km/h), giật cấp 11.
Do ảnh hưởng của bão số 13, tại đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đã có gió mạnh cấp 9, giật cấp 11, ở đảo Cồn Cỏ có gió mạnh cấp 7, giật cấp 10; trên đất liền ven biển Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng có gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 9-10. Ở các tỉnh Trung Trung Bộ đã có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến 100-150mm.
Bão đã làm nhiều cây cổ thụ ở TP Huế bật gốc.
Dự báo bão số 13 trong các giờ tiếp theo di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ khoảng 15km/h và đi vào đất liền các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Đến 16h ngày 15/11, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 17,2 độ Vĩ Bắc; 106,0 độ Kinh Đông, trên khu vực Thượng Lào. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 8.
Trong 12 đến 24h tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km, đi sâu vào đất liền và suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực Thái Lan.
Theo dự báo, cơn bão số 13 có sức gió mạnh nhất: Cấp 8-9 (60-90km/h), giật cấp 11 theo hướng Tây tây bắc, vận tốc 15 km/h và sẽ đi vào đất liền các tỉnh, thành từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế.
Tại huyện Quảng Điền, Thừa Thiên - Huế, từ 23h đêm 14/11 đến 5h30 sáng nay (15/11), gió rất mạnh, mưa lớn.
Bão đi qua hàng loạt xe máy của người dân đổ la liệt bên vệ đường.
Sáng nay, mực nước trên sông Thạch Hãn (Quảng Trị), sông Bồ (Thừa Thiên - Huế) sẽ lên, mực nước trên sông Hương tiếp tục lên, các sông Quảng Nam xuống chậm.
Theo dự báo, trưa nay (15/11), mực nước trên sông Bồ tại Phú Ốc sẽ lên mức 4,0 m, dưới BĐ3 0,5 m; sông Hương tại Kim Long lên mức 2,8 m, dưới BĐ3 0,7 m. Đến sáng sớm mai (16/11), mực nước tại Kim Long xuống mức 2,6 m, trên BĐ2 0,6 m; sông Thạch Hãn tại Thạch Hãn lên mức BĐ1, còn các sông Quảng Nam dao động ở mức BĐ1 và trên BĐ1.
Bão số 13 cách Đà Nẵng 70 km, các địa phương đang tích cực ứng phó Do ảnh hưởng của bão số 13, tại đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đã có gió mạnh cấp 9, giật cấp 11, ở đảo Cồn Cỏ có gió mạnh cấp 7, giật cấp 10; trên đất liền ven biển Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng có gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 9-10. Ở các tỉnh Trung Trung Bộ đã có mưa to đến...